Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Duyên Mỹ
Xem chi tiết
Hoàng long
Xem chi tiết
chicothelaminh
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 11 2016 lúc 20:25

ó những nhà thơ nhà văn cùng một thời đại, cùng một đề tài nhưng lại không có chi tiết hình ảnh nào giống nhau thế nhưng cũng có những người không cùng thời đại vậy mà lại có cùng một hình ảnh với cách ví von khác nhau. Không hiểu sao chỉ là một hình ảnh chi tiết mà họ lại có thể giống nhau về việc lựa chọn như thế. Sự trùng hợp trong việc lựa chọn hình ảnh muốn nhắc đến ở đây chính là tiếng suối trong côn sơn ca của Nguyễn Trãi và cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Hai con người hai bài thơ khác nhau nhưng lại chung một chi tiết tiếng suối.

Trước hết ta thấy được sự tương đồng giữa hai cách ví von của hai nhà thơ về tiếng suối. Sự trùng hợp là khi cả hai người cùng tìm đến tiếng suối trong hình ảnh của bài thơ của mình. Cả hai tiếng ví von tiếng suối giống như những khúc nhạc, bài ca. Chính những điểm tương đồng ấy đã làm nên những nét tương đồng trong hai bài thơ. Cả hai tiếng suối được nhắc đến và ví von thật hay và mang đầy những nét nghệ thuật.

Tuy nhiên hai hình ảnh ấy cũng mang đến những cách ví von khác nhau giữa hai tiếng suối ấy.

Thứ nhất là cách ví von tiếng suối trong bài thơ côn sơn ca của Nguyễn Trãi. Nhà thơ ví tiếng suối như tiếng đàn cầm bên tai:

“Côn Sơn suối chày rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

Tiếng suối chảy rì rầm như tiếng đàn cầm du dương êm dịu tai. Thật sự tiếng suối ấy nghe thật êm dịu như những tiếng đàn cầm. Trong Côn Sơn âm thanh ấy quả thật quá hay. Cái tiếng rì rầm như hay hơn khi ví với tiếng đàn cầm. Có thể nói là âm thanh của tiếng suối chính là khúc ca của Côn Sơn ấy.

Còn tiếng suối trong thơ Bác lại được ví von như tiếng hát của người con gái từ nơi xa vọng vào:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Tiếng suối kia được nhân hóa như tiếng hát của người con gái nào hát ở đằng xa. Người con gái ấy có giọng hát cao trong vút, tiếng suối ấy thật là làm cho êm dịu lòng người nơi đây. Bác đã sử dụng biện pháp so sánh để từ đó cho thấy âm thanh hay của tiếng suối kia. bác không đơn thuần tả dòng suối với tiếng kêu róc rách.

Điều đó cho thấy con người trở thành thước đo của cái hay cái đẹp đặc biệt là hình ảnh người con gái. Tiếng hát ấy từ xa vọng lại như thì thầm mời gọi thật sự như một tiếng hát nỉ non trong chốn rừng sâu này.

Như thế qua đây ta thấy được hai nhà thơ hai cách ví von đã đem lại sự phong phú cho việc diễn tả âm thanh của tiếng suối. Cùng một tiếng suối mà có hai cách ví von. Chính vì thế mà âm thanh tiếng suối thật sự được nhân hóa như những khúc nhạc hay.

chicothelaminh
11 tháng 11 2016 lúc 12:06

dài quá bạn ơi

bạn có thể viết các ý chính được ko Mai Phương aNH

Tuấn Anh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
8 tháng 5 2023 lúc 21:13

- Xuất thân: 

+ Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê Hải Dương.

+ Ông sinh ra trong một gia tộc nhiều đời là quan võ dưới nhiều triều đại nổi tiếng cương trực lập trường thương dân, đấu tranh chống lại cường quyền và bạo lực. 

- Cuộc đời: 

+  Lên 6 tuổi, mẹ qua đời, Nguyễn Trãi phải về Côn Sơn ở với ông ngoại Trần Nguyên Đán.

+ Năm 1390, ông ngoài qua đời, ông lại theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.

+ Năm hai mươi tuổi (năm 1400), Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh và cùng với cha ra làm quan với nhà Hồ.

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về nước tìm cách phục thù cứu nước.

+ Khi nghe tin Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Trãi bèn trốn khỏi Đông Quan tìm vào Thanh Hoá gặp Lê Lợi, dâng “Bình Ngô sách”, được Lê Lợi trọng dụng. Trải qua biết bao gian khổ, cuối cùng Nguyễn Trãi đã thực hiện được ước mơ cháy bỏng của ông: đánh đuổi được giặc Minh, mang lại độc lập cho đất nước năm 1427.

+ Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Được tin cậy trở lại, ông hăng hái làm việc đến quên đi bản thân thì lúc ấy lại bất ngờ xảy ra vụ việc đáng tiếc: vua Lê Thái Tông băng hà tại nhà riêng của ông ở Lệ Chi Viên.

+  Năm 1442, cả nhà Nguyễn Trãi đã bị giết.

+ Năm1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa nỗi oan của ông rồi cho sưu tầm lại thơ văn. 

- Phong cách: Văn của Nguyễn Trãi giàu tính hình tượng, tính thẩm mĩ, tính trữ tình. Ông vừa kế thừa những thành tựu thơ ca của văn học nước nhà những thế kỉ trước, vừa góp phần quan trọng vào việc định hướng mới cho sự phát triển văn học dân tộc các thời kì sau

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 11 2017 lúc 17:15

Giống nhau:

    ●    Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.

    ●    Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng: nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người. Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.

Khác nhau: Cách ví von tiếng suối của Hồ Chí Minh có phần sinh động hơn vì được so sánh với tiếng hát của con người. Còn cách ví von của Nguyễn Trãi lại mang sắc thái cổ điển hơn, được so sánh với tiếng đàn cầm.

Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Phương Trâm
31 tháng 10 2016 lúc 21:07

- Cả hai đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên. Cả hai đều nghe tiếng suối mà như nghe nhạc trời.

- Mặc dù nhạc trời 1 bên là đàn cầm, một bên nhạc trời là tiếng hát. Đàn cầm và tiếng hát khác nhau nhưng cũng là 1, đều là âm nhạc cả.

Jackbroun23
Xem chi tiết
Vũ Hà Anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 8 2017 lúc 2:05

Giống nhau: hai cách ví von chỗ cùng lấy tiếng suối của thiên nhiên làm đối tượng để cảm thụ và so sánh

+ Nguyễn Trãi và Bác là những nhân cách lớn, với tâm hồn thi sĩ.

- Khác biệt: Tiếng suối của Nguyễn Trãi gắn với địa danh Côn Sơn, suối của Côn Sơn, còn tiếng suối trong thơ Bác là tiếng suối vô danh

+ Nguyễn Trãi nghe tiếng suối như tiếng đàn, còn Bác nghe tiếng suối như tiếng hát, nhưng tiếng hát xa chứ không phải ở khoảng cách gần

+ Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi có vẻ như được nghe vào ban ngày, tiếng suối trong thơ Bác cảm nhận trong đêm