Các phương thức biểu đạt trong bài thơ đánh thức trầu của tác giả Trần Đăng Khoa
Bài thơ Trần Đăng Khoa, trích “Góc sân và khoảng trời“
a. Xác định thể loại của văn bản trên.
b. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
c. Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào?
d. Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.
e. Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.
f. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Lông hồng như đốm lửa”?
g. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ: “Cây đa gọi gió đến/ Cây đa vẫy chim về”?
h. Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
_giúp mình với_
nêu phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích bài thơ Cây Đa của Trần Đăng Khoa
thơ thì thường là phương thức biểu đạt biểu cảm
_HT_
: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ trong các khổ thơ sau. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy trong việc biểu đạt nội dung của các khổ thơ.
a. “Đã ngủ rồi hả trầu
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó
Muốn xin mấy lá trầu
Tao chẳng phải ai đâu
Đánh thức mày để hái!”
( Đánh thức trầu – Trần Đăng Khoa)
b. “ Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
( Mẹ - Trần Quốc Minh)
c. “ Đêm nay trăng đang rằm
Trăng như cái mâm con
Ai treo ông cao thế
Ông nhìn đàn em bé
Muốn khoe có mặt tròn”
( Trông trăng – Trần Đăng Khoa)
khổ a : điệp từ , điệp ngữ
khổ b : nhân hóa vì sao
khổ c: so sánh
a) Điệp từ , điệp ngữ
b) Nhân hóa vì sao
c) So sánh
Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của tác giả trong bài thơ đánh thức trầu của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. "Đã ngủ chưa hả trầu" mà hỏi "đã ngủ rồi hả trầu" và sau đó còn nhắc lại "mày đã ngủ". Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lí sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? Tao đã đi ngủ đâu Mà trầu mày đã ngủ (Mày và tao cùng là trẻ con, cùng chơi ban ngày, vậy sao mày đi ngủ sớm thế)? Đánh thức bạn nhưng Trần Đăng Khoa chỉ dùng lời gọi nhẹ nhàng chứ không thò tay giật tóc, véo tay hay hét toáng vào tai. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Có lẽ Trầu ngủ say quá, chú bé Trần Đăng Khoa lại phải gọi và nhắc lại yêu cầu: Trầu ơi hãy tỉnh lại Mở mắt xanh ra nào Lá nào muốn cho tao Thì mày chìa ra nhé Kèm theo đó là một lời hứa: Tay tao hái rất nhẹ Không làm mày đau đâu Bàn tay trẻ thơ "như hoa đầu cành. Hoa hồng hồng nụ cánh tròn ngón xinh" (Huy Cận). Bàn tay ấy sẽ nâng niu "chẳng làm đau một chiếc lá trên cành" (Tố Hữu). Sẽ hái vài lá trầu thôi. Đó là những lá bạn đồng ý cho, đã chìa ra sẵn: Đã dậy chưa hả trầu Phải đến ba lần đánh thức vì có thể bạn ngủ rất say mà cũng còn vì khi tỉnh rồi bạn vẫn có thể ngủ lại ngay. Bởi thế nên phải hỏi thêm một lần này nữa. Do một lẽ Khoa rất quý bà, thương mẹ. (Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lí do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối). Và Khoa cũng rất quí , rất thương trầu: Đừng lụi đi trầu ơi! Hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Đừng lụi đi trầu ơi là mong ước, là nguyện cầu của Trần Đăng Khoa đối với trầu. Bài thơ một lần nữa cho thấy tâm hồn trắng trong như lụa của tuổi thơ trong tình bạn - dù là bạn với cỏ cây.
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong các dòng thơ dưới đây và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận ra biện pháp nghệ thuật ấy
Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
(Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu)
Biện pháp tu từ nhân hoá, được gợi qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”. Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với vật như với con người và từ miêu tả hành động cho vật như với con người (ngủ).
trích thơ em vào đại học( trần đăng khoa )
1) phương thức biểu đạt chính
2)nội dung chính trong văn bản
3)tìm tất cả biện pháp tu từ có trong văn bản và nêu tác dụng
Trong bài thơ Mẹ ốm của tác giả Trần Đăng Khoa xác định cách gieo vần trong bài thơ!
1:Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh Khuya”
2.: Cho biết tác giả ? Thể thơ ? Phương thức biểu đạt ?
3.:Cho biết nội dung chính của bai thơ ?4.Câu hỏi
4.: Cho biết tác giả ? Thể thơ ? Phương thức biểu đạt ?
Câu hỏi 1 ::
Cảnh khuyaTiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Câu hỏi 2 :
Tác giả Hồ Chí Minh
Thể thơ :
Thất ngôn tứ tuyệt
Nội dung :
Bài thơ đã miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.
Phương thức biểu đạt :
Biểu cảm
1. Em tự xem SGK nhé
2. Tác giả: Hồ Chí Minh
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
PTBĐ: Biểu cảm
3.
Em tham khảo:
Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
Trong bài thơ Lượm, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự, biểu cảm
C. Biểu cảm
D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả