Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ahwi
Xem chi tiết
Despacito
4 tháng 11 2017 lúc 20:46

Văn mẫu lớp 5: Tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất - Những bài văn mẫu hay tả cảnh đẹp ở địa phương em - VnDoc.com

Nguyễn Ngọc Minh Hoài
4 tháng 11 2017 lúc 20:41

Quê hương là chùm khế ngọt 

Cho con trèo hái mỗi ngày 

Quê hương là đường đi học 

Con về rợp bướm vàng bay.

Mỗi người đều có một quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình để mà thương mà nhớ. Từng tấc đất quê hương đã gắn bó với em như ruột thịt. Chính nơi đây, em đã được sinh ra và khôn lớn, nên người.

Cũng giống bào làng quê Việt Nam khác, quê em có lũy tre xanh, cây đa, giếng nước, sân đình. Vừa bước chân tới quê em là thấy ngay lũy tre xanh xanh lấp ló đầu làng, như một bức trường thành bao bọc xóm thôn. Tre bảo vệ con người, tre tỏa bóng mát rượi, cây tre gắn bó với người dân quê em từ khi còn nằm trên nôi tre đến khi chống chiếc gậy tre mà bước đi. Những ngày hè nắng nôi, tre tỏa rợp bóng mát cho các bác nông dân ngồi nghỉ ngơi lấy sức. Dưới bóng mát của tre, lũ trẻ chúng em chơi trò kéo co, ô ăn quan… Tiếng cười đùa ríu rít vang vào tận làng. Cạnh lũy tre là cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cánh đồng đã cho những hạt thóc vàng nuôi sống làng em suốt mấy đời nay. Bây giờ là lúc mới cấy xong. Gió xuân nhè nhẹ thổi, tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau liên tiếp. Màu xanh của lúa, mạ non và màu xanh của hoa màu hòa quyện vào nhau tạo nên một tấm thảm xanh khổng lồ. Bầu trời buổi ban mai mới trong xanh làm sao. Ông mặt trời thức dậy vén bức màn mây chiếu những tia nắng đầu tiên xuống mặt đất. Vạn vật thức tỉnh, hút nhựa sống tràn trề của mạch đất. Những cây mạ xanh non mơn mởn đầy sức sống đang vươn lên đón ánh nắng mặt trời và uống no sữa của mẹ đất để lớn lên. Lớn mau nhé mạ non! 

que-huong

Em yêu quê hương mình và tự hào về nó biết bao

  

Đi theo con đường nhỏ đã được rải bê tông là vào được làng em. Trên con dường này, hằng ngày mọi người đi lại chuyện trò với nhau rất vui vẻ. Buổi sáng, mọi người bắt đầu ra đồng. Chúng em lại cắp sách đến trường, khăn đỏ bay bay phấp phới. Chim hót ríu rít, hàng cây rung rinh chào ngày mới. Những hạt sương long lanh nhún nhảy theo điệu nhạc của gió. Bên lề đường, những cửa hàng đã bắt đầu mở cửa. Dọc bờ đê, xe cộ đi lại nhộn nhịp. Những ngôi nhà hai, ba tầng đã bắt đầu hiện lên dưới làn sương mờ mờ ảo ảo.

Từ con đê nhìn xuống là đòng sông Chu trong xanh, ngày đêm uốn lượn hiền hòa. Không biết sông có tự bao giờ, nhưng từ khi sinh ra, sông đã là người bạn thân thiết của em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt hay bãi cát trắng tinh mịn màng. Nắng đã lên, chiếu những tia nắng vàng rực xuống dòng sông. Các bà, các chị ra sông giặt giũ, từng đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Nhìn xa, những cánh buồm như những cánh bướm rập rờn. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho để tưới mát cho ngô, khoai. Nhưng cũng có những ngày lũ lớn, dòng sông sục sôi, đỏ ngầu, dâng nước cao lên định nhấn chìm những ngôi nhà nhỏ bé. Thế rồi, sông như hiểu ý người bén rút nước lại, trở về vẻ bình lặng như xưa. Vào những buổi chiều chăn trâu cắt cỏ, lũ trẻ chúng em ra sông tắm mát té nước vào nhau cười đùa, tiếng cười vang xa. Sông như người mẹ hiền ôm chúng em vào lòng vuốt ve.

Cho dù người dân quê em có đi đâu xa chăng nữa thì vẫn nhớ có lũy tre xanh, cánh đồng lúa, con sông của quê hương thân yêu. Em yêu quê hương và tự hào về nó biết bao:

Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi.

Quê hương nếu ai không nhớ 

Sẽ không lớn nổi thành người

(Đỗ Trung Quân)

Em mong sao quê hương sẽ ngày càng đổi mới, tiến tới tương lai nhưng sẽ vẫn giữ mãi vẻ đẹp chân thật, mộc mạc tự nhiên 

o0o~Baka~o0o
4 tháng 11 2017 lúc 20:45

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

linh khánh
Xem chi tiết
Quỳnh Chi
28 tháng 2 2020 lúc 19:37

Quê hương tôi có dòng sông xanh mát, nơi đã in dấu hồn tôi và tắm mát cho những kí ức tuổi thơ ngọt ngào, trong trẻo mà thời gian chẳng thể xóa nhòa. Có thể nói, trong trái tim tôi, dòng sông quê hương chính là một mảnh tâm hồn tôi, là cảnh đẹp tôi yêu thích nhất.

Quê hương tôi đẹp như một bức tranh thủy mặc buồn, thơ mộng, với nét hiền hòa, yên ả, là nơi tôi tìm về để ẩn náu bình yên. Mỗi lần nhớ về quê hương, về những cảnh đẹp quê hương, tôi không sao quên được hình ảnh dòng sông quê hương dịu dàng, đằm thắm. Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa trắng hiền hòa với những đường cong tuyệt đẹp, quyến rũ, kiêu sa. Lại gần, những làn nước tươi mát, nước sông trong xanh như lòng chiếc gương dài khổng lồ để những hàng cây bên đường soi bóng. Hai bên dòng sông là hàng liễu thướt tha với mái tóc dài, dịu dàng thỉnh thoảng soi tóc xuống dòng sông. Vậy là dòng sông quê hương đã thành dòng hợp lưu của muôn vàn cái đẹp nên thơ, thuần khiết, trong trắng, tinh khôi. Trên mặt sông, có những đám lục bình tim tím, một màu tím thủy chung đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nhịp nhàng mà lẵng lẽ, dòng sông hiền hòa ấy đã gắn bó với quê hương thân thuộc của tôi bao đời nay. Con sông quê gợi nhớ chút niềm thân mật, là nơi hò hẹn của bao nhiêu lứa đôi, là nơi ríu rít tiếng chim truyền cành trên bờ sông. Có lẽ dòng sông quê hương đã trở thành nơi hò hạn, giao duyên, xe kết của biết bao tấm lòng non trẻ.

Những chiều hè nắng nóng, lũ trẻ con tụi tôi liền rủ nhau ra tắm sông. Nước sông trong xanh và mát dịu, những làn nước như đang vỗ về, đùa nghịch cùng chúng tôi, tưới mát, xoa dịu đi cái nắng hè oi ả, gắt gay. Có lần tôi đã suýt bi chết đuối vì tập bơi ở con sông này. Vậy nên, với nó tôi vừa cảm thấy gần gũi, vừa thấy có chút lo âu vì sự mênh mông sâu hút của nó. Nhưng chưa bao giờ, con sông ấy làm tôi thấy vọng, cái dáng vẻ yêu kiều, hiền hòa như tấm voan mỏng, khổng lồ đã làm duyên, làm mê đắm trái tim của bao đứa trẻ thơ non nớt như tôi đây. Để rồi, chỉ còn lại cảm giác thân thương, hiền hòa mỗi lần nghịch ngợm. Con sông cũng là một nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cho bà con trong làng, xã. Nó mang những nét rất xưa cũ, rất chân quê, rất mộc mạc của người dân lao động mà hợp thành chảy vào tiềm thức của bao người. Để nhớ về quê hương với những cảnh đẹp như cánh đồng, cây đa, giếng nước, sân đình còn là hình ảnh dòng sông thân thương, dòng sông của hai tiếng “quê hương” chảy mãi muôn đời.

Ôi con sông quê, con sông quê. Con sông đã tắm mát cho tuổi thơ êm đềm, trong trẻo của tôi. Nơi cho tôi hiểu thế nào là nét đẹp của phong cảnh quê hương.

Khách vãng lai đã xóa
Dương
28 tháng 2 2020 lúc 19:40

Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp nhưng cảnh đẹp gắn bó với em nhất vẫn là con đường quen thuộc đã in dấu chân em mỗi buổi đến trường.

Ra khỏi ngõ nhà em là gặp ngay con đường làng thân thuộc. Con đường xuyên qua làng được lát gạch phẳng lì, bao năm nay đã quen bước chân em tới trường. Ngay cạnh con đường ở đầu làng một cây gạo đã khá già, sừng sững đứng bên vệ đường. Cứ mỗi mùa xuân đến, cây gạo lại trổ hoa đỏ rực cả góc trời. Mỗi ngày em từ trường trở về nhà, cây gạo già như cây tiêu chỉ đường cho em.

Sáng sáng, khi ông mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng tre, con đường làng lại sáng bừng lên và nhộn nhịp bước chân. Hình như tất cả lũ học trò trong xóm em đều đổ ra đường. Chúng em đi thành từng nhóm, tiếng nói cười vui vẻ làm con đường càng thêm nhộn nhịp.

Hai bên đường, những hàng cây nối đuôi nhau san sát, toả bóng mát rợp cả con đường. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau những hàng cây xanh tốt.

Đi hết con đường làng là đến con đường liên thôn của xã. Con đường này được rải đá răm, chạy xuyên qua cánh đồng lúa quê em. Mỗi buổi sáng đi trên con đường này, em lại được tận hưởng mùi hương lúa ngọt ngào cùng với làn gió mát rượi từ cánh đồng đưa lên.

Xa xa phía cuối con đường, em đã trông thấy ngôi trường lợp mái ngói đỏ tươi, lấp ló sau tán lá xanh của những cây xà cừ. Tiếng trống trường đã vang lên. Em vội vã rảo bước nhanh cho kịp giờ học, trong lòng cảm thấy vui vui.

Đã từ lâu, con đường trở nên thân thiết với em. Em rất yêu quý con đường và coi nó như người bạn thân. Sau này lớn lên dù đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ tới hình ảnh con đường thân quen đã gắn bó với em suốt quãng đời học sinh.

Khách vãng lai đã xóa
phanthilan
28 tháng 2 2020 lúc 19:41

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”

Nhắc đến sông quê hương, trong lòng tôi lại nao nao một cảm xúc thật khó tả, một thời tuổi thơ tôi đã gắn bó bên dòng sông nước trong veo.


Từ khi tôi chưa biết bơi, cha tôi đã dẫn tôi đi tắm sông, nhưng có lẽ do còn bé nên tôi không cảm nhận được tình cảm quê hương, sông vẫn lặng lẽ trôi, mang phù sa vun đắp ruộng vườn tốt tươi, còn tôi vẫn không hề quan tâm sông có gì là đặc biệt, mà đó chỉ là nơi bọn con nít chúng tôi hay ra tắm những khi trời oi bức.

Qua năm tháng gắn bó với dòng sông nên khi xa quê, tôi rất nhớ kỉ niệm về tuổi thơ. Giờ đây, khi đã bước chân vào giảng đường đại học, phải sống xa nhà, tôi mới thấm thía được nỗi nhớ gia đình, nhớ những người thân và nhất là nhớ dòng sông quê tôi.

Nhớ quá những ngày còn cắp sách tới trường, bước trên bờ đê tôi nhìn xuống dòng sông ngắm những đàn cá đang tung tăng bơi lội. Gió từ sông thổi vào mát rượi, thơm ngát mùi hương ngô non, mùi cỏ, mùi phù sa, mùi của những cánh đồng lúa…

Bên dòng sông quê hương, tôi lắng nghe những ủi an, vỗ về của sóng của gió, của những miên man trìu mến tựa như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đổi dịu dàng. Tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng và con tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ bên con sông quê nhà.

Dường như sông mang trong mình một câu hát thiết tha và sông đang hát, hát lên khúc hát tình yêu quê hương, khơi dậy bao nỗi niềm đang chôn dấu sâu kín trong trái tim tôi, để mà mang chúng đi thật xa, làm cho lòng tôi lắng lại.

Sông quê tôi không mang màu tinh khiết của bầu trời trong xanh, cũng chẳng phải là màu của những đám mây đang trôi lơ lững trên vòm trời kia, mà chỉ có một màu xám của phù sa, quanh năm bồi đắp màu mỡ cho đôi bờ.

Có thể nói, tuổi thơ tôi đã gắn liền với những ngày ngập nước, nước từ những con sông dâng lên rất cao, cha tôi thì lo đắp đê ngăn không cho nước tràn bờ, còn tôi chỉ thích được lội chân trần dưới nước, có một cảm giác lành lạnh, dễ chịu như mẹ sông nước đang nâng niu, ôm ấp đôi chân tôi.

Sông quê hương lắng nghe từng thay đổi của cuộc đời, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông ánh lên những tia nắng ấm áp ôm ấp tiếng cười vui khúc khích của tuổi thơ vang vang theo gió lộng.

Tuổi thơ tôi đã trôi qua, bên con sông hiền hòa, chứng kiến những ngày khó khăn, vất vả nhưng luôn đầm ấm, được che chở bởi sự ấm áp của tình thương yêu. Năm tháng trôi đi, con sông vẫn chảy và trong cuộc đời mỗi người, ai cũng trải qua những buồn vui sóng gió đẩy đưa, có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, dòng sông quê hương đối với tôi bao giờ cũng là ký ức khó phai nhất. Có lẽ nó đã in dấu trong tâm hồn tôi. Và cũng chính con sông là nơi mà tôi thật sự được cảm thấy êm ả, quên đi những lo toan trong cuộc sống.

Nhưng tiếc thay, màu “xanh” của con sông quê tôi nay dần biến mất. Còn đâu những cảnh trẻ em tắm trên sông, vui đùa trong làn nước trong xanh. Gần đây, làng quê nổi cợm lên phong trào đào ao nuôi cá. Mỗi ngày hàng tỉ m3 nước bẩn từ các ao cá tra - ba sa được thải trực tiếp xuống các kênh rạch, sông ngòi, làm cho nước sông không còn một màu xanh trong mà là một màu xanh đen, không phải là phù sa mà là của chất độc hóa học đổ về. Rồi sự vô ý thức của con người khi xem dòng sông là một bãi chứa rác.!!! Biết bao nguy hiểm do bệnh tật đang chực chờ con người khi dần không còn hưởng được dòng nước trong lành từ các dòng sông trong tương lai.

Đất nước đi lên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa nghèo và vô tình xóa luôn sự trong lành của miền quê. Và chỉ còn đây, những dòng sông ô nhiễm. Miền quê yêu dấu không còn những dòng sông trong lành đồng nghĩa với việc môi trường đang dần bị hủy hoại. Chúng ta phải bảo vệ môi trường, hãy bảo vệ những dòng sông quê hương.

Khách vãng lai đã xóa
Thuong Thuon...
Xem chi tiết
Anh Thư
27 tháng 4 2020 lúc 20:35

Trong mùa dịch covid-19 cả nước lo chống dịch, quê em cũng không phải ngoại lệ.

Thành Phố Thanh Hóa của em hưởng ứng rất tốt tinh thần" chống dịch như chống giặc" của nhà nước đưa ra. Mọi công viên, biển, bãi tắm, khu du lịch,... đều giăng dây đóng cửa không cho tập trung đông người. Thành phố đã lập nhiều chốt chặn để đo thân nhiệt, ai có triệu chứng sốt, ho, khó thở đều được đưa vào trại cách li, người dân ai ai cũng tự giác không đi ra đường, chỉ ra đường khi có trường hợp khẩn cấp, ngoài đường rất ít người ra đường, vắn vẻ, dường như không có xe. Các siêu thị như BigC, Lotte Mart, Vincom mở cửa 24h/7 để tránh tập trung đông người và tích trữ đồ ăn. Ở trong siêu thị cũng để bảng cảnh báo và nước rửa tay khô, ở những nơi đông người đều khuyến khích người dân cách xa 2 m và hạn chế tiếp xúc, cách 30' lại có người ra hướng dẫn cánh đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Đó là cách phòng dịch của quê em, mong sao tỉnh thành đầu tiên của Việt Nam có người mắc Sars-Covi-2 sẽ không ghi nhận ca mắc nào nữa.

# hok tốt #

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Duy	Nghĩa
2 tháng 5 2020 lúc 21:49

Mới sớm bình minh, khi ông mặt trời vừa thức dậy, trải ánh sáng vàng lấp lánh xuống vạn vật và quanh các ngõ hẻm vắng người. 

       Có lẽ nói là vắng nhưng thời điểm sáng sớm thế này đôi khi còn đông hơn buổi trưa chiều. Vào buổi sáng đều có những nhóm nhỏ dậy đi tập dạo bộ. 

       Vì dịch covid-19 là một loại dịch rất nguy hiểm. Dịch lây lan từ người này sang người khác . Có rất nhiều người phải tử vong vì loại dịch này. Vì loại dịch này nên thứ gì cũng tăng giá. Đắt như vậy mọi người vẫn đổ xô đi mua về để tích trữ phòng bệnh. Các bà, các chị, các cô đua nhau mang hàng ra chợ bán hàng. Tiếng gió vi vu mơn man theo tiếng sáo diều cao vút. Tre trúc man mác khúc nhạc đồng quê. Ai ra đường cũng đeo khẩu trang . Khẩu trang thì cháy hàng. Có người đong cả một yến gạo về tích trữ . Xe buýt cũng bị cấm chạy . Các quán ăn thì bị đóng cửa. Các xưởng may, công nghiệp cũng các nhân viên cũng phải nghỉ vài hôm.

          Xóm em thì cũng không ngoại lệ. Vắng tanh không một bóng người. Ở nhà thì bà cũng sớm tối đi chợ tranh thủ bán hàng. Mẹ thì đi làm, đôi lúc đi về sớm thì mua ít đồ dự trữ. Ba thì cũng đi làm kiếm phụ giúp gia đình. Vì dịch bệnh ngyaf càng khó khăn nên gia đình tôi thường xuyên được đoàn tụ ăn cùng mâm cơm. Vì còn nhỏ nên khi ba, mẹ và bà đi làm tôi cùng em trai ở nhà lau dọn nhà cửa sạc sẽ thoáng mát. Dịch ngayyf càng yếu đi gia đình tôi cũng vui vẻ. 

    Cả xóm em cùng đoàn kết để thắng đại dịch. Ngày cùng dọn dẹp khu phố và luôn nhắc câu tâm đắc:" Chống dịch như chống giặc." Ở xóm chỉ có thế thôi nhưng cũng vui lắm.

Chúc bạn học tốt !

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hà Nguyệt Anh
Xem chi tiết
ミŇɦư Ἧσς ηgu lý ミ
30 tháng 12 2020 lúc 18:20

Kì nghỉ hè năm ngoái , em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi.Khoảng thời gian ở quê mặc dù em được bà ngoại dẫn đi rất nhiều nơi nhưng trong tất cả những nơi em đã đi,em đặc biệt ấn tượng với những cánh đồng mênh mông , ở đó có các cô chú,bác nông dân đang làm việc với những chú trâu chăm chỉ của mình.Cùng với những tiếng ve kêu râm ran sau những lùm cây xanh cao lớn đã lấn át đi cái nắng oi bức của ngày hè.Cánh đồng ấy khoác lên cho mình một màu vàng ươm của màu lúa chín báo hiệu mùa gặt đã đến rồi.Những cơn gió thổi qua làm cho cánh đồng lúa như gợn lên từng cơn sóng ở biển cả,nhưng nó không dữ dội như biển cả mà nó vô cùng mềm mại và thướt tha.Bông lúa nặng trĩu và chi chít những hạt, hạt nối tiếp nhau cong cong trĩu xuống.Hương thơm của lúa ngào ngạt tỏa ra khắp nơi như đó là hương thơm của sự sống làm mọi vật trở nên nhẹ nhàng,tươi tỉnh hơn.Để có được một cánh đồng tươi tốt và đẹp đẽ như vậy ,chắc hẳn chúng ta không thể quên công lao mà các bác nông dân đã ngày đêm làm lụng vất vả mà có được.Em bỗng nhiên nghĩ về bức tranh sơn dầu với hai nửa gam màu nóng, màu cam của vòm trời, màu vàng của cánh đồng. Bức tranh ấy đẹp lắm. Vẻ đẹp kết tụ từ mưa nắng của đất trời, từ mồ hôi, nhọc nhằn của những người nông dân.
- Quan hệ từ: mặc dù - nhưng

 # Học tốt :3 

Khách vãng lai đã xóa
Lê Bảo An
Xem chi tiết
huong ha
3 tháng 12 2023 lúc 15:31

 Thiên nhiên luôn mang đến cho em những điều đẹp đẽ nhất như sông ngòi, núi sông, biển cả, thảo nguyên xanh… Đặc biệt là vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của những đêm trăng ở quê hương em.

   Những tia nắng cuối ngày vừa tắt lịm. Cảnh vật cứ mờ dần, mờ dần. Màn đêm như được ai đó thả xuống bao trùm cả vùng quê yên ả. Làng xóm đã lên đèn, cuộc sống nhộn nhịp ban ngày nhường lại cho phút giây yên tĩnh ban đêm. Đường xá vắng lặng, không gian như ngường trôi, thời gian như lắng đọng. Làng quê em như một bức tranh mực tàu nửa thực, nửa mơ.

   Từ phía đông, một mảng sáng mênh mông màu mỡ gà xuất hiện. Ánh sáng ngày càng tỏ. Ánh trăng từ từ nhô lên, tròn trĩnh, đẹp lạ thường. Bầu trời vừa rộng, vừa cao. Trên cao, tàu lá cau đung đưa, duyên dáng, e thẹn khi được gặp ánh trăng. Từ các ngõ xóm rộn lên tiếng cười nói, tiếng bước chân người. Trẻ con túm năm tụm ba rối rít chơi đùa. Trăng càng lúc càng lên cao, tròn vàng vạnh. Em nhìn thấy một vệt đen đen như hình cây đa trên ông trăng tròn. Phải chăng đó là chú cuội ngồi gốc cây đa trong truyền thuyết. Chú đang ngồi bên gốc đa nhìn xuống mà nhớ quê nhà. Đêm đã khuya, mọi người về nhà nghỉ ngơi. Cảnh vật hoàn toàn tĩnh lặng, thi thoảng có tiếng cho cắn hóng vang vọng. Ánh trăng sáng vằng vặc treo lơ lửng trên cao. Ánh trăng vàng bao trùm lên làng quê yên bình một màu vàng nhàn nhạt đẹp, yên bình vô cùng.

   Đêm trăng đẹp như vậy luôn gần gũi, gắn bó với em suốt cả tuổi thơ và cả sau này nữa. Sau này, dù có đi đâu xa, ánh trăng sẽ gợi nhắc em về tình yêu, nỗi nhớ quê nhà…

Trần Nguyên
Xem chi tiết
Nhi Ngô
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
24 tháng 11 2021 lúc 19:29

-Tham khảo-

Cánh đồng lúa là nơi mà em yêu thích nhất. Vào những ngày nghỉ, em thường ra thăm ruộng lúa, hít thở bầu không khí thơm lừng ở đó. Ruộng lúa quê em luôn xinh tươi trong mắt em, nhưng nó đẹp nhất chắc chính là vào những ngày mà lúa đã chín vàng.

Đó là những ngày mùa hè nóng bức, nắng đa già, chuyển màu vàng cam, gay gắt, chói lóa đến mức khó mà nhìn thẳng lên vòm mây trên kia. Phía dưới, cả cảnh đồng lúa rộng mênh mông cũng đã chín vàng, nhưng là màu vàng dịu, mát mắt và nồng nàn. Những cây lúa nay đã cao lớn và đầy đặn, chín vàng từ dưới gốc. Chúng chen chúc nhau trong từng thửa ruộng đến vô tình mà che cả lối đi. Nếu muốn di chuyển thì phải lấy tay gạt lúa. Thế nên, nhìn từ trên cao, cả cánh đồng như một thảm lụa đang được phơi giữa trời. Những hạt lúa mặc áo vàng, thân hình tròn đầy, bụ bẫm, hồn nhiên lúc lắc trên cây lúa, chờ ngày được đón về kho rộng. Vì gánh nhiều hạt lúa, thân lúa nào cũng cong trĩu xuống, giống cái lưỡi liềm. Cũng tại thân lúa cong xuống, nên thuở ruộng lại càng trở nên chật chội. Mỗi khi có gió thổi qua, những bông lúa lại đung đưa, chụm đầu vào nhau, tạo nên âm thanh xì xào như chúng đang bàn tán sôi nổi về điều gì đó vậy. Theo hương gió, là mùi thơm nồng nàn của lúa chín, thôi thúc người ta sớm rước chúng về nhà.

