Những câu hỏi liên quan
Lê Hải Yến
Xem chi tiết
Hội Pháp Sư
19 tháng 10 2016 lúc 9:58
A. Mở bài.- Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.- Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.B. Thân bài.- Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét gây ấn tượng).- Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu đối với học trò,…).- Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo) đó là gì?- Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao?C. Kết bài.- Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) đó bằng một sự kính trọng và yêu mến sâu sắc ra sao? 
Bình luận (0)
Akiko Mai
19 tháng 10 2016 lúc 12:47

Mở bài:

Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Bình luận (0)
Nguyễn Hải Nam
5 tháng 12 2016 lúc 21:05

Với mỗi học sinh, các bạn sẽ có một tấm gương thầy cô giáo mẫu mực, đáng yêu đáng kính của riêng mình. Với riêng tôi, tôi sẽ không thể nào quên cô Minh, giáo viên chủ nhiệm lớp 6H của tôi bây giờ.

Cô Minh là giáo viên chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy Tiếng Anh của lớp tôi. Cô có dáng người cao và gầy. Đôi mắt cô rất sáng và đẹp. Dáng cô đi lúc nào cũng nhanh nhẹn và có phần vội vã. Cũng đúng thôi vì cô là một giáo viên dạy giỏi cùa trường nên cô thường xuyên bận rộn với rất nhiều việc.

Còn tôi lại là một đứa học sinh nhút nhát và nắm bắt bài rất chậm. Nhất là với môn Tiếng Anh thì tôi càng chậm hiểu hơn nữa. Tuy thế, tôi cũng chẳng dám hỏi ai bao giờ. Ai mà thèm quan tâm đến một đứa học dốt như tôi chứ! Cô Minh cũng vậy thôi. Cô cũng sẽ chỉ thích những hạn học giỏi, thông minh.

Cứ thế, tôi tự cô lập mình trong cái thế giới vỏ ốc của mình. Điểm kiểm tra thấp dần, đến nửa đầu học kì một thì tôi là một trong những học sinh yếu nhất lớp. Tôi chán nản vô cùng và trở nên ít nói, lì chơi với bạn bè cùng lớp. Chắc rằng cũng chẳng có ai muốn chơi với tôi.

Một hôm, khi tôi đang gật gù buồn ngủ thì có tiếng hỏi:

- Lát nữa chắc cô kiểm tra đấy, cậu học với tớ không?

Tôi ngao ngán ngẩng lên thì thấy Bình - cậu lớp trưởng học giỏi nhất lớp đang chờ mình trả lời. Phần vì nể, phần vì lo kiểm tra thật tôi đành gật đầu. Thật không ngờ, Bình lại giảng hay đến thế. Cậu ấy nói đến đâu tôi hiểu đến đấy. Sau buổi ấy, tôi thường xuyên được bạn ấy giúp đỡ rất tận tình...

Cứ như vậy, tôi học khá dần lên, tôi luôn cảm ơn Bình đã giúp đỡ tôi nhiều đến thế. Cho đến một ngày...

Hôm ấy, khi tôi đang sung sướng cầm hài kiểm tra Tiếng Anh được điểm 8 thì có tiếng gọi tôi lên phòng giáo viên gặp cô chủ nhiệm. Tôi lo lắng không biết có chuyện gì. Tôi đâu có mắc lỗi gì mà cô cần gặp tôi? Nhưng thật lạ là nhìn thấy tôi cô lại tươi cười. Bảo tôi ngồi xuống bên cạnh, cô nhìn tôi với ánh mắt đùa vui:

 

- Bạn Bình có hay bắt nạt em không?

Thấy tôi vẫn ngơ ngác. Cô lại hỏi:

- Em và Bình cùng học với nhau vậy có gì không muốn hỏi các thầy cô em cứ hỏi bạn ấy nhé!

Rồi giọng cô trầm xuống:

- Cô rất tiếc là không có nhiều thời gian để theo sát và giúp đỡ các em. Cô chỉ nắm được tình hình lớp qua các bạn cán bộ lớp. Bình đã hứa là sẽ giúp đỡ em vậy

em yên tâm và cố gắng nhé!

Bây giờ thì tôi đã hiểu ra tất cả! Thì ra, cô đã họp cán bộ lớp, hỏi han về tình hình học tập của từng người rồi phân công học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Tôi đã từng nghĩ cô là người lạnh lùng, chỉ thích những học sinh giỏi và ghét bỏ những đứa học kém như tôi. Thật không ngờ!... Trở về lớp học, tôi thấy xúc động quá! Vậy là chưa bao giờ tôi đơn độc, còn có biết bao người chăm lo, giúp đỡ tôi học hành. Và tôi thầm biết ơn tất cả những điểu tốt đẹp cô giáo chủ nhiệm đã mang đến cho tôi.



