Những câu hỏi liên quan
Pé Bùn
Xem chi tiết
Hquynh
11 tháng 4 2021 lúc 20:52

Câu 6 

* Vị trí địa lý, giới hạn: 
- DT trên 10 triệu km2. 
- Nằm trong khoảng các vĩ độ từ 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc. 
- Tiếp giáp: 
+ Phía Bác: giáp Bắc Băng Dương 
+ Phía Tây: giáp Đại Tây Dương 
+ Phía Nam: giáp biển Địa Trung Hải 
+ Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran 

* Địa hình: 
- Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa 
- Núi già ở phía Bắc và trung tâm 
- Núi trẻ ở phía Nam 
- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh lớn.

* Các loại khí hậu ở Châu Âu:
- Môi trường ôn đới hải dương 
- Môi trường ôn đới lục địa
- Môi trường địa trung hải

Bình luận (0)

Câu 5:

- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.

- Phân bố dân cư không đều:

+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.

+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.

+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương. + Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.
Câu 6:

* Vị trí địa lý, giới hạn: 
- DT trên 10 triệu km2. 
* Địa hình: 
- Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa 
* Các loại khí hậu ở Châu Âu:
- Môi trường ôn đới hải dương 
- Môi trường ôn đới lục địa
- Môi trường địa trung hải

Bình luận (0)
Mac Willer
11 tháng 4 2021 lúc 21:34

Câu 5:

Mật độ dân số thấp nhất thế giới

Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều

Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen

Thưa dân ở các đảo

Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).

Dân cư gồm hai thành phần chính:

Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).

Người bản địa khoảng 20% dân số.

Như vậy, từ những đặc điểm trên ta thấy, dân cư châu Đại Dương có sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa.

Câu 6:

Vị trí địa lý, giới hạn: 
 DT trên 10 triệu km2. 
 Nằm trong khoảng các vĩ độ từ 36 độ Bắc đến 71 độ Bắc. 
 Tiếp giáp: 
 Phía Bác: giáp Bắc Băng Dương 
Phía Tây: giáp Đại Tây Dương 
 Phía Nam: giáp biển Địa Trung Hải 
 Phía Đông: ngăn cách Châu Á bởi dãy Uran 
 Địa hình: 
 Đồng bằng là chủ yếu, chiếm 2/3 DT lục địa 
Núi già ở phía Bắc và trung tâm 
 Núi trẻ ở phía Nam 
 Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh lớn.

Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;

 Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.

Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.

Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.

 Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.

 Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.

Bình luận (0)
nguyễn hà phương
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
12 tháng 12 2016 lúc 20:30

- Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
- Đặc điểm khí hậu:
+ Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
+ Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
+ Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

 

Bình luận (0)
Tô Hiểu Nguyệt
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
7 tháng 2 2018 lúc 18:47

a) Ý nghĩa tự nhiên :


- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa : giàu nhiệt, ẩm và ánh sáng, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.


- Nằm trên vành đai sinh khoáng Châu Á-Thái Bình Dương và là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư sinh vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.


- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên : theo Bắc-Nam, Đông-Tây, thấp-cao.


* Khó khăn : Thường chịu nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh…


b) Ý nghĩa kinh tế, văn hoá-xã hội và an ninh quốc phòng :


- Về kinh tế :


+ Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. ​


+ Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. ​


* Khó khăn : Đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt.


- Về văn hoá-xã hội :
Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hửu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực.


- Về chính trị và quốc phòng


+ Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. ​


+ Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. ​


* Khó khăn : Đường biên giới dài ( trên bộ và trên biển ) nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng.

Bình luận (0)
O=C=O
7 tháng 2 2018 lúc 18:51

a)Ý nghĩa tự nhiên

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

-Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.

-Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa-xã hội và quốc phòng

-Về kinh tế:

+Tạo điều kiện giao lưu thuận lợi với các nước.

+Có ý nghĩa rất quan trọng việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ.

-Về văn hóa-xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình- hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-Về an ninh-quốc phòng: nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Bình luận (0)
Phan Anh Kiệt
Xem chi tiết
Luna đáng iu không quạu...
3 tháng 1 2021 lúc 22:28

Câu 1: 

+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).

+ Đặc điểm địa hình: – Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông - Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam, làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

 Các dãy núi và vùng sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm

+ Cảnh quan: 

- Cảnh quan tự nhiên ở châu Á rất đa dạng: rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm.

- Cảnh quan tự nhiên phân hóa rất đa dạng.

+ Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) có diện lích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.

+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều động vật quý hiếm.

- Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.

Bình luận (0)
Luna đáng iu không quạu...
3 tháng 1 2021 lúc 22:31

Câu 2: 

+Chiếm trên 60% dân số thế giới.

+Mật độ dân số cao 123ng/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,3%.

+Dân cư phân bố không đều, tập chung chủ yếu ở vùng ven biển, ven sông như: Việt Nam, Ấn Độ, phía đông Trung Quốc, ... do có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi.

