Để miêu tả cơn mưa tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa
Những đặc sắc nghệ thuật cơ bản của bài thơ:
- Cách tạo không khí: Lúc sắp mưa, không khí rất khẩn trương. Không khí ấy được tạo nên bởi hoạt động của các loài vật (mối,gà,kiến), của cây cối (cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi) và của mây, gió. Khi trời mưa, cách miêu tả cũng rất sống động : âm thanh (ù ù, lộp bộp), tốc độ (rơi, rơi), kết quả (mù trắng nước, sủi bọt, cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê).
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa: Nghệ thuật này khiến cho cây cối, thiên nhiên cũng hoạt động như con người:
+ Ông trời - Mặc áo giáp đen - Ra trận
+ Cỏ gà rung tai - Nghe
+ Bụi tre - Tần ngần - Gỡ tóc
+ Hàng bưởi - Bế lũ con - Đầu tròn - Trọc lốc
+ Sấm - Ghé xuống sân - Khanh khách - Cười
Những hình ảnh nhân hóa này cho thấy khả năng quan sát tinh tế của nhà thơ. Các sự vật, hiện tượng được nói đến đều chính xác nhưng hết sức ngộ nghĩnh. Đây là một trong những những nguyên nhân cốt yếu tạo nên sức hấp dẫn của thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu.