Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 5 2019 lúc 13:22

Rác thải và nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm nước. Không khí bị ô nhiễm làm mất đi vẻ đẹp của môi trường đô thị

Chiến Lê
Xem chi tiết
Kiyami Mira
24 tháng 9 2019 lúc 19:28

Những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra:

+ Rác thải và nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

+ Ô nhiễm không khí do khói bụi, khí thải công nghiệp (CO2, N2,..).

+ Một số khu nhà lụp xụp, thiếu tiện nghi sinh hoạt, làm xấu cảnh quan đô thị (khu ổ chuột).

Chiến Lê
24 tháng 9 2019 lúc 19:35

thank you

Friend
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
28 tháng 9 2016 lúc 21:33

Việc đô thị hóa tự phát đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí do rác thải, nước sinh hoạt không được xử lí,...
Với đời sống: thiếu nước sạch, cơ sở hạ tầng quá sức phục vụ, ách tắc giao thông, thiếu nhà ở, thiếu việc làm .

Khánh Ngọc
15 tháng 10 2017 lúc 19:43

Hậu quả:

+ Thiếu việc làm

+ Ô nhiễm môi trường

+ Cạn kiệt tài nguyên

+ Ô nhiễm môi trường

+ Tệ nạn xã hội

+ Ùn tắc giao thông

+ Phân hóa giàu nghèo

+ Chất lượng cuộc sống thấp

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 3 2018 lúc 7:03

Những tác động tiêu cực của đô thị hóa tự phát ở đới nóng tác động tới môi trường và đời sống con người là:

- Đối với đời sống người dân:  (1 điểm)

    + Thiếu điện, nước và tiện nghi sinh hoạt.

    + Dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan.

    + Thiếu việc làm và thất nghiệp.

- Đối với môi trường:   (1 điểm)

    + Rác thải và nước thải sinh hoạt làm ô nhiễm nước, không khí.

    + Không khí bị ô nhiễm.

    + Một số khu nhà lụp xụp, thiếu tiện nghi sinh hoạt, làm xấu cảnh quan đô thị.

cho ngu dau Hoc
Xem chi tiết
Đặng Quán Nghi
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
15 tháng 12 2016 lúc 8:42

Giải thích vì sao hoang mạc ở châu Phi làn sát ra biển.

- Hoang mạc Châu Phi lan ra sát ven biển do:
+ Phần lớn diện tích lãnh thổ Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến trong vùng khí áp cao và ít mưa của Trái Đất.
+ Có các dòng biển lạnh chảy sát ven bờ, lượng bốc hơi nước rất ít. Ví dụ như: Hoang mạc Xa-ha-ra ở phía Bắc tiến ra sát ven bờ Tây do có dòng biển lạnh Ca-la-ha-ri chảy sát ven bờ, hoang mạc Na-míp ở Nam Phi cũng tiến ra sát ven bờ vì phía Tây có dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy sát ven bờ.

Phan Thùy Linh
15 tháng 12 2016 lúc 8:45

Tính chất trung gian của khí hậu và thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào?
Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió
Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.
 

Phan Thùy Linh
15 tháng 12 2016 lúc 8:47

Môi trường đới ôn hoà có sự phân hoá như thế nào?

Sự phân hóa theo thời gian: trong năm có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ thu, đông.

- Sự phân hóa theo không gian: thay đổi khí hậu, thảm thực vật,... từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.

+ Khí hậu: •

Bờ Tây lục địa có khí hậu ôn đới hải dương; càng vào sâu trong đất liền khí hậu ôn đới lục địa càng rõ nét.

• Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn; gần chí tuyến có khí hậu địa trung hải. + Thảm thực vật:

• Từ tây sang đông: rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

• Từ bắc xuông nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

 

Thuận Nguyễn7a3
Xem chi tiết
Vân Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Chanh Xanh
24 tháng 11 2021 lúc 9:37

Tham khảo/

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa.

Thư Phan
24 tháng 11 2021 lúc 9:39

Tham khảo

 

Chung quy lại, đô thị hóa tự phát sẽ gây ra những hậu quả sau:

Làm cho đời sống người dân khó cải thiện.Ảnh hưởng xấu tới môi trường, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.Giao thông tắc nghẽn.Dịch vụ công cộng rơi vào tình trạng quá tải.Tạo sức ép lớn về giải quyết chỗ ở cũng như việc làm cho những người nhập cư.Tệ nạn xã hội dễ phát sinh, ảnh hưởng đến trật tự xã hội như trộm cắp, mại dâm,… 
qlamm
24 tháng 11 2021 lúc 9:40

Nguyên nhân:

- Làm cho đời sống người dân khó cải thiện.

- Ảnh hưởng xấu tới môi trường, ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.

- Giao thông tắc nghẽn.

La Xuân Dương
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
8 tháng 10 2016 lúc 19:32
1.- Bùng nổ dân số gây ra hậu quả: Tạo sức ép đối với việc làm, dịch vụ công cộng, nhà ở, môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội...- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình,giảm tỉ lệ sinh2. * Dân cư sinh sống chủ yêu ờ Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á ...
_Những nơi giao thông thuận tiện, Đông Bằng, đô thị khí hậu ấm áp
_Vì thuận tiện cho việc buôn bán làm ăn có điều kiện sống và giao thông thuận tiện
Nguyen Thi Mai
8 tháng 10 2016 lúc 19:40

3.

- Khác nhau về mật độ dân cư:  nông thôn, mật độ dân số thấp; ở thành thị, mật độ dân số cao.

- Khác nhau về hình thức tổ chức sinh sông: ở nông thôn, sống thành làng mạc; ở đô thị, sống thành phố xá.

- Khác nhau về hoạt động kinh tế chủ yếu: ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp; ở đô thị, dựa vào công nghiệp và dịch vụ.

4. 

* Các kiểu môi trường ở đới nóng:

- Môi trường xích đạo ẩm

- Môi trường nhiệt đới

- Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Môi trường hoang mạc

* Đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

- Thời tiết diễn biến thất thường. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

+ Nhiệt đới gió mùa có tính chất thất thường, thể hiện:

+ Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn

+ Lượng mưa tuy nhiều nhưng không đều giữa các năm .

+ Gió mùa mùa đông có năm tới sớm, có năm tới muộn, có năm rét nhiều, có năm rét ít 

+ Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

+ Nhiệt độ TB năm > 20 độ C .

+ Biên độ nhiệt Trung bình 80C

+ Lượng mưa TB > 1500mm, mùa khô ngắn có lượng mưa nhỏ.

+ Thời tiết có diễn biến thất thường, hay gây ra thiên tai, lũ lụt, hạn hán. 

* Thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp​: Do nhiệt độ và độ ẩm cao nên sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành quanh năm, có thể xen canh gối vụ nhiều loại cây.

Nguyen Thi Mai
8 tháng 10 2016 lúc 19:43

5. Biện pháp chủ yếu nhăm hạn chế hậu quả do thiên tai gây ra ở môi trường đới nóng :

- Làm thuỷ lợi

- Canh tác đê điều hợp lí

- Có dự án kế hoạch di dân đến nơi cư trú an toàn khi có lũ lụt, hạn hán

- Có kế hoạch phân công cho từng khu vực địa điểm trước khi bão lũ, thiên tai

- Trồng rừng phủ xanh đồi trọc