Dọc các thửa ruộng, thường được bắt gặp những cô chú nông dân ra thăm lúa. Họ xem xét, trò chuyện để hẹn ngày thu hoạch. Trên các cành cây, những chú chim sẻ ríu rít chờ đợi những bông lúa được hái xuống để có một chầu no nê. Đằng xa phía chân trời, mấy cánh cò trắng muốt bảng lảng lướt qua rồi mất hút phía cuối biển vàng.

Khung cảnh cánh đồng lúa chín thực sự là khung cảnh vô cùng xinh đẹp. Đó không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, mà còn là vẻ đẹp của thành quả lao động. Nó đem đến niềm vui và hạnh phúc cho người nông dân.

 
Phạm Minh Quân
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
8 tháng 5 2016 lúc 18:11

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận.  Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Quê em còn nghèo nên những con đường bằng bê tong vẫn còn rất ít, phổ biến nhất vẫn là những con đường bằng đất quanh co. Mùi sỏi đá bốc lên hòa vào gió cứ xông thẳng vào sống mũi khiến em cảm thấy quá than thuộc, dù sau này lớn lên nó cũng không thể xa lạ được.

Mọi người ở quê em ai cũng chăm chỉ làm ăn, quanh năm họ bán mặt cho đất bán lung cho trời để nuôi con nên người. HỌ là những người nông dân chất phác, hiền lành và hiếu khách. Họ luôn quan tâm đến những người xung quanh. Em từng nghe mẹ bảo rằng người dân quê coi trọng tình hàng xóm, chứ không như trên thành phố nhà nào biết nhà đấy. Mẹ bảo bởi vậy mẹ mới thích cuộc sống bình dị ở nông thôn.

Em vẫn thích ngắm nhìn quê em mỗi khi bình mình và khi mặt trời lặn. Vì đây là hai khoảnh khắc đáng nhớ đánh dấu sự bắt đầu một ngày và sắp kết thúc một ngày. Nó khiến cho mỗi người cảm nhận sự thanh bình, không hối hả, chậm rãi và yên tĩnh đến lạ lung.

Có rất nhiều người đi xa vẫn bảo rằng dù có đi đến bất cứ nơi nào thì quê hương vẫn là nơi mong muốn tìm về nhất. Vì nơi đó có gia đình, có ba mẹ, có tuổi thơ. Và em cũng vậy, em luôn thấy yêu quê hương em rất nhiều.

 

 
Bùi Nguyễn Minh Hảo
8 tháng 5 2016 lúc 18:12

Nhớ nhất

Cánh đồng lúa bao la

_ Kỉ niệm tuổi thơ dạt dào

_ Người dân quê thân thiện 

Đỗ Nguyễn Như Bình
23 tháng 5 2016 lúc 12:45

đúng

 

đẹp trai cũng là tội
Xem chi tiết
Sooya
10 tháng 12 2017 lúc 11:24

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di h lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-canh-ho-guom-c33a2056.html#ixzz50pRws6UO

Noo Phước Thịnh
11 tháng 12 2017 lúc 22:42

 Cứ nói đến Hồ Gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm ngày thơ ấu đẹp đẽ, êm đềm.

   Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, Tháp Rùa nổi lên lung linh. Khi mây bay gió thổi, Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây. Có lúc hồ trong veo như tấm kính, phản chiếu cảnh trời xanh mây trắng. Trên bờ hồ, dưới những tán lá cây phượng vĩ là những chiếc ghế đá mà sau mỗi buổi chiều đi học về, em cùng các bạn ngồi đó để khoe điểm với nhau. Khi hè về, tiếng ve râm ran hoà lẫn tiếng chim trong các lùm cây tạo thành một bàn hoà tấu kéo dài. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy chiếu những tia nắng đầu tiên xuống, mặt hồ như được dát vàng. Xa xa, cầu Thê Húc cong cong, màu đỏ son như chiếc lược đồi mồi. Đó là đường vào đền Ngọc Sơn, một di tích lịch sử. Trên cầu, em đã cùng chị thả những hạt cơm cho cá. Mỗi khi gió thổi, mặt hồ lại lăn tăn gợn sóng gợi cho em nhớ cảnh cá đớp mồi. Những chị liễu ở gần đó, rủ mái tóc dài thướt tha xuống mặt đất như đang chải chuốt. Những anh cọ thẳng đứng, cao vút, như muốn vươn tới trời cao. Vào những ngày hội, hồ lung linh, rạo rực giữa muôn ngàn ánh đèn màu. Mọi người vui mừng ca hát, reo hò. Em cùng mẹ đến ngồi trên nhà hàng nổi ở mặt nước. Đó là nhà hàng Thuỷ Tạ. Cách đó không xa, một toà nhà lớn mọc lên, đó là Bưu điện thành phố. Trên nóc nhà, chiếc đồng hồ lớn ngân nga điểm giờ. Lan tỏa đâu đây, mùi hương hoa dìu dịu. Những bông hoa sữa đậu xuống vai áo người đi đường. Thảo nào, cái Hương bạn em cứ chun mũi vào hít lấy hít để như muốn tận hưởng cái giây phút kì thú.

   Mai đây dù có đi xa, em cũng không thể nào quên được Hồ Gươm với mùi hương hoa sữa quen thuộc, nơi đã gắn bó với em trong suốt quãng đời thơ ấu với bao kỉ niệm đẹp.

Việt Dũng Murad
21 tháng 10 2018 lúc 18:33

Hồ Hoàn Kiếm, hồ Gươm, là một di lịch sử, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cả nước nhưng phải đến khi mười tuổi em mới được đến thăm hồ lần đầu tiên. Phong cảnh của hồ đã khiến em vô cùng ngỡ ngàng.

Trong những bài học về những địa danh của đất nước, cô giáo em nói rằng Hồ Gươm là viên ngọc giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Được tận mắt nhìn thấy hồ Gươm em thấy quả đúng như vậy. Nước hồ trong xanh soi bóng những cây lộc vừng, những hàng liễu rủ trên bờ. Lộc vừng và liễu quanh hồ như một hàng mi cong vút, yếu điệu. Em thích nhất là hình ảnh những cây lộc vừng trổ hoa: thân cây đổ nghiêng như muốn sà xuống nước, hoa lộc vừng màu đỏ, những bông hoa li ti chạy dài theo một dây, mỗi cây lại có hàng chục, hàng trăm dây hoa như thế thả lững lờ từ cành cây xuống nước. Hình ảnh ấy sao mà thi vị! Hàng liễu rủ cũng điệu đà không kém. Các nàng vốn được ban cho vẻ đẹp lơ thơ, mong manh nên chỉ chờ những làn gió lướt qua là khoe ra hết nét duyên dáng, dịu dàng. Những cành liễu lướt thướt khẽ nghiêng theo chiều gió. Bao nhiêu năm qua, mặt hồ Gươm vẫn lung linh in sắc mây trời và phản chiếu vẻ đẹp thơ mộng ấy của cây cối quanh bờ.

Đi một vòng quanh hồ ta sẽ nhanh chóng bắt gặp hình ảnh Đài Nghiên, Tháp Bút, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Đó là những hình ảnh từng xuất hiện trong bài ca dao "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ":

                “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

                Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

                Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”

Cụm di tích này quả không hổ với sự ngợi ca và niềm tự hào của cha ông ta. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn, dọc theo thân tháp có ba từ "Tả thiên thanh" được viết bằng chữ Hán. Dáng tháp đứng thẳng như muốn viết lên trời xanh những nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. "Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn", nhà văn Ngô Quân Miện đã hình dung về cầu Thê Húc như vậy. Riêng em, em thấy đó như một chiếc cầu vồng mà sắc đỏ đã bừng lên át cả những màu sắc khác. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Qua cầu Thê Húc, ta bước vào đền Ngọc Sơn. Đền được xây trên một hòn đảo - đảo Ngọc - trên hồ. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi, đền Ngọc Sơn nằm yên ả dưới những vòm cây ấy. Trong nhà lưu niệm của đền còn có xác một cụ rùa rất lớn. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Từ đình, ta có thể nhìn thấy Tháp Rùa bao đời nay vẫn soi bóng giữa lòng hồ.

Tháp Rùa là một hình ảnh đẹp gắn liền với hồ Gươm. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Phần đất nhô lên làm nơi xây tháp cỏ đã mọc xanh rì. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi.

Trước khi ra về, em còn cố gắng chạm tay vào nước Hồ Gươm. Làn nước mát dịu và trong xanh thăm thẳm. Hình ảnh Hồ Gươm, cảm giác bồi hồi khi bàn tay chạm nước em sẽ giữ mãi trong lòng để niềm tự hào về Thủ đô, về đất nước sống mãi trong em.