Những câu hỏi liên quan
36. Lớp 7/8 Phạm Vy Thảo
Xem chi tiết

Tham khảo:
Đoạn thơ thể hiện tình cảm biết ơn, hiếu nghĩa của người con đối với người mẹ của mình. Mẹ đã phải thức khuya, dậy sớm, làm lụng vất vả để mang đến hạnh phúc cho những đứa con của mình từ thuở vừa lọt lòng. Những đêm mẹ thức trắng làm việc để kiếm tiền nuôi cho con mình được ăn ngon, mặc đẹp. Đôi bàn tay gầy gầy, xương xương, chai sần vì công việc đồng áng của mẹ đã làm đủ mọi việc trên đời, tôi nhớ những buổi trưa hè mẹ ngồi quạt mát cho chúng tôi; và ủ ấm cho chúng tôi cả những ngày mùa đông giá rét. Mẹ đã hi sinh tất cả vì các con của mình. Mẹ ơi, con yêu mẹ biết bao!

Bình luận (1)
Nguyễn Văn Bình
Xem chi tiết
Lý Mai Trang
Xem chi tiết
Bò Vinamilk 3 không (Hộ...
10 tháng 8 2019 lúc 16:43

Bài 1:

Vất vả từ thuở còn son
Nay ngày của Mẹ mà con chưa về
Đường dài con vẫn mải mê
Ân tình, nhân nghĩa, lời thề nặng vai.

Tóc huyền nay đượm sương mai
Nỗi lòng Mẹ cũng nguôi ngoai, dịu dần
Con ghi ơn Mẹ ngàn lần
Con tạc nghĩa Mẹ muôn phần kính yêu

Bài 2:

Mỗi chúng ta, ai sinh ra và lớn lên cũng có một người mẹ. Mẹ là người có công cưu mang chín tháng mười ngày. Mẹ là người chở che, bảo vệ, dưỡng dục và nuôi ta khôn lớn. Tình yêu thương của mẹ là tình cảm cao đẹp nhất mang tên : tình mẫu tử.Tình yêu thương của mẹ là sức mạnh nuôi ta khôn lớn. Ngay từ khi còn chưa rõ hình hài, chỉ là một sinh linh bé nhỏ mới bắt đầu sự sống con người đã được đón nhận một thứ tình yêu vị tha và vô hạn: tình mẹ. Rồi từng ngày từng ngày trôi, chúng ta lớn dần lớn dần trong bụng mẹ. Chúng ta ngày càng lớn, cơ thể mẹ ngày càng nặng nề. Những tháng đầu của thai kỳ mẹ đã trải qua biết bao những khó khăn, chỉ mong bảo vệ được sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong bụng mẹ. Đứa con càng lớn thì mẹ càng mệt mỏi hơn, nhưng mẹ vẫn luôn vui và chờ mong đến ngày được gặp thiên thần bé nhỏ của mẹ. Con người gọi mẹ là người phụ nữ, là phái yếu, nhưng mẹ không yếu mềm, sẵn sàng trải qua cuộc vượt cạn một mình để được gặp đứa con thân yêu. Tình yêu thương của mẹ sẽ gửi vào những lời ru, những câu hát, đong đầy nơi ánh mắt mỗi khi ngắm nhìn bé con xinh đẹp của mình. Khi con ốm, mẹ sẽ thức trắng đêm trông con, săn sóc. Mỗi ngày nhìn con dần lớn khôn là hạnh phúc của những người mẹ. Đó là sức mạnh vô biên của tình mẫu tử.Mỗi một ngày con lớn hơn một chút, là mỗi một ngày mẹ lại già thêm. Từ khi có con, con đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cuộc đời của mẹ. Có những người mẹ quên mình, không quản nắng mưa nhọc nhằn, làm tất thảy để cho con cái không thua bạn kém bè. Mỗi một người mẹ yêu thương con theo một cách riêng của họ. Có người sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của con, có người sẽ không đồng tình với những mong muốn của con. Nhưng dù là cách nào đi nữa, sau tất cả, họ cũng chỉ muốn mang tới cho con mình những điều tốt đẹp nhất.Người xưa có câu “ Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” . Tình mẹ bao la như biển Thái Bình, mênh mông, rộng lớn. Tình yêu ấy trao đi không một chút tính toan . Tình yêu ấy là cả một đức hi sinh cao cả. Có những lúc, đứa con còn ngây dại chưa hiểu được điều đó. Chúng không biết rằng mẹ chúng làm tất cả để chúng có cuộc sống tốt đẹp nhất có thể. Thậm chí có những đứa trẻ căm ghét mẹ vì mẹ chúng không đáp ứng được những điều mà chúng mong muốn. Có những đứa con lầm đường lạc lối, bị cả xã hội ruồng bỏ, nhưng đối với những người mẹ, dù có đau đớn, xót xa, nhưng chúng vẫn là những đứa con đáng thương cần được chở che và bảo vệ. Trong cuộc sống này, không có gì là miễn phí ngoài tình yêu của mẹ cha.Tình yêu thương của mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
( Y Phương)
Mỗi chúng ta, dù có lớn khôn đến đâu thì khi trở về dưới vòng tay yêu thương và chở che của mẹ cũng chỉ là những đứa trẻ cần được vỗ về. Tình yêu thương của mẹ khi ấy sẽ trở thành động lực, trở thành nguồn sức mạnh cho mỗi đứa con. Mỗi khi vấp ngã trên đường đời, hãy nhớ đến nơi có mẹ. Bỏ lại cuộc sống xô bồ ngoài kia, hãy về nhà và sà vào lòng mẹ. Hơi ấm của vòng tay, hơi ấm của tình mẹ thiêng liêng sẽ xua tan đi những giá băng và mệt nhọc trong tâm hồn, để rồi ta lại thấy mình được yêu thương, ta thấy mình không hề đơn độc.Tôi đã từng rất xúc động khi đọc được những dòng chữ:
“ Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để lệ buồn rơi trên mắt mẹ”
Bởi không phải ai cũng may mắn được có mẹ kề bên hằng ngày, được bàn tay mẹ chăm sóc, vỗ về. Có những đứa trẻ sinh ra chưa từng biết đến mặt mẹ, cha. Có những đứa trẻ chưa một lần được gọi tiếng “mẹ”, chưa một lần được ôm trong vòng tay ấm áp tình yêu thương. Lớn lên thiếu vắng tình yêu thiêng liêng của mẹ là một thiệt thòi vô cũng lớn. Hãy trân trọng những gì mình đang có và hãy yêu thương mẹ nhiều hơn.

