Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
05:Bảo Châu- 7/8-TTA
Xem chi tiết
Trần gia linh
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 7 2021 lúc 11:30

Em tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về sự nhường nhịn

II. Thân bài:

* Giải thích và nêu biểu hiện của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn là gì?

Nhường nhịn đó là một phẩm chất đáng quý trong cuộc sống, cần nhường nhịn với tất cả mọi người, nghĩa đen của nhường nhịn đó là những đức tính tốt mà mỗi người cần phải rèn luyện và có được nó, mỗi phẩm chất đều phải trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng nó, ở đây nhường nhịn không phải là chấp nhận thua cuộc mà là sự cảm thông đối với đối phương, việc nhường nhịn sẽ tạo nên những phẩm chất vô cùng đáng quý và góp phần tạo nên cho mình những điều đáng quý hơn, ngoài những điều đó bản thân mỗi người đều phải ra sức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của mình, mỗi người là một tấm gương cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức, nhường nhịn sẽ tạo nên cho mình một phẩm chất cao quý đó là sự cảm thông thấu hiểu và những hiểu biết chi tiết về bản chất của sự vật và sự việc.

- Biểu hiện của người biết sống nhường nhịn: Nhường nhịn không chỉ được áp dụng trong một ngôi nhà để thấy được sự hạnh phúc và ấm áp trong mỗi thành viên trong gia đình mà nó hiện hữu trong những trường hợp riêng và nó góp phần tạo nên một ý nghĩa vô cùng đặc biệt, nó tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn, không chỉ trong gia đình nó tạo nên một cảm giác gần gũi mà nó tạo nên những cảm giác gần gũi giữa các thành viên trong gia đình, những sự nhường nhịn đó sẽ làm nên cho chúng ta được những điều tuyệt vời nhất, gia đình lúc nào cũng có những cảm giác êm ấm và hạnh phúc, mỗi người đều biết nhường nhịn và cảm thông cho nhau thì gia đình sẽ mãi luôn được hạnh phúc và nó phát triển một cách toàn diện hơn, mỗi người đều tạo nên những không gian riêng và nó to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi người, chúng ta thấy được sự nhường nhịn đó sẽ làm cho mỗi người luôn luôn có cảm giác an toàn hạnh phúc và không gian trong gia đình lúc nào cũng ấm áp và không có những tranh cãi riêng nó tạo nên cảm giác hạnh phúc và vô cùng ý nghĩa.

* Trình bày ý nghĩa của sự nhường nhịn:

- Sự nhường nhịn sẽ bảo vệ mối quan hệ giữa người với người thông qua việc bảo vệ và gìn giữ hòa khí, đồng thời thiết lập nên tinh thần gắn kết, đoàn kết.

- Sự nhường nhịn còn giúp con người vượt thoát khỏi những bon chen, ích kỷ, toan tính của cuộc sống xô bồ, tấp nập thường ngày.

- Sống nhường nhịn còn giúp con người bao dung, sẻ chia với những khó khăn, hoạn nạn của người khác và là biểu hiện của lối sống vị tha cao đẹp: "Mình vì mọi người".

* Lật lại vấn đề:

- Những người sống ích kỷ, bon chen, tranh giành quyền lợi trong xã hội.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác

- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của lòng khoan dung. Liên hệ bản thân.

Sad boy
1 tháng 7 2021 lúc 11:19

THAM KHẢO

Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ vẫn có sức giáo dục vô cùng mạnh mẽ, giúp mỗi con người hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cùng với bao thăng trầm của lịch sử, những câu tục ngữ vẫn luôn là một phần quan trọng trong tâm thức của những người dân Việt Nam. Một trong số đó là câu: “Một điều nhịn chín điều lành”. Trước tiên, chúng ta hãy cùng giải thích câu tục ngữ. “Nhịn” ở đây là sự nhường nhịn, nhẫn nại trong giao tiếp và hành động. Còn “lành” là kết quả tốt đẹp, như mọi người mong muốn. “Một” và “chín” đều là những số từ phiếm chỉ. Vậy, ý của câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta rằng: Nên nhường nhịn, nhún nhường một chút để đạt được kết quả tốt đẹp lâu dài về sau. Câu tục ngữ đã thể hiện được sự tinh tế trong cách ứng xử của người xưa. Vậy tại sao ông cha ta lại khuyên như thế? Trong cuộc sống, mọi chuyện không phải lúc nào cũng êm đẹp hay thuận buồn xuôi gió. Đôi lúc chúng ta cũng sẽ gặp phải những chuyện không đâu, những bất đồng làm cho bản thân khó chịu, tức giận, không giữ nổi bình tĩnh. Trong các trường hợp ấy, nếu chúng ta vội vàng, hấp tấp, cố tìm hiểu, điều tra đến cùng, kết quả chẳng những không được như mong muốn mà còn làm rạn nứt các mối quan hệ. Những lúc như thế, điều cần làm là ta phải bình tĩnh, suy xét đầu đuôi kĩ càng, lời lẽ nhã nhặn, thậm chí có thể chịu thua thiệt về mình để lợi ích và những mối quan hệ được bền lâu. Khi làm việc trong một tập thể mà không biết nhường nhịn nhau thì sẽ dẫn đến nội bộ lục đục. Vợ chồng, bạn bè cãi nhau mà không ai chịu nhường ai thì tình cảm đi xuống, khó có thể chung sống lâu dài. Vậy nên, chúng ta cần dĩ hòa vi quý để tránh những tranh cãi, xô xát không đáng có. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự tài ba mà còn rất tinh tế trong cách hành xử. Ông đã biết gạt bỏ tư thù, ân oán trong gia đình, cùng với Trần Quang Khải phò tá vua Trần, ba lần đánh thắng giặc Mông Nguyên. Hay trong các cuộc thương lượng, đàm phán, các nhà ngoại giao đều phải hết sức cẩn thận, nhún nhường nhau từng chút một để đi đến đạt được lợi ích chung. Tuy nhiên, nói “một điều nhịn chín điều lành” cũng không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết chiều theo ý người khác. Nhường nhịn ở đây là lùi một bước để tiến hai bước. Tuy nhiên, để bảo vệ danh dự cũng như lợi ích cá nhân, chúng ta cũng phải đấu tranh đến cùng để người khác không vì thấy ta nhẫn nhục mà làm càn tiến tới. Nhẫn nhịn chỉ phát huy tác dụng khi ta bảo vệ cái đúng chứ không phải là điều vô lí. Qua câu tục ngữ, ta cũng cần phê phán những người không biết nhường nhịn, hay so đo, tính toán, chấp vặt. Những con người ấy sẽ dễ làm mếch lòng người khác trong cuộc sống, không thể đắc nhân tâm vì đã đi ngược lại bài học mà người xưa răn dạy. Mỗi chúng ta cần vận dụng những điều hay mà ông cha truyền lại để có thể thu phục lòng người, đạt được những kết quả tốt đẹp trong các mối quan hệ và trong công việc. Chi khi ta biết dĩ hòa vi quý đúng lúc thì mới có thể bình yên lâu dài. Câu tục ngữ là hành trang quý báu sẽ theo ta đi suốt cuộc đời. Qua câu tục ngữ, ta cũng phần nào thấy được sự uyên thâm trong trí tuệ cùng cách ứng xử tinh tế, phù hợp của người xưa.

Huỳnh Xương Hưng
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 9 2021 lúc 15:58

Em tham khảo:

“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 

 

Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tuấn
21 tháng 3 2021 lúc 16:23

Lúc khó khắn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai ( cx ko bt là pk tục ngữ ko đọc qua ở đou thôi)

mak gdcd7 có này hả sao tôi ko bt zậy?

câu trên cho thấy bạn là 1 người quan trọng bên ta .Bạn là người chia sẽ lúc buồn,vui hay cùng nhau cố gắng trong học tập làm những việc có ích . Một tình bạn đẹp là gì? Một tình bạn đẹp là biết đưa tay ra để giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc ,biết chia sẻ cùng nhau làm những việc làm có ích cho xã hội. Nó cũng ko pk là luôn đồng tình vs bạn những lúc bạn sai cần pk giải thích cho bn hiểu hành động là sai.Người khen mk chưa chắc là bn mk ng chê mk mới là bn mk.Nên pk bt giữ lấy một tình bn đẹp và ko nên lợi dụng bán rẻ bn của mk^^

văn xàm ă thik thì lấy ko thik thì thôi

Khách vãng lai đã xóa
thắng
21 tháng 3 2021 lúc 15:59

Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
→ Khuyên rằng sống ở đời nên giao du, kết bạn với những người tốt để học hỏi điều hay, những người bạn tốt sẽ cho ta những lời khuyên quý giá. Chọn nơi sống có láng giềng tốt để không phải nhiễm thói hư tật xấu hay vô cớ bị vạ lây.
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
→ Cũng tương tự như câu trên, chúng ta nên xây nhà cạnh hàng xóm tốt, chọn bạn tốt mà kết giao.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng (sáng).
→ Con người dễ dàng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Ở cạnh người xấu ít nhiều cũng bị tiêm nhiễm những thói hư, còn sống cạnh người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều tốt.
Lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét.
→ Lẻ thường ở đời thà thêm bạn chứ ai muốn thêm thù.
Học thầy không tày học bạn.
→ Không chỉ những bài giảng trên lớp mới đáng nghe và học hỏi mà những bài học từ bạn bè cũng vô cùng quý giá.
Giàu đổi bạn sang đổi vợ.
→ Phê phán những kẻ thay lòng đổi dạ, khi khó khăn thì ai cũng là bạn nhưng khi giàu có thì sợ bạn nghèo khó nhờ cậy, chê người vợ lúc hàn vi không còn xứng với mình.
Giàu vì bạn, sang vì vợ.
→ Nhờ có bạn bè và người vợ tốt mà chàng trai có cuộc sống giàu sang.
Ăn cùng mâm, nằm cùng chiếu.
→ Ca ngợi tình cảm bạn bè như anh em ruột thịt trong nhà. Thân thiết, gắn bó từ miếng ăn đến giấc ngủ.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
→ Câu tục ngữ này không chỉ nói về tình nhân ái mà còn nói đến sự đoàn kết gắn bó trong một tập thể, giữa những người bạn với nhau. Khi có một người gặp hoạn nạn, khó khăn thì những người bạn còn lại cũng bị ảnh hưởng tâm lý vì lo lắng cho người kia.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
→ Anh em cùng chung máu mủ mà ít khi gặp gỡ cũng không thân thiết như những người bạn bên cạnh, khi cần thì có, khi khó thì giúp.
Kết thù thành bạn.
→ Bớt một kẻ thù thêm một người bạn cuộc sống thêm phần ý nghĩa và có thêm niềm vui.
Kẻ thù của kẻ thù là bạn.
→ Những người có chung sự căm ghét về một thứ gì đó sẽ dễ xích lại gần nhau hơn, dễ dàng kết giao thành những người bạn có chung mục đích.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Anh
21 tháng 3 2021 lúc 16:02

thank bạn nha ! nhưng mik chỉ cần một câu thôi mà 

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 10 2019 lúc 4:14

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ngắn gọn nội dung: khuyên con người biết đoàn kết, yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Nghĩa đen: Lá lành bao bọc chiếc lá rách.

      + Nghĩa bóng:

Lá lành: người có cuộc sống đủ đầy, may mắn, tốt đẹp.

Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, vất vả.

Lá lành đùm lá rách: người có hoàn cảnh đủ đầy chia sẻ, giúp đỡ người có cuộc sống khó khăn.

→ Câu tục ngữ muốn khuyên răn nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi người khác khó khăn, gian khổ.

   - Phân tích - chứng minh (5đ):

      + Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đúc kết kinh nghiệm sống, ứng xử quý báu giữa người với người.

      + Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà nên yêu thương, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.

      + Trong cuộc sống có không ít những mảnh đời bất hạnh. Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nếu ta biết chia sẻ, dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh đó để họ có động lực vươn lên nghịch cảnh. Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.

      + Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.

      + Cuộc sống khi êm đềm, khi sóng gió; việc chia sẻ, giúp đỡ người khác sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thanh thản và yêu đời hơn.

      + Chứng minh qua truyền thống văn chương “Thương người như thể thương thân”, qua các hành động thực tế: hoạt động ủng hộ người nghèo, Góp đá xây dựng Trường Sa, các hoạt động tình nguyện gom góp vật chất lên vùng cao của các đoàn thiện nguyện…

   - Bình luận (2đ)

      + Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là bài học đúng đắn, khuyên nhủ con người sống đúng mực, có đạo đức, biết chia sẻ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

      + Liên hệ, nêu bài học dành cho bản thân: biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh bất hạnh hơn.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.

Nguyen Tien Hoc
Xem chi tiết
Dark_Hole
25 tháng 2 2022 lúc 10:03

Tham khảo: Từ bao đời nay, bên cạnh tinh thần yêu nước, tình yêu thương cũng là một trong những sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam cùng mang trong tim "dòng máu lạc Hồng". Và từ thời xa xưa, ông cha ta cũng đã từng khẳng định điều này thông qua câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ, đùm bọc. Là học sinh - thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của tình yêu thương và cần biết lắng nghe, quan tâm, đồng cảm đối với những người xung quanh như gia đình, thầy cô, bạn bè,.... để sức mạnh của tình thương lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong xã hội.

Nguyễn Tân Vương
25 tháng 2 2022 lúc 19:09

THAM KHẢO:

Từ bao đời nay, bên cạnh tinh thần yêu nước, tình yêu thương cũng là một trong những sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam cùng mang trong tim "dòng máu lạc Hồng". Và từ thời xa xưa, ông cha ta cũng đã từng khẳng định điều này thông qua câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ, đùm bọc. Là học sinh - thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của tình yêu thương và cần biết lắng nghe, quan tâm, đồng cảm đối với những người xung quanh như gia đình, thầy cô, bạn bè,.... để sức mạnh của tình thương lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong xã hội.

Ánh Ngọc Dương
Xem chi tiết
nguyen viet minh
Xem chi tiết
nguyen viet minh
Xem chi tiết