Những câu hỏi liên quan
thuỳ linh
Xem chi tiết
Lê Anh  Quân
3 tháng 5 2023 lúc 20:44

a) Em không đồng tình với ý kiến của T. Tuyên truyền phòng, chống ma túy là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xã hội, không chỉ riêng người lớn. Học sinh cũng cần được tuyên truyền để có nhận thức đúng về tác hại của ma túy và cách phòng, chống ma túy.

b) Nếu là bạn của T, em sẽ giải thích cho T rằng tuyên truyền phòng, chống ma túy là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội, không chỉ riêng người lớn. Học sinh cũng cần được tuyên truyền để có nhận thức đúng về tác hại của ma túy và cách phòng, chống ma túy. Em sẽ cùng T tham gia các hoạt động tuyên truyền, giúp đỡ T hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
13 tháng 12 2017 lúc 13:29

Đáp án A

C10H15N

Bình luận (0)
Thuỳ Ninh
Xem chi tiết
hyduyGF
12 tháng 10 2016 lúc 18:57

gianroi

Bình luận (0)
Linh Phương
12 tháng 10 2016 lúc 19:06

diễn kịch đúng k ạ?

Bình luận (1)
Trần Tiến Đạt
16 tháng 10 2017 lúc 8:50

——-Cảnh 1: [A & B cùng ngồi tụm 1 góc, giám thị đứng ở góc xa]——-

Tại một góc sân, hai phạm nhân đang ngồi nhổ cỏ (giả vờ). Phía xa xa, giám thị trại giam đang đi đi lại lại giám sát họ.

Phạm nhân A (dùng mu bàn tay lau lau mồ hôi trán, gật đầu chào với phạm nhân B): Chào anh, em là ma mới, sau này xin anh giúp đỡ!

Phạm nhân B (nhìn A khắp một lượt, cẩn thận đánh giá): Người mới? Chú mày vào đây với tội gì?

Phạm nhân A (khúm núm nói): Dạ… Là bán với chơi ma túy anh ạ…

Phạm nhân B: (hét lớn) CÁI GÌ?

Phạm nhân A (hốt hoảng lùi lại, ôm đầu): A! Đừng đánh em! Em không có giết người, không phóng hỏa, không lừa gạt ai hết!

Phạm nhân B: Chú mày làm gì loi nhoi như con giòi vậy? Tao có làm gì đâu!

Phạm nhân A (vẫn co rúm người, kính cẩn thưa): Chứ không phải anh muốn đập em? Em nghe nói, ma cũ thường ăn hiếp ma mới, mấy đứa phạm tội ác ôn thường bị phạm nhân khác đánh bầm dập!

Phạm nhân B (phá lên cười): Ha ha! Chú mày lậm phim quá rồi! (hắn chỉ chỉ về phía giám thị trại giam, hất hàm nói tiếp) Tao có muốn đập cũng không phải bây giờ. Vả lại…

Phạm nhân A (an tâm, nhích nhích lại gần B): Sao ạ?

Phạm nhân B: Tao cũng bán ma túy như mày!

Phạm nhân A (hớn hở): thật hả? May quá! Đều là đồng chí, sau này em xin nhờ anh…

Phạm nhân B (cốc đầu A một cái rõ đau làm A kêu “Ui da” rồi hừ mũi): Nhờ cái búa! Tao còn năm ngày nữa là ra! Mày tự lo đi!

—-Cảnh 2: [A và giám thị đi vào, còn lại B trên sân khấu. Chuẩn bị 1 túi hồ sơ xin việc làm cho B cầm]

Chẳng bao lâu, B được ra tù. Anh ta ôm túi hồ sơ xin việc làm đi thất thểu, (đi tới giữa sân khấu rồi dừng lại), hai tay buông thõng, nét mặt buồn rầu. Anh ta nhớ tới những lời nhà tuyển dụng vừa nói.

Nhà tuyển dụng (người đóng vai A hoặc giám thị hoặc bà mẹ nói từ sau cánh gà là được): Tôi nói thẳng với anh, người có tiền án rất khó xin việc, huống chi là anh! Anh có tiền án về hành vi mua bán tàng trữ ma túy! Phiền anh tới tìm chỗ khác đi!

Nhà tuyển dụng 2 (người khác nói sau cánh gà tiếp, giọng đầy sợ hãi): Cái gì? Anh từng sử dụng ma túy! Đâu coi, giấy khám sức khỏe có đảm bảo không đây? Anh xét nghiệm máu chưa đó? Thôi, thôi được rồi! Anh để hồ sơ xuống bàn đằng kia, chúng tôi sẽ báo kết quả cho anh sau!

B (giơ hồ sơ lên, tức giận nói): Bà nó! Gởi 19 cái hồ sơ, không 1 tin tức, không bị từ chối ngay mặt thì cũng như gửi vào bếp lửa, tiêu tan không dấu tích! Giờ còn cái này, ông bỏ luôn! Không xin xỏ gì hết!

Nói rồi, anh ta xé hồ sơ tan tành, quẳng xuống đất 1 cách tuyệt tình.Trên sân khấu lúc này xuất hiện thêm 1 người, anh ta ăn mặc sành điệu như dân chơi, đeo kính mát, nón lưỡi trai đội lệch, hai tay đút túi quần. Thấy B, anh ta kêu lên.

Bạn xấu: Ê, mày đó hả? Ra hồi nào vậy?

B thấy nhưng ngoảnh mặt làm ngơ. Anh ta lại sáp tới, vỗ vai B.

Bạn xấu: Làm lơ hả? Sao đây? Anh em lâu không gặp đi uống cà phê đi!

B: Tránh ra! Tao không có đứa bạn xấu như mày! Thường ngày anh anh em em, lúc tao ở trỏng mày có thăm tao không? Mày liệu hồn, coi chừng có ngày CA tới bắt mày!

Bạn xấu (cười đểu): Bắt tao? Chứng cứ đâu? Ai biểu hồi đó mày làm không sạch! (hắn đưa mắt nhìn xuống hồ sơ xin việc bị xé, lại cười) Ồ, định xin việc? Muốn hoàn lương sao? Lý lịch mày đen như than mà đòi xin, thế nào, mày bị người ta chửi vô mặt có đã không?

B (không kiên nhẫn, cáu gắt): Im đi!

Bạn xấu (lại vỗ vỗ vai B, ngó qua ngó lại rồi giả bộ nói nhỏ): Mày bình tĩnh nghe tao nói nè. Tao có mối làm ăn ngon lắm, mày muốn làm không? Chỗ quen thân chí cốt mới giới thiệu cho mày, dễ lắm!

B (hất tay hắn ra, nổi nóng): Đừng chọc tao nổi điên!

Bạn xấu: Hứ! Sắp chết đói mà bày đặt thanh cao! Để rồi coi ai nhận mày! Tao vẫn xài số cũ, bao giờ mày thấm thía “sự đời” thì gọi tao!

Nói rồi, bạn xấu bỏ đi, vừa đi vừa cười ha hả. B siết chặt nắm tay, giận dữ quay đi (ngược hướng với hắn)

——————-Cảnh 3: [A, B & giám thị cùng diễn. Giữa sân khấu chuẩn bị 1 cái bàn, 1 cây búa, và 1 cái ghế]———————————-

Ba năm sau.

A đang cầm búa đóng bàn đóng ghế thì thấy giám thị trại giam đi tới, theo sau giám thị là một người cứ đi lầm lũi cúi đầu thật thấp.

Giám thị: Đây là người mới, từ nay xếp chung tổ với anh! Nhớ hướng dẫn anh ta đàng hoàng!

Phạm nhân A (lau lau tay vào vạt áo, vỗ vỗ ngực mình): Dạ… Dạ, được! Giám thị cứ để em!

Giám thị gật đầu hài lòng. Đoạn, anh vỗ vai phạm nhân mới, dặn dò trước khi rời đi.

Giám thị: Nội quy chắc anh nằm lòng rồi, tôi không phải nhắc lại, được chứ?

Phạm nhân B: Dạ, dạ! (giám thị quay người đi, B ngẩng đầu lên, vừa cười vừa vẫy tay chào A) Chào! Chú mày khỏe không?

Phạm nhân A: (giật mình, đụng vào bàn làm nó kêu lạch cạch) A! Là anh!

Phạm nhân B: Phải! Là tao! Có gì chú mày phải ngạc nhiên?

Phạm nhân A: Sao… Sao…

Phạm nhân B (tay gõ gõ mặt bàn, tay sờ sờ cằm, chắc chắc lưỡi): Chà… Tao vắng mới ba năm mà chú mày biết đóng bàn rồi à? Đóng đẹp thế này để lấy chứng chỉ giỏi sao?

Phạm nhân A (đặt búa lên bàn, nhào tới vồn vã hỏi B): Sao… Sao anh lại vào đây?
Chẳng phải anh nói khi ra ngoài sẽ mở tiệm sửa xe à?

Phạm nhân B (bước tới cầm búa lên, đóng đóng xuống bàn): Mày tưởng dễ! Có ai cho tao mượn tiền mở tiệm đâu. Tao vất vả kiếm chỗ vá xe thì cũng có ai tới đâu. Người ta mà nghe dân ở trại mới ra là có ma mới tới làm ăn với mày! Đi xin việc hả, mày đợi tết Công-gô sẽ có người nhận mày đi!

Phạm nhân A (lau lau mồ hôi): Không! Không lý nào!

Phạm nhân B: Phải! Đời chính là vậy! Mày coi phim chắc phải biết! Mày mà phạm tội thì cả đời sẽ là tội phạm, đặc biệt là loại con nghiện bán ma túy như mày. Người ta sẽ nghi mày nhiễm SIDA, sẽ đề phòng mày tái nghiện, sẽ tẩy chay mày như tẩy chay thằng cùi. Mày đừng mong hoàn lương kiếm việc cưng ạ!

A suy sụp, ôm đầu ngồi phịch xuống ghế.

Phạm nhân A (độc thoại): Hèn chi, ba mẹ không ai tới thăm mình. Làm… làm sao đây? Mình mới 22 tuổi, chả lẽ vậy là xong rồi? Còn định khi ra tù mở trại mộc nữa…

Giám thị (đột ngột xuất hiện sau lưng 2 người, B giật nảy mình lùi lại trong khi A vẫn còn ôm đầu rầu rĩ): Sao đây? Không làm, định trốn việc à?

Phạm nhân B (xua tay lia lịa): Đâu… Đâu có đâu, cán bộ!

Phạm nhân A ( vẫn cúi gục đầu, nắm tay siết chặt lại, nghiến răng tự nói 1 mình): Tất cả đều tại lũ bạn xấu xa đó! Nếu không tại tụi nó, mình đâu bỏ học, đâu có hút hít nghiện ngập, đâu có trộm tiền của mẹ, cũng đâu có đánh ba, mình cũng không phải vì kiếm tiền hút mà đi bán, cũng không phải vào tù! Tất cả là tại tụi nó! Tụi bây chờ đó, hai tháng nữa, tao ra được rồi tao cho tụi bây biết tay!

Phạm nhân B (rùng mình): Í ẹ, coi bộ tao sớm gặp lại mày à!

Giám thị (lắc đầu thở dài): Anh còn dám trách người ta? Người ta có kề dao vào cổ ép anh nghỉ học, có ép anh hút ma túy không? Người ta có buộc anh đi trộm cắp không? Hả?

A ngẩng đầu, nhìn giám thị chằm chằm.

Giám thị: Hại anh là ai anh còn không rõ? Nếu anh không đồng ý, ai có thể buộc anh? Đừng nói với tôi anh không biết tác hại của ma túy. Trên TV, báo đài, trong trường học, đâu đâu cũng có nói, là anh không nghe, không phải sao? Ở đó mà đòi đánh người ta, được, nếu anh muốn đánh thì đánh kẻ đáng tội nhất, đó chính là anh!

Phạm nhân A: Tôi… Tôi…

Giám thị: Anh còn trẻ, còn có cha mẹ đợi ở nhà, còn có tương lai dài phía trước. Thay vì ngồi than vãn, sao không cố mà đứng dậy, chứng tỏ cho người ta thấy anh đã thay đổi, cho họ thấy những gì họ nghĩ về anh là sai rồi? Người ta đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Anh không muốn người ta khinh mình, trước hãy tôn trọng mình đi!

Phạm nhân A: Tôi… Tôi…

Giám thị (quay sang B, lạnh lùng nói): Còn anh! Đây là lần cuối anh ở đây, biết chưa?! Nếu còn trở lại, (cười đểu) chớ trách tôi vô tình độc ác!
Nói xong, giám thị bỏ đi, A và B cùng rùng mình ớn lạnh.

————————-Cảnh 4: [Bà mẹ ăn mặc sang trọng xuất hiện trước, sau đó lần lượt là giám thị rồi tới A]———————————————

Tại cổng trại giam, bà mẹ đi tới đi lui, vẻ mặt bà vô cùng sốt ruột.

Bà mẹ (lẩm bẩm): Thằng này, sao còn không ra? Lần này, mày còn không thay đổi là mẹ không tha thứ cho mày nữa!

Vừa lúc ấy, từ phía sau lưng bà, giám thị thong thả đi tới. Anh nhoẻn miệng cười với bà.

Giám thị: Cô khỏi lo! Cháu cam đoan nó đã khác xưa rồi! Chỉ cần cô và gia đình động viên, tạo điều kiện cho nó làm lại cuộc đời, tái hòa nhập cộng đồng thì cháu cam đoan, nó sẽ không tái phạm nữa!

Bà mẹ (hớn hở): Thật hả?

Giám thị (giúi phong bì vào tay bà mẹ): Còn nữa, cái này cô nhận lại đi! Không phải mọi thứ đều cần tiền giải quyết, chính quan niệm sai lầm của cô chú đã đẩy nó vào con đường này. Cháu chỉ làm đúng chức trách, không vì tiền mà thiên vị một ai!

Bà mẹ (cầm lấy phong bì, ngượng ngùng): Phải, cháu nói phải. Nó hư là do lỗi của cô, cô cứ lo kiếm tiền mà bỏ mặc nó. Nó xin tiền cô đều cho mà không quan tâm nó muốn mua gì, nó học hành thế nào, nó kết bạn với ai…

Giám thị: Bây giờ làm lại vẫn chưa muộn đâu cô (anh nhìn đồng hồ đeo tay, khẽ cười) Tới giờ rồi, em nó sắp ra rồi. Cháu phải vào đây!

Sau đó, anh khẽ gật đầu chào bà mẹ. Khi anh đi vào, A cũng đang đi ra. Lúc đi lướt qua nhau, A cúi đầu chào giám thị. Vào lúc ngẩng đầu lên, A nhìn thấy mẹ đang đứng đợi mình. Anh hét lên sung sướng:

– Mẹ! Mẹ! Con về rồi! Con về rồi!

—END—

Bình luận (0)
Khóc trong cơn mưa
Xem chi tiết

-Họ chơi vì còn thiếu kinh nghiệm và hiểu biết, chưa biết hết những tác dụng nguy hiểm ủa loại "độc dược" này. Chơi ma tuý để giải toả căng thẳng hoặc thậm chí chỉ để tạo trò tiêu khiển cho người khác,...

-Mình chưa dùng ma tuý nhưng theo tìm hiểu thì đây là một chất đã dây vào là rất khó bỏ, khi thiếu thuốc để hút chích dễ lên cơn thèm. Trộm cắp tiền để mua, dùng quá liều dễ gây sốc thuốc, ảo giác, sùi bọt mép và tử vong,...

Bình luận (3)
Hàn Băng Tâm
6 tháng 4 2022 lúc 21:42

Theo bạn , 2 câu bạn đăng thì trả lời như nào :)? Bạn chơi ma tuý rồi à mà sao biết rõ thế rồi còn hỏi .Bạn muốn câu trả lời của 2 câu này , về nhà mà thử , ở trên web không chứa chấp loại người như bạn đâu . Tôi nói tiếng người chắc bạn không hiểu đâu nhỉ ? Vì nhiều người nhắc bạn , nhưng bạn vẫn như vậy , không thay đổi được gì . Đối với loại người như bạn, bố mẹ không dạy được thì để xã hội dạy lại con người của bạn . Có ăn học đành hoàng mà phát ngôn , hành động thiếu suy nghĩ , như vậy thì khác nào là người vô đạo đức. Thay đổi đi bạn ạ, lớn ra ngoài xã hội không được vênh váo như trong web đâu , sống tử tế một chút , để người đời bớt khinh .

 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Nguyen Thanh Thuy
Xem chi tiết
Hoàng Đức Dũng
25 tháng 2 2018 lúc 7:32

Giải vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 3 | Giải VBT Tự nhiên và Xã hội 3

Bình luận (0)
Linh Popopurin
Xem chi tiết
Nguyen Thanh Thuy
Xem chi tiết
Hoàng Đức Dũng
23 tháng 7 2019 lúc 7:42

Trả lời

  Tác hại của thuốc lá Tác hại của rượu, bia Tác hại của ma túy
Đối với người sử dụng

- Người sử dụng thuốc lá bị nghiện.

- Gây ra nhiều bệnh như ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp, tim mạch

- Khói thuốc gây hơi thở hôi, răng ố vàng, môi thâm, da sớm bị nhăn.

- Gây nghiện.

- Gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch ,thần kinh.

- Gây ra lối sống bê tha (quần áo xộc xệch, mặt đỏ, đi loạng choạng,…)

- Chỉ thử một lần cũng gây nghiện.

- Hủy hoại sức khỏe, gây mất khả năng lao động.

- Dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, hủy hoại hệ thần kinh (thường không làm chủ được bản thân rất đến những sự việc đáng tiếc)

Đối với người xung quanh

- Nếu hít phải khói thuốc cũng gây ra bệnh như những người hút thuốc.

- Trẻ em thì dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa, ngoài ra trẻ em dễ bắt chước và trở nên nghiện thuốc lá.

- Chịu ảnh hưởng bởi các hành động gây ra bởi người say rượu bia như nạn nhân của tai nạn giao thông, bị người say rượu gây sự, đánh, cướp giật.

- Gây thiệt hại về kinh tế.

- Gia tặng các tệ nạn xạ hội, tỉ lệ tội phạm gia tăng.

Bình luận (0)
Ánh Dương
Xem chi tiết