Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 5 2017 lúc 2:01

Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt của thực dân bằng lý lẽ và sự thật xác đáng:

- Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thực tế chúng “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”

   + Dẫn chứng cụ thể vạch mặt chúng về chính trị, xã hội, kinh tế

   + Đưa ra hình ảnh thực tế đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”

   + Điệp từ “chúng” liệt kê hàng loạt tội ác chồng chất, cứa sự căm thù của thực dân

- Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

   + Mùa thu 1940 thực dân Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” → Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm

   + Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”

- Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Người khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật

Nước ta đứng lên giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

→ Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh khẳng định sự thật, lý lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập dân tộc nhờ đấu tranh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 4 2017 lúc 12:15

Đáp án: C

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 6 2018 lúc 17:14

Đáp án A

Đoạn trên là đoạn cuối của Tuyên ngôn độc lập sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nên cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận nhằm khẳng định lại chủ quyền của dân tộc Việt Nam cả về pháp lí và thực tiễn.

*Về mặt pháp lí:

– Trích dẫn 2 bản Tuyên Ngôn:

+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776)

+ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)

-> nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập của con người.

*Về mặt thực tiễn:

- Tội ác 80 năm: lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng nhưng thực chất cướp nước, áp bức đồng bào ta, trái với nhân đạo và chính nghĩa.

- Chứng cứ cụ thể:

+ Về chính trị: không có tự do, chia để trị, đầu độc, khủng bố.

+ Về kinh tế: bóc lột dã man

*Tội ác trong 5 năm (1940-1945)

– Bán nước ta 2 lần cho Nhật (bảo hộ?)

– Phản bội đồng minh, không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để chống Nhật, thậm chí thẳng tay khủng bố, giết nốt tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng.

*Dân tộc Việt Nam (lập trường chính nghĩa)

– Gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm …

– Gan góc đứng về phe đồng minh chống Phát xít.

– Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.

- Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 3 2019 lúc 9:54

Chọn C

Bình luận (0)
Lê Thị Mai Chi
Xem chi tiết
Trần Vương Quang
20 tháng 9 2019 lúc 16:12

Đáp án C

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 12 2019 lúc 6:07

Đáp án A

Đoạn trên là đoạn cuối của Tuyên ngôn độc lập sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nên cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận nhằm khẳng định lại chủ quyền của dân tộc Việt Nam cả về pháp lí và thực tiễn.

*Về mặt pháp lí:

– Trích dẫn 2 bản Tuyên Ngôn:

+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776)

+ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)

-> nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập của con người.

*Về mặt thực tiễn:

- Tội ác 80 năm: lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng nhưng thực chất cướp nước, áp bức đồng bào ta, trái với nhân đạo và chính nghĩa.

- Chứng cứ cụ thể:

+ Về chính trị: không có tự do, chia để trị, đầu độc, khủng bố.

+ Về kinh tế: bóc lột dã man

*Tội ác trong 5 năm (1940-1945)

– Bán nước ta 2 lần cho Nhật (bảo hộ?)

– Phản bội đồng minh, không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để chống Nhật, thậm chí thẳng tay khủng bố, giết nốt tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng.

*Dân tộc Việt Nam (lập trường chính nghĩa)

– Gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm …

– Gan góc đứng về phe đồng minh chống Phát xít.

– Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.

Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 8 2018 lúc 14:20

Đáp án D

Trong bản tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình đã khẳng định “nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập”. Sở dĩ, Hồ Chí Minh lại khẳng định như vậy là do

- Độc lập, tự do là các quyền cơ bản tối thiểu của tất cả các dân tộc trên thế giới và đã được thừa nhận trong Hiến chương của Liên hợp quốc

- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh liên tục của nhân dân Việt Nam trong gần 1 thế kỉ nên cần được công nhận. Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã lật đổ được ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật, chế độ phong kiến

- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã góp phần vào thắng lợi của quân Đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nên nền độc lập của Việt Nam xứng đáng được quốc tế công nhận

Đáp án D: tuyên bố phi thực dân hóa của Liên hợp quốc ra đời năm 1960

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
11 tháng 5 2017 lúc 10:17

1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn

– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).

2. Ý nghĩa của việc trích dẫn

– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
1 tháng 9 2017 lúc 10:02

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Trang
13 tháng 11 2017 lúc 21:39

a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận


Bình luận (0)
Phan Thanh Ngộ cute
Xem chi tiết
cừu gammer2(team nood)
7 tháng 5 2021 lúc 19:49

Ở cuối thế kỷ IX nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
cừu gammer2(team nood)
7 tháng 5 2021 lúc 19:58

xin lỗi nhéNgộ cute .tớ viết nhầm bạn vào phần 1 nhé 

hần 1: từ đầu đến “không ai có thể chối cãi được”: Nêu nguyên lí làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho bản tuyên ngôn: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

– Phần 2: tiếp đến “phải được độc lập”: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Chứng minh thực dân Pháp là kẻ làm trái nguyên lí; nhân dân ta là người thực hiện đúng nguyên lí đã tự đứng lên giành chính quyền. Đập tan âm mưu tái xâm lược của thực dân Pháp và xoá bỏ tất cả các đặc quyền, đặc lợi của chúng ở nước ta.

– Phần 3: Đoạn còn lại: Lời tuyên bố quyền độc lập, tự do của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với thế giới và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
cừu gammer2(team nood)
7 tháng 5 2021 lúc 20:21

Vẫn còn đấy nhé.

 Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn chính luận: ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà súc tích, đanh thép, sắc sảo. Hãy làm sáng tỏ điều đó?

Trả lời:

Biểu hiện phong cách văn chính luận của Bác trong Tuyên ngôn độc lập:

a. Ngắn gọn, giản dị, súc tích: tả một nội dung lớn diễn trong thời gian gần một thế kỉ, nhưng tác giả đã cô đọng lại trong vài ba trang giấy. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Cách diễn đạt ngắn gọn nhưng giàu ý tứ.

b. Trong sáng

– Trong sáng ở việc dùng từ đặt câu, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực của tiếng Việt.

– Trong sáng về tư tưởng tình cảm. Thái độ rõ ràng, yêu ghét phân minh trên lập trường chính nghĩa.

c. Đanh thép, sắc xảo: là biểu hiện tính chiến đấu không khoan nhượng, thái độ dứt khoát thể hiện một bản lĩnh vững vàng, phi thường, sắc sảo ở trí tuệ, lối lập luận chặt chẽ, sắc bén.

Bản tuyên ngôn được viết với cách lập luận chặt chẽ. Người đưa ra những lí lẽ đanh thép, những bằng chứng hùng hồn không ai chối cãi được. Ngòi bút chính luận vừa hùng hồn vừa trữ tình; cách dùng từ, đặt câu hết sức linh hoạt, Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn của thời đại ngày nay.

II. Luyện tập

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa