Sách Giáo Khoa
1.Đọc kỹ bài văn và phần Chú thích, từ đó cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan” 2.Bài văn có thể chia thành mấy đoạn (hai hay ba)?Nếu là hai thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? 3. Cảnh sắc của Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào?Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?(Để trả lời câu hỏi này, em hãy liệt kê đầy đủ cá...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Thị Thu Trà Lê
20 tháng 4 2016 lúc 21:36

Chắc không cần đâu bạn ạ! Vì đề chỉ yêu cầu tưởng tượng thôi mà.leuleu

Bình luận (0)
trầnđắcgiáp
30 tháng 4 2016 lúc 15:45

tuc la ban nhin vao chu thich. Roi hinh dung ra thoi

hihi

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Hoài Thư
20 tháng 4 2016 lúc 16:30

ai giúp mình với ! huhu !huhu

Bình luận (0)
Adorable Angel
Xem chi tiết
Võ Ngọc Tường Vy
22 tháng 4 2017 lúc 15:17

ng Phong Nha bao gồm động khô và động nước, nổi bật nhất trong các động khô là động Tiên Sơn. Động Tiên Sơn có chiều dài 980m. Từ cửa động đi vào khoảng 400m có một vực sâu khoảng 10m và sau đó là động đá ngầm dài gần 500m khá nguy hiểm. Du khách đến tham quan, để đảm bảo an toàn chỉ được đi sâu vào 400m tính từ cửa động. Động Thiên Sơn là nơi có cảnh thạnh nhũ và những phiến đá kì vĩ huyền ảo. Các âm thanh phát ra từ các phiến đá, khi được gõ vào vọng như tiếng cồng chiêng.Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động này được kiến tạo cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do địa chất thay đổi, khối đá vôi đổ sụp, chặn dòng chảy và làm nên động khô Tiên Sơn. Còn hệ thống động nước nổi bật nhất làđộng Phong Nha. Tạo hóa đã dựng nên những khối thạch nhũ đủ màu sắc với những hình dạng khác nhau. Vẻ kì ảo ấy khiến ai đến tham qua cũng trầm trồ khen ngợi. Động Phong Nha dài 7729m. Hang có chiều dài dài nhất của động là 145m. Động Phong Nha còn được mệnh danh là Thủy Tề Tiên vì nơi đây những cột đá, thạch nhũ như mang một phong thái rất khác nhau. Tiếng nước vỗ vào đá vang vọng thật xa. Động Phong Nha đẹp như một bức tranh thủy mạc mà nhiều hang động khác phải ngưỡng mộ.

Động Phong Nha ngoài có giá trị về du lịch nó còn là một di chỉ khảo cổ. Những nhà thám hiểm và người dân nơi đây đã phát hiện ra nhiều chữ khắc trên đá của người xưa, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị tại đây. Ở động Phong Nha người ta đã phát hiện nhiều mảnh than và miệng bình gốm có tráng men của Chàm và các đồ gốm thô sơ khác. Động Phong Nha còn là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kì thực hiện chiếu Cần Vương kháng chiến chống Pháp.

Động Phong Nha – hang động tạo nên niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam. Nó là bằng chứng cho sự ưu đãi của thiên nhiên nước ta. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ai đã từng đến động đều nhớ mãi sự kì diệu mà động mang lại từ vẻ đẹp thuần túy thiên nhiên.

nhớ tick cho mk nhé

Bình luận (2)
Tùng Proenvip
1 tháng 5 2017 lúc 16:38

Soạn bài : Động Phong Nha

ĐỘNG PHONG NHA (Trần Hoàng) I. VỀ THỂ LOẠI Cũng như các văn bản Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử hay Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha cũng được xem là một văn bản nhật dụng. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu đến "những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha; - Đoạn 2 (Từ "Phong Nha gồm hai bộ phận" đến "tiếng chuông nơi cảnh chù, đất Bụt"): Giới thiệu cảnh tượng trong động Phong Nha. - Đoạn 3 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Cũng có thể chia bài văn thành hai đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu "tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt"): Vị trí địa lí và giới thiệu lối vào động Phong Nha; - Đoạn 2 (Từ "Với một vẻ đẹp đặc sắc" đến hết): Khẳng định những giá trị của động Phong Nha, nêu những tiềm năng của Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. 2. Cảnh sắc của động Phong Nha được tác giả miêu tả theo trình tự từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, rồi từ cụ thể lại đi đến khái quát: từ vị trí địa lí đến tả hai con đường vào động (đường thuỷ, đường bộ) gặp nhau ở bến sông Son; giới thiệu cấu tạo của động (gồm hai bộ phận: động khô và động nước), động chính gồm 14 buồng, các dòng sông ngầm" sau đó khái quát vẻ đẹp của động "một thế giới khác lạ" - thế giới của tiên cảnh. - Vẻ đẹp của Động khô được miêu tả bằng các chi tiết: + Độ cao (200 mét); + Nguồn gốc (xưa là một dòng sông ngầm); + Hiện tại (những vòm đá trắn vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh). + Các từ ngữ được dùng: "màu xanh ngọc bích óng ánh" cho thấy vẻ đẹp kì thú của động. - Vẻ đẹp của Động nước được miêu tả bằng các chi tiết: + Hiện tại (có một con sông ngầm dài chảy suốt ngày đêm dưới núi đá vôi nối Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh, đặc điểm: sông sâu và nước rất trong). Động chính được miêu tả tỉ mỉ: + Gồm 14 buồng, thông nhau, + Buồng ngoài cách mặt nước 10 mét, từ buồng thứ tư hang cao 25-40 mét. - Các khối đá nhiều hình khối, màu sắc: + Có khối hình con gà + Có khối hình con cóc + Có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng + Có khối mang hình mâm xôi + Có khối mang hình cái khánh + Có khối mang hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ. tạo nên vẻ đẹp huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương của động. - Cảnh sắc trong động còn được tô điểm thêm bằng những nhánh phong lan xanh biếc, không gian được mở rộng bằng một số bãi cát, bãi đá, các ngõ ngách. - Vẻ đẹp của động vừa có nét hoang sơ, bí hiểm, vừa thanh thoát và giàu chất thơ nhờ sự hoà tấu của âm "khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt". - Hệ thống từ ngữ trong đoạn văn có giá trị gợi hình, gợi cảm: + Tính từ miêu tả (lộng lẫy, kì ảo, hoang sơ, bí hiểm, thanh thoát và giàu chất thơ); + Cụm tính từ, cụm danh từ (huyền ảo về sắc màu, lóng lánh như kim cương, thế giới khác lạ, thế giới của tiên cảnh). 3. a) Theo lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh: - Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất: + Hang động dài nhất; + Cửa hang cao và rộng nhất; + Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; + Có những hồ ngầm đẹp nhất; + Hang khô rộng và đẹp nhất; + Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; + Sông ngầm dài nhất. b) Lời đánh giá đó vừa khích lệ vừa nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư tôn tạo và khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí. 4. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng về khai thác kinh tế du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Muốn phát huy được giá trị của động, mọi người cần phải có thái độ tích cực trong việc đầu tư, bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Động Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Trị. Động gồm hai bộ phận: động khô và động nước. Động khô vốn là một dòng sông ngàn đã kiệt nước chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Động nước là một con sông ngầm. Động chính gồm đến mười bốn buồng. Động Phong Nha là một cảnh đẹp, một điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học lý thú. 2. Cách đọc Đọc văn bản theo giọng kể kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha. 3. Sau khi đọc bài văn, giả dụ được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu như thế nào về “Đệ nhất kì quan” này. Gợi ý: - Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, đặc điểm từng bộ phận của động, động trong con mắt của các nhà khoa học, của khách tham quan trong và ngoài nước,…) - Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan). - Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…). tick đúng nhe cảm ơn hihi leuleu
Bình luận (0)
Mình thích thì mình làm...
1 tháng 5 2017 lúc 17:16

chết mấtkhocroi

Bình luận (1)
Tùng Proenvip
Xem chi tiết
阮芳邵族
1 tháng 5 2017 lúc 16:33

Đi từ Bắc vào Nam, ta qua bao miền đất nước. Mỗi miền là một bức tranh thiên nhiên. Lạng Sơn với động Tam Thanh, gợi những huyền thoại, sông Kì Cùng hiền hoñ; Bắc Cạn với hồ Ba Bể nên thơ, huyền ảo; Nghệ An với dòng sông Lam uốn khúc quanh co trắng xoá, với non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ, Huế với dòng sông Hương mơ màng, núi Ngự Bình trầm tư soi bóng trên dòng sông, Đồng Nai với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, rập rờn sóng lúa, với những con kênh xanh xanh rợp bóng dừa, bóng xoài, bóng nhãn...