Hội con 🐄 chúc bạn học tốt!!!

Bình luận (0)
Tinh Nguyen
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
31 tháng 3 2022 lúc 12:12

refernếu mak đúng

Tình mẫu tử là một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp, không gì có thể sánh bằng. Tình mẫu tử giúp vạch ra những con đường đi rõ ràng cho một đứa trẻ bằng tất cả sự dìu dắt và chăm lo của người mẹ. Khi ta vấp ngã trên con đường đời, mẹ chính là người đã mở rộng bàn tay để che chở, động viên ta. Nhờ có tình mẫu tử mà con người đã có thể tự đứng dậy sau những vấp ngã.

Bình luận (0)
Long Nguyễn hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Gia Ân
18 tháng 11 2021 lúc 8:03

tự làm

 

Bình luận (1)
︵✰Ah
18 tháng 11 2021 lúc 8:04

Tham Khảo

Dàn ý đây nhé (Em hãy dựa vào để làm một bài văn hoàn chỉnh)

1. Mở đoạn: Nêu được tên bài thơ, tác giả (nếu có) và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.

2. Thân đoạn:

Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.

Ví dụ: Về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương, gắn bó với tất cả mọi người; Về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình,...

Nêu lên các lí do khiến em thích.

Ví dụ: Về nội dung, bài thơ gợi cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, mẹ , cha và những người thân,...; Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo;...

3. Kết đoạn: Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

Bình luận (0)
Shinni Baka
Xem chi tiết
13. Minh Hiền
29 tháng 12 2021 lúc 16:41

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con

Bình luận (2)
mei xênh đẹp
Xem chi tiết
Dora
Xem chi tiết
Mai Ngô
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
18 tháng 11 2021 lúc 16:02

Tham khảo!

Đề 1:

   Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

Bình luận (0)