Đọc bài mưa của trần đăng khoa và giúp anh trả lwoif 2 câu hỏi này nhé
1.1 Câu rút gọn: Đội sấm, Đội chớp, Đội cả trời mưa
=> Rút gọn chủ ngữ
1.2 Việc rút gọn nhằm để hạn chế việc lặp lại chủ ngữ .
1.1: câu rút gọn trên là:đội sấm đội chớp , đội cả trời mua. thành phần rút gọn chủ ngữ
1.2: câu trên rút gọn để làm cho câu ngăn sgonj hơn , và sẽ không bị lặp từ
chúc bạn học tốt:>
1.1 Câu rút gọn : Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa
=> Rút gọn thành phần chủ ngữ.
1.2 Việc rút gọn câu ở trên có tác dụng tạo nhịp thơ, đồng thời tránh lặp từ.
Câu hỏi: Đọc Sao không về Vàng ơi? ( Trần Đăng Khoa ) và trả lời:
a. Phân tích nhịp độ thời gian trần thuật.
b. Tương quan thời gian trần thuật và thời gian nhân vật trong tác phẩm.
c. Mô tả các bình diện thời gian trong bài thơ.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hạt gạo làng ta Giọt mồ hôi sa Chết cả cá cờ (Trích “Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)
|
Câu 1 . Em hãy xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2 . Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3 . Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ”.
Câu 4
. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”? _
Câu 1: Thể thơ bốn chữ
Câu 2: Hình ảnh đối lập là "Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy"
Câu 3: Nhấn mạnh về độ nóng của nước
Câu 4: Khẳng định "hạt gạo làng ta" có giá trị rất lớn, phải mất rất nhiều mồ hôi nước mắt của người nông dân để có được hạt gạo
Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng có trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa.
Trả lời :
Câu đặc biệt : " Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa ... "
Tác dụng : Ca ngợi ng bố và cx làm cho chúng ta hiểu ng bố vất vả như thế nào .
~ Chúc bn hok tốt nha ~
Tìm câu đặc biệt có trong bài thơ " Mưa" của Trần Đăng Khoa
Ai làm đúng mk tick cho.Giải thích rõ ràng nhé
Câu đặc biệt là : " Bố em đi lm về
Đội sấm ,
Đội chớp .
Đội cả trời mưa " .
k mik nha ^_^
Câu đặc biệt của bài thơ:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
=> Rất ngây thơ , hồn nhiên mà còn tinh tế
Câu thơ của Trần Đăng Khoa hôm nay còn tự tin và mạnh mẽ, hồn nhiên. Nó dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang và sức mạnh to lớn, con người không bị thiên nhiên vũ trụ che lấp, trái lại, nó trở thành điểm sáng giữa bức tranh thiên nhiên.
Chúc học tốt ~
Thơ hồn nhiên, ngây thơ, nhưng lại tinh tế vô cùng. Đặc biệt là 4 câu cuối:
"Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa..."
thật đáng yêu làm sao 4 câu thơ như ca ngợi người bố và cũng làm cho chúng ta hiểu người bố vất vả như thế nào
# chúc cậu học tốt #
Đọc bài mưa của trần đăng khoa và trả lời câu hỏi:
Để miêu tả cảnh trời mưa , nhà thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật dặc sắc nào
Để miêu tả cơn mưa tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa
Những đặc sắc nghệ thuật cơ bản của bài thơ:
- Cách tạo không khí: Lúc sắp mưa, không khí rất khẩn trương. Không khí ấy được tạo nên bởi hoạt động của các loài vật (mối,gà,kiến), của cây cối (cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi) và của mây, gió. Khi trời mưa, cách miêu tả cũng rất sống động : âm thanh (ù ù, lộp bộp), tốc độ (rơi, rơi), kết quả (mù trắng nước, sủi bọt, cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê).
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa: Nghệ thuật này khiến cho cây cối, thiên nhiên cũng hoạt động như con người:
+ Ông trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận
+ Cỏ gà rung tai - Nghe
+ Bụi tre - Tần ngần - Gỡ tóc
+ Hàng bưởi - Bế lũ con - Đầu tròn - Trọc lốc
+ Sấm - Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười
Những hình ảnh nhân hóa này cho thấy khả năng quan sát tinh tế của nhà thơ. Các sự vật, hiện tượng được nói đến đều chính xác nhưng hết sức ngộ nghĩnh. Đây là một trong những những nguyên nhân cốt yếu tạo nên sức hấp dẫn của thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu.
