Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Huyền
Xem chi tiết
Thời Sênh
23 tháng 7 2018 lúc 9:10

A, Mở bài

– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.

– “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

B, Thân bài:

-Giải thích ứng xử là gì?

>>> Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

-Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự ,…có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

+Một học sinh ngoan ngãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?

+Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

-Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

C, Kết luận

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự.

Bình luận (0)
Lia Sùng Thị
Xem chi tiết
Lia Sùng Thị
18 tháng 4 2023 lúc 21:28

Giúp em với 

Bình luận (0)
Phan Kim Nhàn
7 tháng 12 2023 lúc 19:59

Trong xã hội ngày nay, sinh viên thường tiếp cận tình yêu và các mối quan hệ với sự cởi mở, độc lập và khả năng thích ứng. Với quyền truy cập vào nhiều nền tảng xã hội và kỹ thuật số, sinh viên có nhiều cơ hội hơn để khám phá và thể hiện những ham muốn cũng như bản sắc lãng mạn của mình. Bối cảnh kỹ thuật số này đã định hình cách học sinh tham gia vào tình yêu, khi họ định hướng hẹn hò trực tuyến, giao tiếp ảo và nâng cao nhận thức về các mô hình mối quan hệ đa dạng. Hơn nữa, nhiều sinh viên ưu tiên phát triển cá nhân, giáo dục và khát vọng nghề nghiệp, thường dẫn đến hành động cân bằng giữa việc theo đuổi học tập và nỗ lực lãng mạn. Trong khi một số sinh viên tìm kiếm các mối quan hệ lâu dài và cam kết, những sinh viên khác lại theo đuổi những thỏa thuận phi truyền thống, giao tiếp cởi mở và tự do khám phá cảm xúc cũng như mong muốn của mình. Ngoài ra, sinh viên ngày nay tích cực ủng hộ quan hệ đối tác toàn diện và tôn trọng, đánh giá cao những phẩm chất như sự đồng cảm, bình đẳng và tương thích. Nhìn chung, hành vi của sinh viên đang yêu phản ánh cách tiếp cận hiện đại, toàn diện và năng động đối với các mối quan hệ, được đặc trưng bởi tính cá nhân, kết nối kỹ thuật số và cam kết phát triển cá nhân và cảm xúc.

Bình luận (0)
Trương Quang Đang
Xem chi tiết
Minh Phương
9 tháng 4 2023 lúc 10:05

bn tham khảo nha.

“Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.

Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .

Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ. Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường. Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...

Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật. Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động. Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.

Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.

Bình luận (0)
hello hello
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
3 tháng 4 2018 lúc 14:43
Mở bài:

Con người sống giữa cộng đồng, không ai có thể một mình mà làn nên cả thế giới. Bởi thế, giao tiếp nơi công cộng là một phần tất yếu trong đời sống của con người. Ở bất kì địa điểm công cộng nào cũng có nguyên tắc ứng xử phù hợp để đảm bảo sự an toàn cho mọi người, sự tiện nghi và vẻ đẹp của nó. Tôn trọng nguyên ứng xử tốt đẹp nơi công cộng là trách nhiệm của mỗi con người. Tuy nhiên, văn hóa ứng xử nơi cộng cộng của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đáng báo động, gây nên nhiều bức xúc trong xã hội.

Thân bài: * Văn hóa ứng xử nơi công cộng là gì?

Văn hóa ứng xử nơi công cộng là hệ thống nguyên tắc bao gồm hành vi, thái độ, lời nói chuẩn mựcóngo đức của mỗi cá nhân khi giao tiếp chốn đông người như: biết cảm ơn khi nhận được một điều tốt đẹp từ người khác, biết xin lỗi khi gây ra sự phiền phức hay lỗi lầm, biết giữ gìn trật tự, vệ sinh chung, có thái độ hòa nhã, tôn trọng, lịch sự, cung kính những người xung quanh, khiêm nhường trước người khác, ….

* Hiện trạng văn hóa ứng xử nơi công cộng của giới trẻ hiện nay:

Từ xưa, phong cách thanh lịch, nhã nhặn, điềm đạm và biết tôn trọng nguyên tắc chung khi xuất hiện trước đám đông vốn đã được con người đề cao và không ngừng nhắc nhỏ về điều đó. Nới về vẻ đẹp văn hóa ấy, người Hà Nội có câu:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Không thanh lịch cùng là người Tràng An.”

Tại nước Nhật, con người được giáo dục chu đáo về phép lịch sự và thái độ tôn trọng công đồng. Họ không bao giờ xả rác trên đường, trong không gian hẹp họ biết giữ trật tự và thường ăn nói nhỏ nhẹ hoặc im lặng. Họ luôn tuân thủ việc xếp hàng và ít khi ăn cắp,…

Văn hóa nước ta cũng đề cao những đức tính tốt ấy. Nhưng gần đây, hình ảnh người Việt Nam trở nên xấu đi trong mắt người nước ngoài với hàng loạt hành động phản cảm của các bạn trẻ.

