Những câu hỏi liên quan
Hắc Tuyết Lệ
Xem chi tiết

Bính boong…. Đồng hồ điểm đúng 9 tiếng cũng là lúc em hoàn thành bài tập cô giao. Vươn vai, em thấy mình thật thoải mái. Bỗng vẳng từ đâu lại giọng hát quen thuộc. Em vội lao xuống phòng khách. Ôi thích quá, nhóm nhạc yêu thích của em - Jonas Brother- đang biểu diễn.

Sân khấu hôm nay thật hoành tráng, những ánh đèn màu liên tục chớp nhoáng, khán giả ngồi chật ních khán đài. Khi nhóm nhạc vừa bước ra sân khấu, tiếng vỗ tay nổi lên như sấm dậy. Vẫn những khuôn mặt quen thuộc. Anh Joe- giọng ca chính cuả nhóm thật nổi bật với chiếc áo thun đen, bên ngoài là áo khoác trắng. Anh Nick cũng không kém phần: chiếc áo ba lỗ xám với chiếc áo xám cùng màu. Còn anh Kevin, tay trống tài ba, lịch sự với bộ vét trắng sang trọng. Khi giọng trầm ấm của Joe vừa cất lên, cả khán trường như vỡ oà lên. Những tiếng la hét, vỗ tay tán thưởng…Một số đứng – không, phải nói là cả biển người đang đung đưa theo nhịp hát. Hay quá, phong cách biểu diễn của anh Joe thật trẻ trung hiện đại. Giọng hát lúc trầm bổng, ấm áp, lúc lại vút cao hoà trong tiếng ghi ta réo rắt của Nick như hâm nóng cả sân khấu. Tay anh lướt trên dây đàn, đôi lúc lại hát phụ hoạ cùng Joe tạo nên sự hoà âm tuyệt diệu. Tay trống điêu luyện Kevin càng góp phần tạo cho không khí sân khấu thêm nóng bỏng.

Âm thanh, giai điệu cuối cùng của bài hát vừa dứt, cả biển người lại đồng loạt hô: Jonas Brother! Jonas Brother! Again…!!!

Với nụ cười rạng rỡ, cả ba anh cùng cúi thật sâu chào khán giả. Còn em cứ ngẩn ngơ…Ước gì lại có chương trình của nhóm nhạc Jonas Brother. Thật tuyệt!!!

Khách vãng lai đã xóa

Bạn tham khảo link này thử nha:

https://olm.vn/hoi-dap/detail/69400212858.html

Chúc bạn học tốt

Forever

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Kim Ngân~♡๖ۣۜTεαм...
29 tháng 2 2020 lúc 10:32

   Đang chơi với cu Tít ở ngoài sân, bỗng em nghe thấy tiếng cô MC trong trẻo cất lên trong phòng khách:"Mở đầu cho chương trình ngày hôm nay là bài hát "Em gì ơi" do ca sĩ Phương Tuấn trình bày."Nghe đến đây em liền chạy ngay vào nhà xem .Anh Phương Tuấn là một trong những ca sĩ mà em hâm mộ nhất.

     Sân khấu được trang hoàng lộng lẫy với những ánh điện rực rỡ sắc màu.Khi nghe cô MC giới thiệu xong , anh bước ra từ trong canh gà và cúi đầu chào mọi người rồi bắt đầu vào bài hát.Khuôn mặt anh vuông chữ điền .Mái tóc được anh cắt ngắn và nhuộm màu hoe vàng làm anh thêm "ngầu'.Đôi mắt đen lay , luôn luôn có những ánh nhìn trìu mến đối với các fan hâm mộ.Anh có đôi lông mày sắc sảo , cong hình bán nguyệt.Khi biểu diễn , ánh mắt anh lúc nào cũng nhìn xuống khán giả đầy tự tin và thân thiện.Cái mũi thẳng dọc dừa, làm khuôn mặt anh thêm đẹp hơn.Đôi môi hình trái tim của anh lúc nào cũng nở một nụ cười tỏa nắng .Mỗi khi cười , anh để lộ hàm răng trắng , đều như hạt bắp.Dù là một người nổi tiếng nhưng anh ăn mặc giản dị , lịch sử cho dù trong tất cả các show diễn nào.Sự mộc mạc đó trước tiên đã đem đến cho khán giả sự gần gũi và quen thuộc hơn bao giờ hết.

      Khi tiếng hát anh cất lên , ở dưới phía sân khấu tiếng hò hét của khán giả càng to hơn.Anh cười đáp lại khán giả.Hát đến đoạn ;"Lạc mình trong cánh buồm phiêu du...thưa mẹ thưa cha rằng con đi học mới về...''Giọng anh cao hơn, hay hơn , khuôn mặt anh rạng rỡ hơn.Hát hết đoạn I , anh đi xuống bắt tay giao lưu với khán giả .Nhiều fan hâm mộ đã tặng cho anh hoa , gấu bông và xin chữ kí của anh.Giao lưu xong , anh lên hát tiếp .Trên sân khấu anh đi lại nhanh nhẹn, anh thường đưa tay hình trái tim hướng xuống phía khán giả.Kết thúc bài hát , anh chào tạm biệt khán giả và nói:"Cảm ơn tất cả mọi người đã đồng hành cùng Tuấn trong suất thời gian qua.Tuấn hứa sẽ ra thật nhiều sản phẩm âm nhạc để đáp lại tình cảm của mọi người."Khi anh nói xong , dưới phía sân khấu mọi người vỗ tay không ngớt .Anh cúi chào mọi người rồi bước vào trong cánh gà.

      Em rất thích ca sĩ Phương Tuấn .Anh là một rap bơ và ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam .Tuy xuất thân trong gia đình không khá giả cho lắm, nhưng anh vẫn luôn cố gắng trong sự nghiệp .Em ước sau này sẽ trở thành một ca sĩ như anh.Phương Tuấn ơi! em rất quý anh.

Khách vãng lai đã xóa
LƯƠNG XUÂN TRƯỜNG
Xem chi tiết
Kookie Nguyễn
Xem chi tiết
banana
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn 2k7
4 tháng 12 2018 lúc 14:55

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

banana
4 tháng 12 2018 lúc 20:29

thank you bạn Nguyễn Minh Đức

Cô Gái Mùa Đông
Xem chi tiết
thắng
14 tháng 5 2020 lúc 18:31

"Những lúc ngả lòng, tôi vịn câu thơ đứng dậy",câu nói ấy của nhà thỏ Phùng Quán khiến tôi nghĩ ngay đến chức năng nâng đỡ tâm hồn của văn học. Thật vậy, khi bạn đang buồn bã, chán chường nếu đọc được một bài thơ hay thì tâm hồn bạn sẽ cảm thấy thư thái, cân bằng trở lại. Bạn định làm một việc không tốt nhưng nếu lúc ấy bạn lại đọc tác phẩm " Những tấm lòng cao cả" của Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi thì có thể bạn sẽ dừng lại trước vực thẳm ội lỗi. Rõ ràng tâm hồn ta đã được văn học làm cho thay đổi hẳn.

câu in đậm là câu bị động 

hok tốt k nhé

Khách vãng lai đã xóa
Gia An
Xem chi tiết
Green sea lit named Wang...
17 tháng 9 2021 lúc 12:30

Cảm nghĩ của em về người thân :

Nhạc sĩ người Anh John Lennon đã từng nói: “Thành thật có thể không mang lại nhiều bạn bè nhưng nó luôn mang lại những người bạn đúng nghĩa”. Có thể nói để tìm kiếm một người bạn không khó nhưng để gây dựng được một tình bạn chân thành là rất khó, em đã có một người bạn thân và trải qua thời gian tình bạn đó càng thân thiết hơn. 