Tình hình phát triển kinh tế, xã hội:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Kinh tế các nước khó khăn, kém phát triển.

- Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :

- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.

+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...

+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.

- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao

 

Bình luận (0)
Luna đáng iu không quạu...
3 tháng 1 2021 lúc 22:32

Câu 4:

 

a) Các kiểu khí hậu gió mùa

- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

- Trong các khu vực khí hậu gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có lượng mưa vào loại lớn nhất thế giới.

b) Các kiểu khí hậu lục địa

- Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

- Tại các khu vực trên về mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp.

- Hầu hết các vùng nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.

Bình luận (0)
thodaddy78
Xem chi tiết
26. 6/7 Nhật Tiến
Xem chi tiết
Hồ_Maii
30 tháng 11 2021 lúc 13:30

Xác định vị trí địa lí, giới hạn của châu Á:

Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc. Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.

Tiếp giáp với 3 đại dương: Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Tây giáp 2 châu lục – Âu và Phi.

Diện tích: 44,4 triệu km2

Đặc điểm chung về địa hình châu Á và các dạng địa hình .

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp. - Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.

Khoáng sản có trữ lượng lớn và nơi phân bố.

- Các khoáng sản chủ yếu ở châu Á: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom, đồng, thiếc, man – gan …

- Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung nhiều nhất ở khu vực: Tây Nam Á, Đông Nam Á.

2.

-Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến.

Các kiểu khí hậu chính và nơi phân bố.

* Kiểu khí hậu gió mùa:
- Một năm có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa đông khô lạnh, ít mưa.
+ Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
- Nơi phân bố:
+ Gió mùa nhiệt đới: đông nam á, nam á.
+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: đông á.
* Kiểu Khí hậu lục địa:
- Một năm có hai mùa:
+ Mùa đông: Khô lạnh.
+ Mùa hạ: Khô nóng.
- Biên độ nhiệt ngày và năm lớn.
- Cảnh quan hoang mạc phát triển.
- Phân bố: Tây nam á và nội địa.

3.

 -Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. - Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn. - Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc. ... Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...

 

 

 

Bình luận (0)
Bạch Hà An
Xem chi tiết
Đặng Minh Quân
22 tháng 5 2016 lúc 21:18

+ ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta:

- Nằm ở gần trung tâm ĐN á, phía đông bán đảo Đông Dương, nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo nên tạo ra sự khác nhau của địa hình.

- Nằm ở khu vực châu á gió mùa, hoạt động của các khối khí theo mùa tạo nên sự phân hóa của khí hậu, dẫn đến sự phân hóa của các thành phần tự nhiên. 

- Phía đông giáp biển với diên tích vùng biển lớn đã tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo đông tây.                                                            

- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ dài 15 VT tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo hướng bắc- nam

- Vị trí địa lí nằm ở nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật nên sinh vật nước ta đa dạng và có sự phân hóa.                                                      

Bình luận (0)
Thùy Trần
19 tháng 9 2016 lúc 21:59

nêu đặc điểm các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta theo công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982

 

Bình luận (0)
lê Liên
Xem chi tiết
Hoa Nguyen
30 tháng 4 2017 lúc 8:19

a) Vị trí và giới hạn lãnh thổ

· Phần đất liền

- Diện tích : 331.212 km2

- Cực Bắc: 23023’B

- Cực Nam: 8034’B

- Cực Tây: 102009’Đ

- Cực Đông: 109024’Đ

· Phần biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2

- Nằm ở phía Đông, Đông Nam phần đất liền

· Đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên

- Nằm hoàn toàn trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu

- Gần trung tâm khu vực ĐNA

- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nc ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo

- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

Bình luận (0)
Phạm Tuấn Long
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Thơ
22 tháng 4 2018 lúc 20:30

Địa hình Châu Âu: có 3 dạng chính: Đồng bằng, núi già và núi trẻ. Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích. Núi già ở phía bắc và vùng trung tâm, núi trẻ ở phía nam.
- Do phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong vành đai ôn hòa (từ vòng cực bắc đến chí tuyến bắc), nên đặc trưng của khí hậu Châu Âu là khí hậu ôn đới.
- Một phần nhỏ diện tích Châu Âu ở phía bắc nằm trong vành đai lạnh, giáp với Bắc Băng Dương hầu như quanh năm băng giá nên có khí hậu hàn đới.
- Do phần lãnh thổ phía nam giáp với Địa Trung Hải và bị ảnh hưởng của khí hậu nội chí tuyến nên có khí hậu Địa Trung Hải.
- Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm sâu vào đất liền nên phía tây Châu Âu có khí hậu ôn giới hải dương.
- Càng vào sâu trong đất liền, ảnh hưởng của dòng biển cũng như gió bị suy yếu dần, hơn nữa lại tiếp giáp với châu Á, ... nên phía đông Châu Âu khí hậu có khí hậu ôn đới lục địa.

Bình luận (1)

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2024
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: a@olm.vn hoặc hdtho@hoc24.vn