Từ bài thơ mưa của Trần Đăng Khoa em hãy viết một đoạn văn miêu tả cơn mưa rào mùa hạ sử dụng câu nhìu chủ ngữ
Cố giúp minh nha
Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! Nước trong ao trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. Từ con trâu con bò cho đến đàn gà, đàn vịt... đều lờ đờ, uể oải vì nóng. Vườn cây của ông em trước đây xanh tươi là thế mà bây giờ cũng ủ rũ trong cái nóng như nung. Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại.
Thế rồi cơn mưa mong đợi bấy lâu cũng tới.
Giữa trưa, trời đang, nắng chang chang bất chợt tối sầm. Mây đen ùn ùn kéo tới. Tiếng sấm ì ầm nổi lên bốn phía. Chớp nhoang nhoáng như xẻ rách bầu trời. Gió càng lúc càng mạnh. Muôn nghìn cây mía lá như những lưỡi gươm đang múa tít. Đàn mối vỡ tổ, bay tán loạn. Mối trẻ bay cao. Mối già bay thấp. Bầy gà hoảng hốt kêu chiêm chiếp, cuống quýt chạy tìm nơi ẩn nấp. Kiến đen, kiến vàng nối đuôi nhau, hối hả tha trứng lên những nơi cao ráo. Những cơn lốc cuốn lá vàng bay ràn rạt.
Lộp bộp! Lộp bộp! Trời đã đổ mưa. Hạt mưa lớn và thưa rơi trên mặt đất. Hơi đất bốc lên nóng hổi. Chỉ vài phút sau, đất trời trắng xoá trong màn mưa dày đặc. Từ ngoài cánh đồng và trong các ao chuôm, tiếng ếch nhái kêu vang, tiếng côn trùng rả rích hoà lẫn tiếng mưa tuôn rào rào, tạo thành một âm thanh náo nức, xôn xao. Lũ trẻ thi nhau chạy ra đồng để bắt cá rô rạch từ dưới ruộng lên. Đứa xách giỏ, đứa mang thùng, mang rổ, đứa tay không... Bất chấp gió mưa, chúng hí húi kiếm tìm trên bờ, dưới lạch. Mỗi khi bắt được cá, tiếng reo hò thích thú lại vang lên.
Cơn mưa kéo dài hơn một tiếng đồng hồ mới tạnh. Đồng ruộng, ao chuôm đầy nước. Cây cối trôi hết bụi bặm, như được hồi sinh, vui mừng vẫy lá. Mấy chú chim rỉa lông rỉa cánh, lích rích kêu trong vòm nhãn. Họ hàng nhà cò đậu trắng cả luỹ tre ven làng.
Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! Mặt trời lại từ từ ló ra, cảnh sinh hoạt trở lại bình thường. Nhiều người vác cuốc ra thăm đồng, vẻ hồ hởi hiện rõ trên nét mặt. Ông em bảo trận mưa này quả là mưa vàng mưa bạc đối với nhà nông.
Bạn gạch chân cho tớ câu nhìu chủ ngữ nha
Tớ k đây
Bầu trời mùa hè cao vời vợi, không khí oi bức, ngột ngạt khiến cây cối ủ rũ, héo hon, những loài vật mệt mỏi và con người luôn bức bối, khó chịu. Vì vậy, những cơn mưa luôn là niềm mong chờ của vạn vật. Trời đang nắng gắt, bỗng gió nổi lên, mây đen ùn ùn kéo đến, che lấp bầu trời và sấm bắt đầu nổi ầm ầm từ phía xa. Đàn chuồn chuồn từ đâu bay ra, sà thấp xuống mặt đất. Đó là những tín hiệu dự báo cơn mưa rào sắp sửa đổ xuống. Mọi người vội vã thu dọn đồ đạc và vội bước nhanh về nhà.
Một lúc sau, trời đổ mưa. Lúc đầu, mưa rơi lộp độp, lộp độp, rồi hạt mưa nặng dần như ai ném đá. Lúc đầu mưa thưa, sau mau dần. Tiếng mưa rơi đồm độp trên tàu lá chuối. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa xối xả ngoài sân và ào ào trút xuống mái hiên trước nhà. Mưa càng to, gió càng thổi mạnh. Gió thổi khiến cây cối nghiêng ngả và run rẩy. Gió hung dữ như muốn cuốn phăng tất cả những sự vật mỏng manh. Không những thế, trên nền trời, thỉnh thoảng lại xuất hiện những vệt sét rạch ngang như lưỡi lê mới mài xong của bác thợ rèn. Bỗng chốc làng quê như chìm đắm trong biển nước trắng xoá.
Mọi âm thanh ồn ã của cuộc sống dường như lắng xuống, nhường chỗ cho tiếng mưa rơi. Mưa như trút xuống một hồi lâu thì tạnh hẳn. Em thích thú ngắm nhìn quang cảnh sau cơn mưa rào. Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ những thảm cỏ xanh. Cây cối như xanh hơn, vươn cao hơn, từng chồi non cũng thi nhau trồi ra, tràn đầy sức sống. Những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc sau bao ngày chịu cảnh nắng nóng. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đang đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. Đàn gà con xinh xinh đang lích rích chạy quanh mẹ. Chú mèo khoang ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm. Trên đường, dòng xe cộ cũng trở nên nhộn nhịp vui tươi hơn, không còn cảm thấy khó chịu vì trời nắng gắt nữa. Ai nấy đều hào hứng quay trở lại với công việc.
Em luôn chờ đợi những cơn mưa rào mùa hạ như chờ đợi một người bạn thân lâu ngày gặp lại. Người bạn ấy bao giờ cũng mang đến cảm giác dễ chịu cho mọi người. Em cũng tự nhủ sẽ luôn ý thức bảo vệ môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu và giữ mãi những cơn mưa rào như thế.
HT nha bạn
Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?
- Bài thơ tả cảnh cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc bộ, khi mưa thường có gió mạnh, sấm chớp.
Dựa vào bài Mưa của Trần Đăng Khoa hãy tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em.( 2 trang )
Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! Mặt trời lại từ từ ló ra, cảnh sinh hoạt trở lại bình thường. Nhiều người vác cuốc ra thăm đồng, vẻ hồ hởi hiện rõ trên nét mặt. Ông em bảo trận mưa này quả là mưa vàng mưa bạc đối với nhà nông.
Bạn tham khảo nha !!
Mùa hè, mùa của những chú ve trong khóm phượng hồng, mùa của những chú bé thích chạy nhong nhong ngoài đường và cũng là mùa của những cơn mưa rào chợt đến, chợt đi.
Em đang cùng tụi bạn thong thả dạo bước trên con đường nhựa bóng loáng quê em vừa mới được tôn tạo lại. Bầu trời trong xanh lồng lộng thỉnh thoảng một vài đám mây bồng bềnh trôi giữa tầng không. Có lẽ chúng cũng đang đi dạo mát như chúng em. Hai bên đường hàng me xanh một màu xanh ngọt mắt, treo lưng lửng những chùm me non vừa kết trái. Gió vẫn rì rào thổi làm cho cái nóng của buổi chiều hè như dịu hẳn xuống một ít. Nhưng có ai ngờ chỉ một loáng sau, những đám mây trắng như bông vội vã kéo nhau chạy về hướng Tây. Trời bắt đầu nổi gió mạnh. Những đám mây đen từ đằng đông ùn ùn kéo đến. Bầu trời như sẫm lại. Mây dày đặc hơn, quánh lại với nhau và như hạ thấp xuống. Rồi đột nhiên: rào rào... Mưa đă đố xuống. Muôn vàn những hạt mưa to, nhỏ thi nhau rớt xuống.
Những hạt mưa trong veo như thủy tinh, mát rượi. Gió thổi càng lúc càng mạnh, cây cối hai bên đường cúi xuống. Xe cộ trên đường như vắng hẳn. Tụi nhỏ trong xóm gọi nhau í ới ra tắm mưa. Mưa càng lúc càng nặng hạt hơn. Tụi nhỏ chúng tôi ngồi trong một cái quán hoang bên lề đường nhìn mưa rơi. Mưa vẫn thi nhau rơi xuống mái tôn nghe ầm ầm như những chầu trống đội rồi ào ào đổ xuống lề đường. Tôi đưa bàn tay ra hứng mưa. Mát quá, những hạt mưa mát rượi cả lòng bàn tay. Bất chợt tôi nhớ về quá khứ cách đây một năm. Tôi có nhỏ bạn tên Hưng.
Mỗi khi có mưa, chúng tôi kéo nhau ra tắm mặc cho người đang nhầy nhụa mồ hôi. Thế rồi về nhà bị cảm, bị ba mẹ la mắng. Bây giờ Hưng đã theo gia đình về thành phố, không biết mỗi năm khi nhìn trời mưa Hưng có nhớ đến tôi không? Đang miên man hồi tưởng về quá khứ thì mưa đã tạnh tự bao giờ. Bầu trời lại ráo hoảnh, trong xanh và cao lồng lộng như mấy chục phút trước đây. Mưa đã dứt rồi mà tôi vẫn còn bâng khuâng mãi.
Mưa ơi! Mưa đã làm dịu mát tâm hồn tôi, dịu mát cả vạn vật ở thế gian này và cho tôi những giây phút êm đềm sống lại với những kỉ niệm đẹp về một người bạn cùng học. Cám ơn mưa rào mùa hạ!