Bước lên cấp hai, em phải chuyển trường lên thị trấn học, một ngôi trường mới xa nhà, xa bạn bè chẳng ai thân quen. Rất may khi đó em đã gặp được Quỳnh, một cô bạn rất xinh xắn và tốt bụng, đó là người bạn đầu tiên đã mở lời làm quen và trò chuyện, giúp đỡ em. Nhà Quỳnh ở thị trấn gần với trường, hàng ngày cậu ấy thường đi bộ tới trường, chẳng khi nào cậu ấy đi học muộn. Lần đầu gặp Quỳnh khi ngồi cùng bàn trong lớp, lúc đó cậu ấy có vẻ trầm tính, khó gần và ít nói, ngại giao tiếp. Thế nhưng sau khi chào hỏi một vài câu cậu ấy đã bộc lộ sự cởi mở, thân thiện và vui vẻ hoà đồng, em rất bất ngờ. Quỳnh có những nét hồn nhiên ngây ngô, đôi khi khiến người khác phải bật cười, sự quá vô tư khiến cho em cũng đôi lúc phải khó xử. Rất nhiều lần Quỳnh cứ rủ em về ở cùng nhà với bạn ấy, thậm chí còn đem xe đạp cho em mượn để đi học vì bạn ấy không dùng đến. Quỳnh học rất giỏi, học đều ở tất cả các môn, thế nhưng bạn ấy không bao giờ tự mãn về điều đó, ngược lại rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn học yếu hơn, em rất thích học nhóm cùng Quỳnh vì lúc đó em học hỏi được rất nhiều điều từ bạn. Người bạn thân của em luôn chuẩn bị quà sinh nhật cho em và luôn hiểu ý muốn, suy nghĩ và sở thích của em, bất cứ trong hoàn cảnh nào tâm trạng nào người bạn ấy cũng kề vai sát cánh cùng em san sẻ. 

Em mong sao những năm tháng sau này tình bạn của chúng em vẫn mãi thân thiết như vậy, ngày càng sâu sắc và bền chặt hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Gia An
17 tháng 9 2021 lúc 12:33

ko chép mạng nha bạn:((

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thanh Liêm
17 tháng 9 2021 lúc 12:34

bn tả hay zậy

Khách vãng lai đã xóa
phan tran nhat quynh
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
5 tháng 12 2018 lúc 22:24

Tôi say mê Kiều bởi ở Kiều tôi thấy Nguyễn Du, một Nguyễn Du của tài và tình, một nguyễn Du có tình yêu tha thiết với dân tộc và tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Mà bất hạnh nhất trong xã hội xưa là người phụ nữ, những con người hồng nhan bạc phận.
Tôi muốn nói về sự kính trọng của tôi đối với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Cả dân tộc ta đã kính trọng ông nhưng tôi vẫn muốn thể hiện những tình cảm của mình đối với người thi nhân đa tài mà đa đoan ấy.
Điều đầu tiên khiến tôi yêu quý và kính trọng Nguyễn Du chính là tình cảm của ông dành cho con người. Ông là con người có tấm lòng nhân hậu. Có lẽ, đây chính là yếu tố quan trong để ông có được những tác phẩm văn học chứa đựng những giá trị nhân đạo sâu sắc. Người thi nhân đa đoan, viên quan đại thần dòng dõi của triều Lê ấy không biết đã bao lần “Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa”. Chính ông đã tự nhận ra rằng, người thi nhân bất hạnh bởi thi nhân luôn là người tự vận nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác vào mình (Phong vận kì oan ngã tự cư). Lòng nhân hậu khiến ông luôn rất nhạy cảm với nỗi đau khổ của người khác, vì thế những thi phẩm của ông luôn đầm đìa nước mắt: nước mắt của nàng Kiều, nước mắt của người ca nữ đất Long Thành và của nàng Tiểu Thanh. Họ đều là những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc. Nhà thơ đồng cảm và đau nỗi đau của những người ấy không đơn giản chỉ là sự cảm thông của con người đối với con người. Nỗi đau của Nguyễn Du còn là sự nuối tiếc, xót xa trước sự ra đi của những tài năng. “Cái tốt đẹp thì khó bền”, “hoa thường hay héo cỏ thường tươi”, đó là quy luật của cuộc đời. Sự vô tình của con người trước nỗi đau, trước giá trị của cái đẹp cũng là lẽ thường. Biết vậy Nguyễn Du vẫn luôn trăn trở day dứt:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
“Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha” (Tố Hữu) chính là điều khiến ông luôn được người đời trân trọng.
Điều thứ hai khiến tôi say mê Nguyễn Du chính là bởi tài năng. Nguyễn Du yêu Tiếng Việt nên ông đã sử dụng thành công và làm Tiếng Việt phong phú thêm bao nhiêu. Bao nhiêu năm nay chúng ta đọc và say mê Truyện Kiều một phần bởi cái giọng điệu lục bát dễ đọc, dễ thuộc, dễ nghe. Nguyễn Du đã gửi gắm ở Truyện Kiều một tình yêu lớn đối với tiếng nói và thể thơ dân tộc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Ví như những bức tranh bốn mùa của ông:
Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tiếng Việt đẹp hơn, giàu âm thanh, hình ảnh và sắc điệu hơn bởi khả năng sáng tạo của ông. Truyện Kiều đã đưa thể hiện một cách phong phú nhất khả năng biểu hiện của Tiếng Việt và khả năng biểu cảm của thể thơ lục bát.
Có biết bao nhiêu lí do để ta trân trọng đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, và lí do lớn nhất, chính đáng nhất chính là nhân cách cao đẹp của ông, kết quả của sự kết hợp hài hoà giữa tài và tình Nguyễn Du.

 

Sơn Tùng MTP
5 tháng 12 2018 lúc 22:02

Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Dưới đây là một số câu tiêu biểu nhất:

công cha như núi ngất trời,

nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

núi cao biển rộng mênh mông,

cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

2) chiều chiều ra đứng ngõ sau,

trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

3) ngó lên nuộc lạt mái nhà,

bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

4) anh em nào phải người xa,

cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.

yêu nhau như thể tay chân,

anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đối với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.

phan tran nhat quynh
5 tháng 12 2018 lúc 22:06

tác phẩm mà bn 

 ý mình là thơ hiện đại viet nam ý

nhưng dù gì cx cảm ơn bn vây

Xem chi tiết

câu 1

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

câu 2

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

câu 3

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

Khách vãng lai đã xóa
Dương Hoài Giang
4 tháng 3 2022 lúc 17:48

1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?

2) Chuyện này xúc động làm sao!

3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Di Min
Xem chi tiết
Linh Phương
30 tháng 11 2016 lúc 13:25

Cảm nhận về bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh

Khi nhắc dến dân tộc Việt Nam độc lập tự do hôm nay , không mấy ai quên đựơc công lao của người . Người là một vị lãnh tụ vĩ đại , là một danh nhân văn hoá thế giới và còn là một nhà thơ lớn nhà thi sĩ yêu trăng . Bác dã dể lại cho thơ văn Việt Nam rất nhiều tác phẩm trong đó có bài '' Rầm tháng giêng '' . NĂm 1948 trên chiếc thuyền nhỏ neo giữa dòng sông ở chiến khu Vịêt Bắc oanh liệt . Bác đã cùng Trung ương Đảng mở cuộc họp về tình hình quân sự kháng chiến chống Pháp ( 1947 - 19448 ) . Khi cuộc họp kết thúc thì đêm đã khuya . Trăng rầm toả sáng khắp mặt đất lan toả trên dòng sông bao la . Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên hùng vĩ và thơ mộng. Trước cảnh đẹp của thiên nhiên và của đêm trăng thơ mộng . Trước những cãnh đẹp tuyệt vời ấy Bác đã ứng khẩu thành thơ :
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên .
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên .
Yên ba thâm sứ đàm quân sự .
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền .”
Về sau nhà thơ Xuân Thuỷ dịch bài thơ ra tiếng Việt thể lục bát . với tên là " Rầm Tháng Giêng " . Bản dịch diển tả gần hết ý thơ trong nguyên tácvới nội dung biểu hiện tính yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước của Bác .
Ở bài " Cảnh Khuya " Bác tả dêm trăng rừng Việt Bắc thì bài này cảnh trăng được Bác tả trên sông nước hùng vĩ :
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lần màu trời thêm xuân”
Vầng trăng tròn toả sáng bát ngát khắp nơi bầu trời mặt đất
đều lồng lộng ánh trăng . Khung cảnh mênh mông tưởng dường như sông nước tiếp liền với bầu trời " sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân" . Vạn vật đều mang sắc xuân , Sông xuân , nước xuân , trời xuân giao hoà cới nhau tạo nên một khung cảnh tràng dầy sức sống làm náo nức lòng người . Điệp từ xuân lập lại nhiều lần tạo nên không khí vui tươi của cảnh trăng rầm :
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền .”
Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng . Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân , việc nước . bu6ồi dầu cu6ỗc kháng chiến dầy giang khổ biết bao? Tuy vậy BÁc vẫn ung dung , thư thả .Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm . Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang loà sáng khắp mọi nơi . Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng . Dòng sông nước biến trỏ thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt dẹp tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời . Hình ảnh con thuyền nhỏ chở dầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạng àa sâu sắc . Chắc có lẽ Bác đã có một phong thái ung dung , tự tại , lac quan mãnh liệt nên Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biêt .
Bài " Rầm tháng giêng với âm sắc sâu lắng , tười vui đem lại cho người đọc cảm hứng thanh cao, trong sáng . Bài thơ là một dẫn chứng cho thấy Bác là vị lãnh tụ cách mạng tài ba , vùa là một thi sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm . Qua bài thơ cho chúng tôi học được tinh thần lạc quan và phong thái ung dung bình tỉnh ơ Bác .

Cảm nghĩ về tác phẩm "Cảnh khuya"-Hồ Chí Minh
Hồ Chủ Tịch (1980-1969). Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tác nhiều bài thơ hay, Người không chỉ là vị cha già của dân tộc mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Một trong những số đó là bài "Cảnh Khuya" mà người đã sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
[FONT=&quot]Dòng đầu gợi ra thời điểm làm thơ: đêm đã vào sâu, im ắng lắm, trong im ắng ấy nỗi lên một âm thanh trong trẻo, êm dịu của tiếng suối, càng làm cho đêm sâu thanh tĩnh cùng với tiếng côn trùng ở khu rừng Việt Bắc đả làm cho Người nghe ra từ êm dịu ví như tiếng hát xa đưa lại. Cách Bác ví âm thanh như tiếng hát xa càng làm cho tiếng suối trở nên có hồn và càng chứng tỏ rằng giữa con người với thiên nhiên đã có sự gần gũi với nhau. Vần "a" được gieo ở cuối dòng như một tiếng ngân vô tận vào lòng người, tạo nên một không gian vời vợi và sâu lắng. Vậy mà Người đã nghe tiếng suối ở khu rừng Việt Bắc như thế đấy.
Dòng tiếp theo Bác tả ánh trăng:

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Nếu như dòng đầu Bác nghe được tiếng suối trong đêm thì lần này Bác tả cảnh người nhìn thấy trong đêm. Bác như hòa quyện vào ánh trăng để người đọc thấy không chỉ có nhạc mà còn có hoa đó là ánh trăng lồng vào vòm lá cây cổ thụ đang xen nhau tầng tầng lớp lớp tạo thành những mảnh sáng_tối, đậm_nhạt, trắng_đen,... gợi lên cảnh chập chồng của bóng trăng, bóng cây, bóng hoa.
Tiếp theo đó:

"Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Linh hồn và bức tranh phong cảnh Việt Bắc là một bức tranh của một con người đang thao thức. Thao thức nên Người thấy được cảnh đẹp của trăng núi gió ngàn chăng?Bác đang mượn cảnh vật trước đêm khuya thanh tĩnh để bộc lộ cảm xúc của chính mình càng làm nỗi bật thêm con người Bác với thiên nhiên. Sâu xa hơn, nó có thể là sự thống nhất giữa phần mộng mơ và sự tĩnh táo, giữa chất lãng mạn của thi nhân và tấm lòng ưu ái của một vị chủ tịch. Có thể nói Bác đang thức cùng suối, cùng trăng, cùng cổ thụ, cùng hoa lá, Bác đang thức cùng non sông đất nước Việt Nam. Bác đamg nặng lòng vì nước, vì dân. Bác Hồ làm bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc năm 1947. Lúc đó cuộc kháng chiến khó khăn, gian khổ chỉ mới bắt đầu, với Bác có bao nhiên vấn đề quốc gia, dân tộc đặt ra cần Bác giải quyết. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẩn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là "nỗi lo cho nước. nỗi thương dân".
Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ như vậy?"trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành" vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức. trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng. Lúc nào cũng lo cho dân vì dân chưa lần nào Bác nghĩ đến mình.

Cảm nhận bài Rằm tháng giêng và Cảnh khuya

- Cảnh đêm rằm trong bài thơ tuyệt đẹp. Nhưng đẹp nhất vẫn là phong thái của Bác, giữa sóng to gió lớn của cuộc chiến đấu, vẫn bình tĩnh và bình dị như không.
- Cảnh trăng nước bát ngát mà không hiu quạnh, tràn đầy mà không rợn ngợp. Đúng là hình ảnh một tâm hồn rất giàu, rất khoẻ, tưởng chừng chứa đựng cả sức xuân dạt dào của đất trời, sông núi.
Bài tứ tuyệt được kết thúc bằng động tác lướt đi phơi phới của một con thuyền đầy trăng, trên đó những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai của đất nước.
Ban ngày vì lẫn trong muôn nghìn tạp âm khác, ta rất khó nghe tiếng suối chảy, nhưng ban đêm, nhất là càng về khuya, tiếng suối mới hiện ra rõ rì rầm như cơn mưa từ xa đang đến.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa.”
Với Bác, tiếng suối như tiếng hát. Cách ví ấy vừa mới mẻ, vừa gợi lên những tình cảm bạn bè thân thiết giữa con người với thiên nhiên.
Trong không khí thanh vắng, trên cái nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo, hiện lên trước mắt một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ :
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao; ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự bền vững từng trải.
Bức tranh có cái đẹp kì vĩ, lẫn cái đẹp tinh tế. Hai câu mà có đủ : nào rừng, nào suối; nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết lá một ánh trăng rất sáng, sáng lắm mới chiếu rõ được hoa rừng : trăng về khuya.
Tiếp đến câu thứ ba tổng kết hai câu trên và chỉ ra một hệ quả :
“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ.”
Vâng, ai có thể nỡ ngủ cho đành trong cảnh rừng trăng rất đẹp. Nhưng không, với Bác chỉ đơn giản là do :
“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Với câu kết này tinh thần bài thơ đã hoàn toàn đổi mới . Nhà nghệ sĩ cốt cách phương Đông đã hiển nhiên thành nhà cách mạng hiện đại.

Minh Thư
2 tháng 12 2016 lúc 20:10

Mik cho bạn bài Cảnh khuya nà!

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc.

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

 

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Quỳnh Chi
4 tháng 12 2016 lúc 20:31

Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau đây:

Khăn thương nhó ai

Khăn rơi xuông đất

Khăn..............................

Khăn vắt lên ai?

Khăn ................................

Khăn chùi nước mắt?

Đèn...................................

Mà đèn chẳng tắt?

Mắt....................................

Mắt không ngủ yên

Ai giải hộ tôi với nhahiha