Bao nhiêu mảnh đất khác nhau là bấy nhiêu bức tranh thiên nhiên diễm lệ. Nhưng có lẽ đẹp hơn cả vẫn là “Đệ nhất kì quan Phong Nha”.

Dù chưa một lần đến Phong Nha, ta vẫn phần nào cảm nhận được chắc hẳn đây phải là nơi có một cảnh quan kì lạ vào hấp dẫn vào bậc nhất của Việt Nam, nếu không làm sao có thể được phong là “đệ nhất kì quan”, làm sao có thể được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới?

Nhưng đó là sự cảm nhận bằng lí trí, bằng khả năng tư duy vốn có của con người. Sự cảm nhận ấy dù sao cũng là những hình ảnh mờ mờ, không rõ nét. Sự cảm nhận về vẻ đẹp của động Phong Nha thực sự trở nên rõ ràng và cụ thể khi ta tiếp xúc với bài văn Động Phong Nha của Trần Hoàng.

Ngòi bút thuyết minh, miêu tả chân thực, giản dị, nhưng cũng đầy chất tạo hình, chất thơ của Trần Hoàng đã dẫn dắt người đọc vào thế giới tiên cảnh đầy kì ảo, bí ẩn và lung linh sắc màu của cảnh quan Phong Nha.

Theo dòng cảm xúc của Trần Hoàng, ta đến với một miền rừng núi phía tây tỉnh Quảng Bình với nhũng cánh rừng nguyên sinh rộng bạt ngàn, với dòng sông Son nước xanh thẳm, trong vắt, với những xóm làng, nương ngô, bãi mía trù phú. Nằm giữa miền thiên nhiên thơ mộng ấy là động Phong Nha.

Đầu tiên ta bước vào Động Khô. Chao ôi, một kiệt tác của thiên nhiên khiên ta sững sờ: những vòm đá vân nhủ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. Trần Hoàng chỉ đưa một nét vẽ vào bức tranh đã làm hiện ra một cảnh Phong Nha lóng lánh sắc màu và gợi nhiều cảm xúc. Động Khô thật đẹp và hấp dẫn nhưng không đủ sức níu kéo bước chân du khách dừng lại lâu. Âm thanh rì rầm của dòng sông chảy suốt ngày đêm ở phía dưới 200 mét như một lời mời mọc êm ái đày quyến rũ, kéo bước chân du khách bước vào Động Nước. Chỉ việc đi vào Động Nước bằng thuyền và mang theo đẽn đuốc cũng đã gợi bao tò mò nơi du khách Việt Nam. Phải chăng trong cái hang động sâu thẳm dài hơn 1500m kia có bao điều kì lạ và bí ấn?

Quả thực, người đọc thật sự kinh ngạc và thích thú cùng với sự kinh ngạc và thích thú của Trần Hoàng. Dưới ngòi bút của Trần Hoàng, động Phong Nha hiện ra với một vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo; Dưới ánh áng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước... Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ... Bàn tay tài hoa của tạo hoá khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Dây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhành phong lan xanh biếc...

Có lẽ chưa có một hang động nào đẹp lộng lẫy đến thế, vẻ đẹp vừa có nét hoang sơ bí hiểm, lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Đúng là một thế giới tiên cảnh như nhà văn đã nhận xét.

Cùng với hình khối và sắc màu, vẻ đẹp của động Phong Nha còn được tạo nên bởi những âm thanh rất đặc biệt. Một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. Thật là kì thú!

Vẻ đẹp của động Phong Nha có nét đặc sắc, độc đáo riêng không trộn lẫn với vẻ đẹp của bất cứ hang động, cảnh quan nào. Hơn nữa, “Thế giới tiên cảnh” của Phong Nha lại trải dài tới hơn 1500m. Hơn 1500m với 14 buồng nối nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ. Ta có cảm giác như lạc vào một cung điện nguy nga lộng lẫy trong các câu chuyện cổ tích. Và thú vị hơn là cung điện ấy lại nằm trên một dòng sông ngầm chảy suốt đêm ngày, bên trên nó là những khối đá vôi với những cánh rừng nguyên sinh. Thế mà theo tác giả hang động phía sâu bên trong (nơi mới chỉ có vài đoàn thám hiểm với các phương tiện cần thiết đặt chân tới), cùng các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi Kẻ Bàng và khu rừng nguyên sinh 40000 ha vẫn còn là nơi cất giấu bao điều huyền bí thú vị, hấp dẫn mà con người chưa biết hết. Và nếu những bí mật ấy được khám phá thì Phong Nha còn kì ảo và hấp dẫn đến mức nào?

Đế khẳng định vẻ đẹp của Phong Nha, tác giả đã dẫn ra nhận xét của nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-Be trưởng đoàn thám hiểm hội địa lí Hoàng gia Anh: Với kinh nghiệm của hơn 60 năm thám hiểm hang động ở tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới.

Cảm ơn nhà văn Trần Hoàng đã cho người đọc được chiêm ngưỡng một kiệt tác có một không hai của tạo hoá trên mảnh đất thân yêu của chúng ta.


Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 11 2017 lúc 17:55

Bài văn chia thành 3 đoạn:

   - Đoạn 1 (Từ đầu đến những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác: Giới thiệu vị trí địa lí và lối vào động Phong Nha.

   - Đoạn 2 ( Từ Phong Nha gồm hai bộ phận đến tiếng chuông nơi cảnh chùa): Miêu tả cảnh trong động Phong Nha.

   - Đoạn 3 (còn lại): Giá trị của động Phong Nha trong việc khai thác du lịch, thám hiểm, nghiên cứu.

Bình luận (0)
Mai Mèo
Xem chi tiết
My beautiful life
1 tháng 5 2017 lúc 21:23

Bài này mình làm cũng không được hay cho mấy

Bài làm :

Các bạn đã bao giờ thấy được '' Đệ Nhất Kì Quan '' ở miền tây Quảng Bình chưa ? Nó rất là đẹp . Được nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh công nhận là đẹp nhất . Đó chính là Động Phong Nha. Nó nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng . Nếu chúng ta vào trong động , ta sẽ rất kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy , kì ảo của nó . Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc , các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối , màu sắc . Động Phong Nha còn có một nơi gọi là '' Thế giới của tiên cảnh '' . Nơi đây vừa có nét hoang sơ , bí hiểm , lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ . Sau khi khám phá động Phong Nha , chúng ta đều vẫn còn lay động lại hình ảnh của nó - hình ảnh của một nơi đầy kì ảo , đẹp tuyệt trần .

Note : Cấm chép dưới mọi hình thức

Chỉ dựa để làm bài

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hiền
Xem chi tiết
My beautiful life
2 tháng 5 2017 lúc 15:47

Mình đã làm rồi

Link nè : https://hoc24.vn/hoi-dap/question/257506.html

Note : Bài này mik tự làm không chép trên mạng

Cấm coppy dưới mọi hình thức

Bình luận (0)
nguyễn thu hoài
12 tháng 8 2018 lúc 20:48

Bạn đang câu hỏi có ảnh kiểu gì zậy ???Mình đăng câu hỏi có hình ko được .khocroi

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 1 2017 lúc 7:17

Giả sử được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, khi giới thiệu về "Đệ nhất kì quan" này, em cần chú ý:

- Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, ...)

- Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).

- Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 6 2019 lúc 12:40

a, Thuyết minh bằng chú thích

Câu “Ba –sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa, không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm, bản chất của nhà văn này

Phương pháp chú thích và định nghĩa:

- Giống: đều có cấu trúc A là B

- Khác nhau: - Phương pháp định nghĩa đòi hỏi khoa học, chính xác (yếu tố B phải đạt được hai yếu tố: đặt đối tượng định nghĩa vào loại lớn hơn; chỉ ra yếu tố nói đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt với các đối tượng cùng loại.

    + Phương pháp chú thích: sử dụng mềm dẻo, dễ, linh hoạt hơn

b, Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân- kết quả

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê, và nguồn gốc bút danh Ba-sô (được thuyết minh chủ yếu)

→ Phương pháp thể hiện mối quan hệ nhân quả, dù nguyên nhân được trình bày dài hơn thì nội dung thông báo chính vẫn là kết quả

- Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô

- Đoạn trích được trình bày hợp lí, hấp dẫn vì người viết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh → hình ảnh hiện lên hấp dẫn, sinh động hơn

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 10 2018 lúc 6:16

Chọn đáp án: C

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Lan
5 tháng 1 2022 lúc 19:37

C

Bình luận (0)