Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Minh Thi

lm giúp mk bài văn nha . ko sao chép.

biểu cảm về 1 tác phẩm văn học mà em thích.

nhanh , ko coppy 5 tik.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
31 tháng 7 2017 lúc 17:11

Nhắc đến Hồ Chí Minh, dân tộc tao tự hào vì có một vị lãnh tụ kiệt xuất. Người có một tâm hồn trong sáng, một lối sống thanh cao, một cuộc đời vĩ đại nhưng lại hết sức bình dị. Không chỉ là nhà cách mạng lỗi lạc, Bác còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Chưa một lần Bác nhận mình là một nhà thơ, cũng không có ý lập sự nghiệp thơ nhưng tài năng và tâm hồn của người nghệ sĩ đã tạo nên các tác phẩm muôn đời. Với Bác, thiên nhiên là người bạn tri kỷ, qua bức tranh núi rừng Việt Bắc vào đêm trăng sáng, ta cảm nhận được những rung động, những tình cảm, sự hài hoà lý tưởng của thiên nhiên trong bài thơ "Cảnh khuya":

"Tiếng hát trong như tỉếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Cảnh vật chan hoà với cảnh vật, cảnh vật chan hoà với lòng người. Mở đầu bài thơ là khung cảnh nửa hư nửa thực của tiếng suối: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa". Tiếng suối trong trẻo, thi vị thế mà lại"như tiếng hát xa" quả là lung linh huyền ảo. Tiếng suối chảy như vừa xa, vừa gần, vừa tạo ra cái động lại vừa khắc hoạ cái tính của cảnh đêm khuya. Để vang vọng tiếng suối hư ảo thì đây phải là một đêm khuya tĩnh lặng không có bất cứ một tiếng động hay âm thanh nào khác ngoài tiếng suối chảy. Nhưng Bác nghe tháy tiếng suối không chỉ bằng đôi tai mà là sự cảm nhân hết sức tinh tế những rung động nhẹ nhàng bằng cả tâm hồn thi sĩ, hoà nhập hồn mình vào nhịp sống của thiên nhiên chứ không đơn giản thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.

Cảnh khuya mà người đang thức không chỉ có tiếng suối mà còn có sự xuất hiện của ánh trăng và hoa "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Ánh trăng tràn đầy trong thơ Bác như hiện ra một khung cảnh trước mắt: Cây cổ thụ to ôm trọn những cánh hoa rừng mộc mạc, tất cả chan hoà dưới ánh trăng bao trùm khắp mặt đất. Trăng, suối, và hoa trong tâm hồn Bác thật dịu dàng và mềm mại, cây cổ thụ lại tượng trưng cho sự mạnh mẽ, các hình ảnh tương phản đó hoà lại cùng nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc. Tiếng suối nghe văng vẳng xa xa mà lại gần gũi gắn bó với Người. Hai chữ "lồng" trong câu thứ hai khiến cảnh vật không còn tách riêng mà hoà quyện vào nhau tạo nên khung cảnh vừa hư vừa thực, vừa động vừa tĩnh của đêm khuya.

Hai câu thơ là phong cách "lấy cảnh ngụ tình" trong không gian lung linh cảnh vật nên thơ tươi sáng bộc lộ sâu thẳm tâm hồn thi sĩ của Bác, dường như ta cảm nhận được sự vĩnh cửu của ánh trăng, của cảnh vật trong không gian mênh mông, trong sụ im lặng mênh mang và dịu hiền của ánh trăng.

Là tri kỷ trăng theo Người khắp nơi, suốt cuộc đời, ngay cả khi bị giam trong tù Bác vẫn đến với trăng thật nghệ sĩ.

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Trong "Cảnh khuya" trăng cũng đến với Bác vào đêm không ngủ được vì nỗi lo sự nghiệp nước nhà.

" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Hai câu thơ tưởng như đã tả xong cảnh, thực chất cảnh ấy hiện lên qua cảm xúc riêng của Người trong đêm khuya. Bác đang có tâm trạng bởi nỗi buồn lo cho đất nước chính vì thế mà Bác chưa ngủ. Từ "chưa ngủ" lặp lại hai lần gợi cho ta cảm giác xao xuyến, sâu lắng, đó là nỗi băn khoăn của một người vĩ đại là lòng yêu nước thương dân lớn lao của người chiến sĩ cách mạng mang trong mình sứ mệnh cao cả.

Người thức không phải vì gặp cảnh đẹp mà vì nỗi lo làm Người thao thức mới chợt bắt gặp cảnh đẹp và tâm hồn, dũng khí chợt rực sáng trên những dòng thơ, vẽ ra sự nhuần nhuyễn hài hoà giữa cảnh và tình, giữa con ngưòi chiến sĩ và thi sĩ trong tâm hồn Bác. Trong tâm hồn ấy, yêu nước và yêu thiên nhiên là tình cảm đã quyện chặt với nhau không thể tách rời, đây cũng chính là lí do khiến Ngưòi không thể không thao thức.

Bài thơ bình dị mà sâu sắc, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc bằng đôi tai mà cảm nhận được bằng tâm hồn của mình, cảm phục trước tấm lòng yêu nước thương dân trước tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên, cho dân tộc. Động lại trong lòng mỗi người niềm yêu kính với trái tim vĩ đại, với vị cha già của dân tộc Việt Nam

Eren Jeager
31 tháng 7 2017 lúc 19:06
Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
Mai Hà Chi
5 tháng 8 2017 lúc 9:22

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.

Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu thơ tiếp theo:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.

Ở câu thơ thứ ba:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

~ Chúc bn học tốt!~


Các câu hỏi tương tự
Bùi Phương Vy
Xem chi tiết
Lê Thanh Hoàn
Xem chi tiết
Hoàng Khánh Huy
Xem chi tiết
Lê Vương Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Conan kun -
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Như
Xem chi tiết