Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
cherimi
Xem chi tiết
viet le
Xem chi tiết
Vân Trương
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 3 2023 lúc 21:32

Gợi ý cho em đoạn văn của chị: 

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh. Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ 

_mingnguyet.hoc24_ 

Teru
Xem chi tiết
Minh Hiếu
19 tháng 3 2022 lúc 5:12

Tham khảo:

  Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Ôi! (Thán từ) Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi, người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Phải chăng bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ? (Câu nghi vấn). Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 9 2017 lúc 7:25

“Mùa xuân nho nhỏ” là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung. Khao khát đó cháy bỏng, tự nhiên và thuần phác khi nhà thơ lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên giản dị để diễn tả:

Ta làm con chim hótTa làm một nhành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyến

Làm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời. Đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời – Thanh Hải!

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 1 2019 lúc 12:07

"Mùa xuân nho nhỏ" là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung. Khao khát đó cháy bỏng, tự nhiên và thuần phác khi nhà thơ lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên giản dị để diễn tả:

Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Làm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời. Đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời - Thanh Hải!

Nguyễn Hải Yến
Xem chi tiết
Băng Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 9 2018 lúc 11:42

Khổ thơ đầu bài sang thu vừa giản dị gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển giao mùa. Nhà thơ nhận ra tín hiệu thu sang trong ngọn gió thu mang theo luồng hương ổi chín ngào ngạt khiến tác giả phải thốt lên: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Như một sự phát hiện tạo ra thú vị và bất ngờ cho tác giả, đó cũng là cách tác giả muốn thu hút sự tập trung của mọi giác quan để cảm nhận hết vẻ đẹp mùa thu. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” bắt lấy được cái hồn của thời gian, thời gian tưởng như vô hình bây giờ hiện hữu thành hình ảnh làn sương thu mỏng manh, chảy trôi chầm chậm như còn lưu luyến, quấn quýt những con ngõ nhỏ. Chính điều đó khiến tác giả cũng mơ hồ “hình như” gợi cảm xúc tác giả về bước chuyển mùa đầy bâng khuâng, xao xuyến. Khổ thơ đầu thật đẹp gợi lên được những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa.