Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hà Thu Nguyễn
Xem chi tiết
Ngọc Lan Tiên Tử
25 tháng 6 2019 lúc 23:03

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn.

Chi Nguyễn Khánh
25 tháng 6 2019 lúc 23:07

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 10 câu bàn về chủ đề "Sức mạnh của lời xin lỗi"

Bài làm

Lời nói là phương tiện giao tiếp của con người trong cuộc sống. Trong lời nói, có lúc ta dùng lời cảm ơn, cũng có lúc ta dùng lời xin lỗi. Vậy lời xin lỗi được dùng khi nào? Lời xin lỗi sẽ được nói ra khi ta mắc pải lỗi lầm, làm phiền hoặc gây tổn hại, tổn thương cho người khác. Khi tới trường, ta nói dối thầy cô, quay cóp để có điểm cao thì ta nên xin lỗi thầy cô và bạn bè. Về nhà ta nói dối cha mẹ để đi chơi hay thậm chí là bỏ học thì ta cũng pải có lời xin lỗi với mẹ cha. Khi ta dùng những lời nói thiếu tôn trọng người khác, làm cho họ đau đớn, tủi thân thì ta cũng pải có lời xin lỗi họ vì đã gây tổn thương cho họ. Cuộc sống có văn hóa là pải biết nói lời xin lỗi vì nó giúp người nghe được giải tỏa, có thể gỡ bỏ mâu thuẫn, đồng thời thể hiện được sự hối lỗi của người nói. Lời xin lỗi còn thể hiện nhân cách, văn hóa giao tiếp của cá nhân, cộng đồng trong một xã hội văn minh. Vì vậy chúng ta pải biết nói lời xin lỗi khi mắc lỗi lầm hoặc làm phiền hay gây tổn hại và tổn thương cho người khác.

Chúc bạn học tốtyeu

Thời Sênh
26 tháng 6 2019 lúc 7:52
Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kĩ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người. Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi? Trước hết, , xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc , giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác. Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống.Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lí do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đỗi lỗi lầm vừa qua.
Nhật Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
trang hoang dung
17 tháng 12 2015 lúc 10:33

Lên mạng coi

 

Hoàng Công Phúc
10 tháng 7 2016 lúc 13:23

Đánh câu hỏi dàn ý vào goodle biết ngay mà.

♚ ~ ๖ۣۜTHE DEVIL ~♛(◣_◢)
11 tháng 4 2018 lúc 12:28

I. Dàn ý nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn, xin lỗi.

1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời

- Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
- Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...
- Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn.
- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)
2. Thực trạng

- Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

- Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
- Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người.
- Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết văn hóa cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.
3. Liên hệ bản thân

- Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?

- Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)
4. Đưa ra giải pháp

II. Bài văn nghị luận về văn hóa cảm ơn, xin lỗi

1. Bài tham khảo 1.

      Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
      Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
      Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?
      Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

      Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Văn hóa cảm ơn đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
      Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.

Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:14

Người ở bến sông Châu là truyện ngắn viết về con người sau thời chiến tuy buồn mà đẹp. Buồn vì chiến tranh lấy đi thanh xuân của một cô gái trẻ đẹp, lấy đi những lời hứa hẹn của đôi lứa, lấy đi sức khỏe để lại những hậu quả nhưng lại rất đẹp về lòng vị tha, sự hi sinh. Một năm sau ngày giải phóng, Mây khoác ba lô trở về bến sông Châu với niềm vui đoàn tụ gia đình và gặp lại San – mối tình thề hẹn trước ngày ra trận. Nhưng thật trớ trêu, ngày Mây về lại là ngày cưới của San, đồng thời gia đình cũng đang chuẩn bị làm đám giỗ khi nhận được giấy báo tử của cô tròn một năm trước. Không muốn thêm một người phụ nữ nữa đau khổ, Mây từ chối ý định “làm lại từ đầu” của San. Không chỉ hàng ngày chứng kiến hạnh phúc gia đình mà Thanh - vợ San cố phô bày; sự dằn vặt, dùng dằng của người yêu cũ mà những vết thương, sự ám ảnh chiến tranh, sự hy sinh của đồng đội cũng hiện về đêm đêm ám ảnh Mây trong từng giấc ngủ. Để tránh khó xử cho cả ba người, Mây rời nhà ra bến đò, sống cô độc, cho đến ngày Quang tìm về tận bến sông Châu tìm cô. Người lính trinh sát miền Nam ở chiến trường năm ấy, vì những cơ duyên nơi chiến trận, đã rong ruổi khắp nơi tìm cô y tá ngày nào chỉ với một địa chỉ mơ hồ “ở bến sông Châu”. Quang nguyện ở lại, dùng tấm chân tình, yêu thương, chăm sóc cô suốt cuộc đời này. Nhưng nỗi buồn vẫn tiếp tục tìm đến với Mây, bởi khi cô quyết định lấy Quang cũng là ngày cô biết được sự thật: vết thương thời chiến đã lấy mất đi khả năng làm mẹ. Không muốn Quang phải chịu thiệt thòi, Mây hắt hủi, xa lánh Quang và nói dối rằng, cô vẫn còn yêu San tha thiết. Vào một đêm mưa bão, vợ San đẻ khó và Mây là người cứu cánh đỡ đẻ cho mẹ tròn con vuông. Cũng một đêm mưa gió, cám cảnh phận đời mình, Mây ra bến sông, bỏ làng, thả thuyền trôi theo dòng sông Châu vô định. Và trong mù mịt gió mưa, Quang xuất hiện, băng qua dòng nước lũ để tới được thuyền Mây. Cả hai cùng con thuyền trôi xuôi về dưới hạ nguồn.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:23

Với tấm lòng của một con người được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ, Nguyễn Khuyến đã làm quan mấy năm dưới triều Nguyễn nên ông đã có trong mình cái nhìn toàn cảnh về thời cuộc bấy giờ. Nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ, tất cả đều hiện ra trước mắt. Vì vậy, ngay cả khi đã về hưu, sống cuộc sống ẩn dật, an nhàn về thể chất nhưng tinh thần, tâm hồn ông vẫn mang nặng một nỗi lòng với quê hương, đất nước mà bốn bề chẳng yên. Ông buồn trước tình cảnh rối loạn của đất nước, thương cho nhân dân biết bao giờ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nỗi niềm canh cánh đó thể hiện rõ tinh thần yêu nước, thương dân của một vị quan luôn hết lòng vì dân, vì triều đình.

- Câu được gạch chân trên sử dụng biện pháp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, viết đúng phải là: Tất cả đều hiện ra trước mắt nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ.

Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
#NTD~▄︻̷̿┻̿═━一
30 tháng 5 2018 lúc 15:12

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ.Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.

Bách 102
30 tháng 5 2018 lúc 15:14

mk thi khong biet viet van dau nen xin loi ban

ban len mang tra hoac tham khao nha 

I don
30 tháng 5 2018 lúc 15:31

Trong cuộc sống, lòng biết ơn và lời xin lỗi luôn là những nguyên tắc đạo đức thiết thực nhất mà mỗi người cần phải có trong xã hội nhân văn ngày nay. Sống ở đời, ta phải có lòng biết ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ chúng, nuôi nấng ta lớn khôn nên người. Hãy gửi lời cảm ơn đến ân nhân của mình, hãy giúp đỡ họ khi họ cần, đó là một phép lịch sự. Các bạn biết không, người làm ơn sẽ vui biết nhường nào khi nhận được lời cảm ơn chân thành, sâu sắc từ ta, vì thấy mình sống có ích, sống vui vẻ hơn bao giờ hết. Trong cuộc sống, không phải lúc nào mình cũng đúng cả, sẽ có lúc mình mắc phải sai lầm, điều đó là không thể tránh khỏi. Nhưng chỉ cần ta xin lỗi thì việc làm sai trái đó sẽ giảm đi một phần đáng kể. Nếu không có dũng khí nhận lỗi sai hoặc luôn tự cho rằng việc mình làm là đúng, không nghĩ mọi người xunh quanh thì thật sự là một sai lầm nghiêm trọng. Con người không phải lúc nào cũng đúng, vì vậy để trưởng thành hơn chúng ta phải học cách nhìn nhận lại lỗi sai của mình, biết cách sửa chữa nó, và biết nói lời xin lỗi. Các bạn ơi, hãy biết cảm ơn khi được nhận ơn và phải xin lỗi khi mình đã làm sai, đó cũng chính là thước đo nhân cách của con người. Hãy hình thành nhân cách tốt đẹp đó ngay từ bây giờ, để có được một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mà mình mơ ước, hãy biết nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành.

Nguyễn Tuan Anhh
Xem chi tiết
Nguyen thanh vy
4 tháng 7 2020 lúc 13:22

em ko biết viết đâu chị em còn mới học lớp 5

Hoàng Hà Trang
Xem chi tiết
Linh Phương
18 tháng 7 2016 lúc 8:38

trong cuộc sống hằng ngày, lời xin lỗi được coi là một lễ nghi, quan trọng với những người bị oan và nó cũng là một cách để thừa nhận hành vi sai trái.

Đôi khi những chuyện nhỏ nhặt có thể một câu xin lỗi là mọi chuyện lại bình thường trở lại. Mặc dù trong cái câu xin lỗi đó không thể lấy lại những gì trong quá khứ nhưng nó thể hiện ra một con người biết làm sai và ăn năn hối lỗi. Nó sẽ xóa bỏ  các hành động tiêu cực mà đã gây ra. Và cái người bị xúc phạm trước đó sẽ cảm thấy một phần nào đó được an ủi hay là hối hận của người gây ra.

Khi nhận lỗi chúng ta có một cảm giác rất thoải mái nhẹ nhàng không còn lo lắng gì nữa và trong mình cảm thấy người kia không phải là người đe dọa nữa. Xin lỗi nó không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi mà nó thể hiện trách nhiệm của người đó với cuộc sống.Xin lỗi để giúp mình những lần sau không còn tái diễn những lỗi ấy..Xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.. Xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ đồng cảm với mọi người khi vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Xin lỗi còn để hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

Đặc biệt là khi chúng ta xúc phạm đến người lớn nhất là cha mẹ ,ông bà sự hối hận , xấu hổ nó khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Sau khi xin lỗi và chịu trách nhiệm về việc của mình đã gây ra thì lúc đó những cái lỗi lầm hay các cảm giác khó chịu ấy dường như tan tiến từ lúc nào không hay.

Đôi khi chỉ đơn giản là một câu " xin lỗi " cũng có thể hàn gắn tình bạn , hàn gắn với người mình đã gây ra. Nó nhắc nhở ta đừng nên tái phạm lần nữa.

Chúng được người kia cảm nhận không thông qua lời nói. Nếu lời xin lỗi không chân thành, người kia sẽ thấy… xin lỗi cũng như không. Họ sẽ cảm thấy mình như đnag đùa giỡn với họ vậy và đồng thời lỗi của mình có khi còn tăng lên nhiều hơn.

Cũng như các bạn khi bị ai đó chọc cho tức rồi họ không xin lỗi thì lúc đó cảm giác ra sao thì chính các bạn cũng hiểu rất rõ.  Trách nhiệm là bạn ngầm bảo chỉ có bạn chịu lỗi, không đổ lên đầu ai khác. Cho thấy lỗi lầm đang nói lên bạn là một người không đổ trách nhiệm cho ai lỗi lầm cho ai.

Đừng coi thường lời  xin lỗi nhé! Đơn thuần là hai chữ " Xin Lỗi " nhưng nó có thể giúp người khác hiểu bạn là người ra sao đấy!

Trần Quang Hưng
17 tháng 7 2016 lúc 21:12

giờ tao mới biết mi kém văn đó batngo

ATE Phương Thảo
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
23 tháng 12 2022 lúc 21:18

Tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người cha rất thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật (liệt kê). Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.