 

Bình luận (0)
Reton VN
Xem chi tiết
nguyen thi dung
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 3 2019 lúc 12:34

1. Mở bài : Giới thiệu chung :

Trường em tên là gì ? Ở đâu? (trường em tên Bế Văn Đàn, nằm ở một con đường khá yên tĩnh)

2. Thân bài : - Tả khái quát về ngôi trường:

Nhìn từ xa trường hiện ra với những chi tiết gì nổi bật ? (cánh cổng lớn, màu ngói đỏ, tường vàng, hàng rào bao quanh, cây xanh tỏa bóng mát)

- Tả từng bộ phận :

 + Hình dáng của ngôi trường ? (Hình chữ u với ba dãy nhà lớn, khang trang, hướng ra sân trường).

 

     + Cổng trường (trang nghiêm, phía trên là tên trường).

+ Bước vào bên trong là sân trường rộng, lát xi măng phẳng phiu.

     + Cột cờ cao, trên đỉnh cột là lá cờ đỏ sao vàng bay phần phật.

     + Cây cối (hai hàng cây tỏa bóng mát, dưới mỗi gốc cây đặt hai ghế đá, học sinh thường ngồi đọc sách hoặc vui chơi).

     + Trống trường (đặt trước phòng Ban Giám hiệu).

     + Các phòng học (có tấm bảng nhỏ ghi số phòng, trên lớp. Trong mỗi lớp có quạt, đèn điện, giá sách, ảnh Bác, năm điều Bác Hồ dạy. Cuối lớp có báo lớp trên đó là các sáng tác của các bạn trong lớp...).

Sau khu phòng học là vườn trường với nhiều loại cây, hoa và khu vui chơi với cầu trượt, đu quay ...

3. Kết bài:

- Em rất yêu quý ngôi trường.

- Mong muốn trường mỗi ngày một to đẹp hơn, khang trang hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
1 tháng 9 2017 lúc 20:14

a. Mở bài

- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …

- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)

b. Thân bài

- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)

- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?

- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?

- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?

- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)

c. Kết bài

- Không khí gia đình em khi kể chuyện

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Giang
30 tháng 11 2021 lúc 14:41

câu chuyện cảm động mà tôi sẽ kể cho bố mẹ xảy ra vào buổi học đầu tiên của lớp 7.

Tiết đầu tiên sẽ là môn Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi. Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa. Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Nghe xong, cả lớp đều rất buồn.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, cả lớp cùng nhau hồi tưởng về cô giáo cũ. Cô tên là Thu, một giáo viên trẻ. Buổi học đầu tiên, cô mặc áo dài rất xinh. Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình. Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống.

Còn nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô. Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa. Cả lớp đều nuối tiếc khi không thể nói lời tạm biệt cô.

Nhưng lời dặn dò cố gắng học tập của cô vẫn còn đó. Điều đó khiến chúng tôi tự nhủ phải cố gắng học tập hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
@@Hiếu Lợn Pro@@
Xem chi tiết
Đặng Phương  Anh
29 tháng 3 2020 lúc 21:48

I. Mở bài:

Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề.

Trong cuộc sống môi trường thiên nhiên đóng góp một phần rất quan trọng trong hệ sinh thái và có tác động to lớn đến con người. Nhưng hiện nay thiên nhiên đang bị tàn phá rất nặng nề. Bàn về môi trường thiên nhiên có ý kiến cho rằng: "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người". Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn đã được thực tế chứng minh.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái....

Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

2. Chứng minh:

Lợi ích của môi trường thiên nhiên:

+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.

+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.

+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.

+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt...

Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:

+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.

+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.

+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.

3. Biện pháp:

Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.

Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới

Ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp

Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu

Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.

Tuyên truyền lợi ích của môi trường

III. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề

Liên hệ bản thân

Môi trường thiên nhiên là ngôi nhà chung của mọi người vì vậy hãy cùng nhau xây dựng Trái Đất xanh. Bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Phương  Anh
29 tháng 3 2020 lúc 21:45

I. Mở bài:

Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề.

Trong cuộc sống môi trường thiên nhiên đóng góp một phần rất quan trọng trong hệ sinh thái và có tác động to lớn đến con người. Nhưng hiện nay thiên nhiên đang bị tàn phá rất nặng nề. Bàn về môi trường thiên nhiên có ý kiến cho rằng: "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người". Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn đã được thực tế chứng minh.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái....

Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

2. Chứng minh:

Lợi ích của môi trường thiên nhiên:

+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.

+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.

+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.

+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt...

Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:

+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.

+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.

+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.

3. Biện pháp:

Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.

Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới

Ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp

Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu

Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.

Tuyên truyền lợi ích của môi trường

III. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề

Liên hệ bản thân

Môi trường thiên nhiên là ngôi nhà chung của mọi người vì vậy hãy cùng nhau xây dựng Trái Đất xanh. Bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
bạn ngọc anh
31 tháng 3 2020 lúc 17:01

# tham khảo #

1. Mở bài:

Vai trò của rừng đối với đời sống con người Rừng đang bị tàn phá nặng nề do đó vấn đề bảo vệ rừng lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

2. Thân bài:

Chứng minh vai trò của rừng trong việc điều hòa khí hậuRừng là lá phổi thanh lọc không khí, cung cấp oxi cho sự sống con người và sinh vật khácRừng là tấm lá chắn che chở con người và của tài sản của họ khỏi những trận gió, bão, lũ lụt,...Rừng ngăn dòng chảy của nước, chống xói mòn đất, tạo chất mùn cho đất, tạo mạch nước ngầm…Chứng minh vai trò của rừng đối với thảm động, thực vật khácRừng là nơi ở của hàng trăm loài thảo dược quý hiếm linh chi, nấm, nhân sâm…Rừng là nơi sinh sống của động vật đang có nguy cơ tiệt chủngChứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi kinh tế cho con người:Rừng cung cấp gỗ cho xây dựng, cung cấp dược liệu, gen động, thực vật quý hiếm, khoáng sản…Rừng là nơi bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên, nơi lí tưởng cho phát triển du lịch sinh thái.Chứng minh rừng còn có vai trò quan trọng trong an ninh, quốc phòngRừng là người thân, là mái nhà cho chiến sĩ, bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến trường kìRừng bảo vệ chiến sĩ khỏi tầm mắt của giặc, rừng cùng nhân cả nước kháng chiến.Phản đề: Nêu thực trạng hiện nay và phân tích nguyên nhân, tác hại:Thực trạng: Diện tích rừng ngày một thu hẹpNguyên nhân chính phải kể đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không hợp lí và nạn chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ...Tác hại: hệ sinh thái mất cân bằng, thảm động thực vật quý hiếm cạn kiệt, tài nguyên rừng giảm hẳn,...Phương pháp bảo vệ rừng: trồng rừng,...

3. Kết bài

Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng và ý nghĩa bảo vệ rừngLiên hệ bản thân trong việc bảo vệ rừng


# học tốt #   ^_^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
๖ۣۜNɢυуễи тυấи αин
Xem chi tiết
Linh Linh
12 tháng 2 2019 lúc 17:25

Đề 1 : 

Lập dàn ý cho bài văn : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !

Mở bài: Bạn có thể nêu tác dụng của việc học một cách khái quát hoặc hậu quả nếu không chịu khó học tập => nếu không chịu khó học tập sẽ không làm được việc gì có ích

Thân bài:
- Giải thích
+ Học là gì? (Học là con đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng...)
+ Nêu một số dẫn chứng những tấm gương thành công bằng việc học.
+Học có nhiều dạng học: Học nghề, học phổ thông, học nâng cao, học chuyên nghiệp.....
- Khẳng định sự quan trọng của việc học:
+ Truyền thống của dân tộc ta tôn sự trọng đạo, coi trọng sự học, coi trọng thầy giáo.
+ Trong kháng chiến chống Pháp Mỹ (Ví dụ như kháng chiến chống Pháp chúng thực hiện chính sách "Ngu dân" với dân ta không cho dân ta học hành khiến dân ta kém hiểu biết để dễ bề cai trị....)
+ Hiện nay việc học quan trọng thế nào (Cuộc sống ngày càng hiện đại làm gì cũng cần phải có kiến thức...)
- Thực trạng hiện nay (Có nhiều bạn không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là SV rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan....) Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gi`?
- Hậu quả nếu không học tập.
Kết bài: Nếu mở bài bạn nêu lợi ích của việc học thì kết bài cũng thế còn nếu mở bài bạn nêu hậu quả nếu không học tập thì kết bài cũng thế

Đề 2 : 

Dàn bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên)

– Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bời với nhau như thế nào.

– Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (theo cả 2 nghĩa đó là tích cực và tiêu cực)

2. Thân bài

– Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người.

– Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mấtđộng vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).

– Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đều con người và thiên nhiên như không có nước sạch, lũ lụt, môi trường ô nhiễm,…

– Liên hệ ngay đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương

– Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp ?

3. Kết bài

– Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời.

– Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản
thân mình và toàn xã hội.

Bình luận (0)
#Tiểu_Tỷ_Tỷ⁀ᶜᵘᵗᵉ
Xem chi tiết
thuan doan
7 tháng 5 2019 lúc 19:18

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bác bảo vệ trường em

Ví dụ:
Trong mỗi cuộc đời chúng ta, ai cũng có một thời cắp sách đến trường. những kỉ niệm thời học sinh luôn là những kỉ niệm tươi đẹp nhất. những kỉ niêm về trường học và thầy cô là những kỉ niệm khó quên. Một nhân vật mà không thế thiếu trong thời cắp sách của mỗi chúng ta khi đến trường, người giúp ta giữ sạch trường,… đó là bác bảo vệ.
II. Thân bài: tả bác bảo vệ trường em
1. Tả bao quát về bác bảo vệ trường em

Bác bảo vệ trường em năm nay 55 tuổiBác bảo vệ là người không có gia đình nên chú ở lại để làm bảo vệ trường emBác bảo vệ luôn làm tròn trách nhiệm của mình

2. Tả chi tiết về bác bảo vệ trường em
a. Tả ngoại hình bác bảo vệ

Bác bảo vệ có thân hình gầy gòBác bảo vệ có mái tóc muối tiêu, vài cộng bạc vài cộng đenBác bảo vệ trường em có gương mặt phúc hậuBác có đôi mắt long lanhĐôi tai của bác toBác có đôi môi luôn mỉm cườiBác thường mặc bộ đồ bảo vệ và đi dép bộ đội

b. Tả tính tình của bác bảo vệ

Bác bảo vệ trường em rất thân thiệnBác bảo vệ trường em luôn giúp bọn em trong việc dọn dẹp trườngBác luôn giúp bọn em nhiều công việcBác bảo vệ rất yêu thương bọn em

c. Tả hoạt động của bác bảo vẹ

Bác bảo vệ luôn đi qua đi lại trong trường để tuần traBác thường xuyên dọn dẹp sân trườngBác hay giúp đỡ bọn em và mọi người xung quanh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bác bảo vệ trường em

 

DÀN Ý:

I. Mở bài: giới thiệu cô giáo em đang say sưa giảng bàiVí dụ:
Mỗi chúng ta ai cũng có một thời học sinh vô cùng thú vị và đáng nhớ. Từng kỉ niệm, từng gắn bó luôn luôn có sự góp mặt của bạn bè, thầy cô. Chúng ta không thể quên đi hình ảnh những người thầy, người cô đã giảng dạy chúng ta. Em thích nhất là lúc cô giáo đang say sưa giảng bài, truyền đạt hết những kiến thức mà cô biết cho chúng em.
II. Thân bài: tả cô giáo đang say sưa giảng bài
1. Tả bao quát cô giáo đang say sưa giảng bài:

Đang tiết học sinh của của Thư, tụi em thường gọi cô là “ Thư sinh”Chúng em đang nghe cô giảng bàiCô đang say sưa giảng bài

2. Tả chi tiết cô giáo đang say sưa giảng bàia. Tả ngoại hình cô giáo đang say sưa giảng bài

Cô giáo em đang say sưa giảng bài rất xinh đẹpCô mặc một chiếc áo dài mùa tím mộng mơMái tóc của cô đen, dài và óng mượtCô mang đôi dép caoCô có đôi mắt đẹpĐôi môi cô chum chím rất xinh xắnMũi của cô cao

b. Tả cô đang say sưa giảng bài:

Cô giáo cầm quyển sách trên tay và cầm phấn một tayCô giáo vừa giảng bài vừa say sưa nói không dứtCô đi qua đi lại, vừa đi vừa nóiVẻ mặt của cô rất trang nghiêm

c. Hình ảnh cô giáo đang giảng bài đối với em

Giọng cô giảng bài rất đầm ấm và trìu mếnKhi cô giảng cả lớp cũng im lặng để ngheCô giúp em hiểu bài hơnCô dạy chúng em từng li từng tí và chỉ dạy chúng em từ li

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em đối với hình ảnh cô giáo đang say sưa giảng bài

Bình luận (0)
Nguyễn Phương
7 tháng 5 2019 lúc 19:56

I.Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu hình ảnh cô giáo đang say sưa giảng bài.

Tuổi học trò có lẽ là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nơi đó ta có những người bạn để động viên, chia sẻ mọi niềm vui cũng như nỗi buồn, và hơn hết là được lắng nghe những bài học tri thức quý báu mà các thầy cô đã tận tâm truyền đạt. Đối với em, em rất thích được ngắm cô Lam, giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn của lớp em trong tà áo dài, say sưa giảng bài.

II.Thân bài                                                                                                                                       

1.Giới thiệu chung về cô

Cô là giáo viên dạy văn đồng thời là giáo viên chủ nhiệm.Mỗi bài giảng của cô là kết quả của bao đêm thức khuya soạn giáo án, của bao sự bền bỉ, kiên trì đọc và trau dồi tri thức.Cô năm nay đã gần 40 tuổi. Ở cô toát lên vẻ đằm thắm dịu dàng của một người yêu văn chương, vì thế ở bên cô, chúng em luôn cảm thấy sự an toàn, ấm áp và cảm nhận được sự say sưa, nhiệt huyết với nghề.Dáng người cô gọn gàngGương mặt trái xoan cùng nước da trắng hồng nên trông cô lúc nào cũng trẻ hơn so với tuổi của mình.Đôi mắt ẩn chứa biết bao tình yêu thương với học trò, sự nhiệt huyết với bài học.

2. Cô đang say sưa giảng bài

Hôm nay cô mặc chiếc áo dài màu tím, gợi ra vẻ thiết tha của cô gái Huế.Mái tóc được buộc gọn gàng để lộ gương mặt cùng nụ cười tươi tắn.Đôi bàn tay cô thon thon, như búp măng đang nhẹ nhàng cầm viên phấn trắng viết lên bảng những dòng chữ thật ngay ngắn, thẳng hàng: “Bức tranh của em gái tôi”Giọng cô cất lên trầm ấm dịu dàng lôi cuốn học trò đắm chìm trong bài giảng.Ánh mắt cô nhìn học sinh đầy trìu mến yêu thương. Ánh mắt ấy như thay bao lời nói của cô. Ánh mắt hài lòng khi học sinh hăng hái trong giờ học. Ánh mắt buồn phiền khi học sinh chưa chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi đến lớp.Cách dạy của cô luôn sáng tạo để chúng em không cảm thấy nhàm chán hay buồn ngủ khi học văn.Cô thường đưa ra những câu hỏi đọc hiểu để học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, còn sau đó đến lớp mới bắt đầu tìm hiểu chi tiết. Như vậy học sinh có thể nắm bài chắc chắn hơn.Cô thường tổ chức những trò chơi nhỏ để tăng thêm phần sinh động cho buổi học.Mỗi bài học, cô đều kể những câu chuyện liên quan, thu hút học sinh chúng em.Những câu chuyện vui khiến cả lớp đều cười lăn cười bò. Mỗi khi cô cười để lộ ra hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Nụ cười của cô trông thật hiền lành như cô Tiên trong truyện cổ tích.Có những câu chuyện thật cảm động khiến ai nấy đều trầm ngâm, suy nghĩ.Mỗi khi giảng bài, cô thường đọc rất chậm để chúng em kịp ghi, đi quanh lớp để soát xem chúng em có sai lỗi chính tả nào, cô sẽ nhắc sửa lạiVới bài học ngày hôm nay, cô giảng cho chúng em nghe về ý nghĩa câu chuyện: hãy biết trân trọng và ghi nhận thành công và tài năng của người khác, lòng ghen ghét đố kỵ chỉ làm cho con người càng chìm sâu vào sự ích kỉ, từ đó hủy hoại những mối quan hệ tốt đẹp.Sau bài học, chúng em luôn suy nghĩ về ý nghĩa đó. Liệu rằng trong chúng ta, có ai chưa một lần ghen ghét, đố kỵ? Nhưng vượt qua nó, chiến thắng được nó mới là điều quan trọng.

III.Kết bài

Khẳng định lại tình cảm của bản thân.

Nhờ cô Lam mà những giờ học văn đã không còn trở nên nhàm chán. Chúng em luôn biết ơn cô vì nhờ đó mà chúng em thêm yêu môn Ngữ Văn, thêm yêu cuộc sống và biết cách sống sao cho ý nghĩa.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Như
25 tháng 8 2016 lúc 12:22

Mở bài: - Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi). - Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động). 

Thân bài: - Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu). - Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại? - Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không? - Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không? - Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không? Kết bài: - Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể. - Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.


BÀI LÀMChiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.  

THAM KHẢO BÀI NÀY NHA BẠN
Bình luận (2)
Thảo Phương
1 tháng 8 2018 lúc 8:26

1. Mở bài :

* Giới thiệu chung :
- Chuyện xảy ra vào thời gian nào ? Ở đâu ? (Ở lớp em).
- Đó là chuyện lí thú hay cảm động ? (Cảm động)

2. Thân bài :

* Kể lại diễn biến câu chuyện :
- Đang giờ học văn , bạn Thu được báo ra cổng trường gặp người nhà.
- Bạn trở vào với vẻ mặt buồn rầu và đôi mắt đổ hoe.
- Cô giáo hỏi lí do, Thu cho biết bạn ấy mới nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.
- Cả lớp lặng đi vì xúc động.
- Cô giáo cử hai bạn chở Thu đến bệnh viện.
- Lớp em nhanh chóng quyên góp để ủng hộ, giúp đỡ phần nào cho gia đình bạn ấy.

3. Kết bài :

- Rất thương người bạn bất hạnh.
- Thấm thía bài học về lòng nhân ái.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Giang
30 tháng 11 2021 lúc 14:42

câu chuyện cảm động mà tôi sẽ kể cho bố mẹ xảy ra vào buổi học đầu tiên của lớp 7.

Tiết đầu tiên sẽ là môn Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi. Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa. Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Nghe xong, cả lớp đều rất buồn.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, cả lớp cùng nhau hồi tưởng về cô giáo cũ. Cô tên là Thu, một giáo viên trẻ. Buổi học đầu tiên, cô mặc áo dài rất xinh. Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình. Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống.

Còn nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô. Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa. Cả lớp đều nuối tiếc khi không thể nói lời tạm biệt cô.

Nhưng lời dặn dò cố gắng học tập của cô vẫn còn đó. Điều đó khiến chúng tôi tự nhủ phải cố gắng học tập hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
trịnh mai chung
Xem chi tiết
thanh
1 tháng 12 2016 lúc 19:52

Thưa Bác, cháu sinh ra khi đất nước đã hòa bình và cháu biết để có được những buổi sáng trong lành như sáng nay đã có biết bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hy sinh vì độc lập tự do toàn vẹn lãnh thổ của nước nhà.

Những ngày này lòng cháu dâng lên nhiều những đợt sóng tình cảm khác lạ. Bước ra đường bắt gặp hình ảnh những lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, cháu thêm yêu đất nước mình biết bao. Đã có rất nhiều sách vở tài liệu bài báo khác nhau cả trong và ngoài nước viết về Bác, nhưng với cháu, tất cả dường như vẫn chưa đủ cho trí tuệ, tài năng, tâm hồn và nhân cách của Bác. Cháu đã đến thăm trường Dục Thanh, Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, cháu rất cảm động trước từng hiện vật trưng bày. Cháu khát khao ngày được ra thăm Ba Đình lịch sử để được gặp Bác.

Bác ơi! Cháu tự hào vì từng ngày được sống trên chính thành phố mang tên Bác - thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố đang đổi thay từng ngày Bác ạ, tuổi trẻ chúng cháu cũng đang ra sức học tập luyện rèn, làm theo lời Bác để góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh.

À thưa Bác! Hôm qua chương trình Văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam vừa phát bài viết về Bác theo lời kể của bác Vũ Kỳ. Cháu đã kịp ghi âm lại để cất giữ cho riêng nỗi nhớ Bác. Bao năm rồi kể từ ngày Bác ra đi, Bác vẫn hiện hữu trong đời sống của mọi nhà, mọi người, mọi ngành nghề lĩnh vực bằng những câu nói bất hủ, bằng những việc làm giản dị mà vĩ đại, bằng cả cuộc đời Bác đã hy sinh cho dân tộc Việt Nam.

Cháu xin mạo muội thay mặt cho tất cả những bạn trẻ Việt Nam gửi tới Bác sự ngưỡng vọng kính yêu. Cháu xin kết thúc lá thư này ở đây vì biết Bác còn rất nhiều công việc khác nữa chưa lo xong.

Cháu chào Bác kính yêu.

Thanh

Đỗ Kim Thanh

Bình luận (0)