Quan sát hình 9.5, nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản.
Quan sát hình 9.5, nhận xét về mức độ tập trung và dặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản.
- Công nghiệp Nhật Bản có mức độ tập trung cao, nhiều trung tâm và cụm trung tâm lớn, nhiều dải công nghiệp với nhiều trung tâm công nghiệp.
- Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt phía Thái Bình Dương.
Dựa vào thông tin trong bài kết hợp quan sát hình 30.2, hình 30.3 và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực.
- Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới.
* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực
- Vai trò:
+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.
+ Nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.
+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia.
- Đặc điểm:
+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.
+ Giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thủy điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.
* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới
- Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng lên, đến năm 2020 đạt 25 865 tỉ kWh.
- Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản,…
Cho bản đồ: Các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản
Nhận xét nào sau đây đúng nhất về sự phân bố công nghiệp của Nhật Bản?
A. Tập trung ở phía Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống
B. Phân bố đều trên toàn bộ lãnh thổ
C. Tập trung ở phía Nam với các ngành công nghiệp truyền thống.
D. Tập trung ở phía Đông Nam đảo Hôn-su gắn với chức năng cảng.
Dựa vào bản đồ đã cho, các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản thường tập trung ở phía Đông và gắn với hệ thống cảng biển để xuất nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm thuận tiện => Chọn đáp án D
Dựa vào hình 23.4 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Nhật Bản.
- Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp của Nhật Bản.
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Nhật Bản
- Ở Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020).
- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Nền nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa nguồn lao động.
- Ngành trồng trọt: có vị trí quan trọng, chiếm hơn 63% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp (năm 2020). Các cây trồng chính của Nhật Bản là lúa gạo, lúa mì, đậu tương, củ cải đường, chè, cây ăn quả.
- Ngành chăn nuôi: được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp. Ngành chăn nuôi được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị cao như bò sữa, bò thịt,...
- Ngành thủy sản:
+ Khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế với sản lượng đánh bắt hằng năm lớn nhưng có xu hướng giảm. Các loại thuỷ sản khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá thu, cá tuyết, mực,...
+ Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được chú trọng, các loại thuỷ sản nuôi trồng như cá hồi, cá chép, lươn, ngọc trai, rong biển,...
- Ngành lâm nghiệp: là ngành được chú trọng phát triển.
+ Nhật Bản có diện tích rừng lớn, khoảng 25 triệu ha (năm 2020) và ổn định trong nhiều năm. Trong đó, rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng với trữ lượng gỗ ngày càng tăng.
+ Ngành khai thác và chế biến gỗ của Nhật Bản đang có sự tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước.
Yêu cầu số 2: Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp của Nhật Bản
- Lúa gạo được trồng nhiều trên đảo hôn su
- Lúa mì, củ cải đường, đậu tương được trồng nhiều trên đảo Hô cai đô
- Khu vực phía nam trồng nhiều các loại cây như lúa gạo, chè, đậu tương, rau quả…
- Khu vực ven biển phát triển ngành thuỷ sản
Dựa vào thông tin trong bài, hình 30.5 và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Trình bày vai trò và đặc điểm của công nghiệp thực phẩm.
- Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố công nghiệp thực phẩm.
- Vai trò
+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.
+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.
+ Là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.
+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
- Đặc điểm
+ Đa dạng về cơ cấu ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt,…
+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.
+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.
- Phân bố: Đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới -> Sự phân bố này chủ yếu do vài trò và đặc điểm của ngành tạo ra.
Dựa vào hình 23.2, hình 23.3 và thông tin trong bài, hãy:
- Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản.
- Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp.
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản
- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.
- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.
- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...
+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.
+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.
Yêu cầu số 2: Sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp
- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.
- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản là: Tô-ky-ô; Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…
Quan sát hình 15.3, nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp chính ở đới ôn hòa.
- Các trung tâm công nghiệp chính ở đới ôn hòa phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực: Đông Bắc Hoa Kì,Tây Nam và Đông Nam Hoa Kì, Tây Âu, Trung Âu, Nam Âu, Đông Á, phía Nam Ô – xtray – li – a
Quan sát hình 15.3, nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp chính ở đới ôn hòa.
* Nhận xét : Các trung tâm công nghiệp chính ở đới ôn hoà phân bố chủ yếu ở Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản và một phần phía Nam của Ô-xtrây-li-a.
* Nhận xét:
- Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất
- Tổ chức sản xuất theo kiểu công nghiệp, chuyên môn hoá với quy mô lớn
=> Sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của con người
Các trung tâm công nghiệp chính ở đới ôn hoà phân bố chủ yếu ở Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản và một phần phía Nam của Ô-xtrây-li-a.
Dựa vào tập bản đồ địa 7 (trang 19). Em có nhận xét gì về sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp Châu Mĩ?