Nhìn vào đời sống, không thiếu những hành động mất lịch sự, thiếu tôn trọng, vô văn hóa của một đám đông hay một nhóm người tại một nơi nào đó. Nó không những là một hiện tượng lẻ tẻ mà đã trở thành hiện tượng trong xã hội, gây nên nhiều hậu quả tai hại.

Trong bài báo Cổng trời thất thủ của tác giả Khải Đơn đã ghi nhận chân thực hình ảnh các bạn trẻ xâm phạm sự tôn nghiêm của ngôi chùa cổ kính khi có hành vi vứt rác bừa bãi, nghêu ngao ca hát, hỗn độn gào thét, nói lời tục tĩu, đeo khẩu trang khi vào chùa. Thậm chí còn dẫn cả thú cưng vào nơi chánh điện tôn nghiêm, khả kính…

Trong chốn linh thiêng đã thế, trên đường phố, các bạn trẻ còn trở nên mất lịch sự hơn nhiều lần. Không hiếm những hình ảnh khạc nhổ trên đường, ăn mặc phản cảm, hành vi côn đồ thách thức, đua xe đánh võng hết sức nguy hiểm, xem thường luật pháp và tính mạng người đi đường.

Đối với người nước ngoài, một vài bạn trẻ còn trêu chọc, nhại tiếng, chửi tục, lăng mạ họ khiến người nước ngoài khi đến Việt Nam vô cùng bức xúc. Gần đây nhất, trên các trang mạng có đưa tin, đạo diễn phim Kong, ngài Skull Itsland bị một nhóm hành hung khi đến Việt Nam chỉ vì lòng đố kị.

Các bạn trẻ ngày nay ngày càng trở nên khiếm nhã, lối sống thực dụng, tinh thần vô cảm, thờ ơ trước cuộc sống. Họ thiếu kĩ năng sống, thiếu tôn trọng thế giới xung quanh, bảo thủ với lối sống thực dụng, đua đòi vật chất. Sự chia sẻ, cảm thông, đồng cảm bị xem thường. Họ thiếu hẳn sự rung động trước cái đẹp, cái cao cả; không muốn thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với xã hội.

* Nguyên nhân của lối ứng xử của giới trẻ:

Trước hết là do ảnh hưởng của nền văn hóa mạng khi xu thế giao thoa các nền văn hóa thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Một dòng văn hóa có tính bạo lực, suy đồi, nổi loạn cũng có dịp tràn ngập vào Việt Nam khiến cho các bạn trẻ có ý thức kém khi ứng xử trước cộng đồng. Các bạn trẻ thích đề cao cái tôi cá nhân một cách khập khiễng, chỉ quan tâm đến sở thích của mình và thể hiện nó một cách lệch lạc.

Mặt khác, trước xu thế phát triển như vũ bão của thời đại, nền giáo dục nước ta lại chậm biến đổi, chậm ứng biến, không theo kịp xu thế phát triển của thế giới. Nhà trường xem trọng việc giáo dục tri thức, đào tạo kĩ năng nghề nghiệp, xem nhẹ việc giáo dục và bồi dường nhân cách, đạo đức chuẩn mực cho học sinh trong nhiều năm qua khiến cho nhiều học sinh mất định hướng tốt đẹp, buông lỏng kỉ luật, trở nên hư hỏng.

Gia đình thiếu nghiêm khắc, người lớn không gương mẫu hoặc nêu gương xấu khiến cho giới trẻ ngộ nhận giữa sự nổi bậc chuẩn mực và sự nổi bậc lệch lạc trước đám đông.

Xã hội không quan tâm nhiều đến những hành động của giới trẻ. Nhiều người thấy phiền phức nhưng thường không can thiệp, bỏ mặc. Không ai nhắc nhở khiến cho các bạn trẻ ấy càng trở nên ngạo mạn hơn.

Các cơ quan chức năng thiếu sự sâu sát thực tế, thiếu lực lượng giám sát và xử lí vi phạm; mức xử phạt còn nhẹ khiến cho người vi phạm không chịu tuân thủ nguyên tắc.

* Hậu quả của lối ứng xử vô văn hóa trong cộng đồng:

Những hành động ngang ngược, thiếu lễ độ của các bạn trẻ không những gây nhiều phiền phức, nguy hiểm cho xã hội mà còn làm xấu đi hình ảnh của mình trong cộng đồng. Bằng những hành động lệch chuẩn, họ đã tự hạ thấp giá trị bản thân, nhận lấy sự khinh ghét của mọi người.

Những hành động quá khích ấy thường là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Hàng loạt các vụ xung đột, bạo lực dẫn đến thương tích, thậm chí là án mạng được báo chí đưa tin cũng chỉ vì nhiều người có hành vi “trái tai gai mắt” mà thôi.

Lối ứng xử thiếu lễ độ của một bộ phận giới trẻ làm cho hình ảnh Việt Nam trở nên xấu đi, thậm chí là tồi tệ trong nhìn nhận của các du khách nước ngoài. Nhiều năm qua, số du khách đến nước ngoài đến Việt Nam một lần và không quay trở lại phản ánh sâu sắc thực trạng ấy.

Nhu cầu thể hiện bản thân là quyền của mỗi người nhưng thể hiện lệch lạc, quá đáng sẽ lầm mất đi sự tôn trọng của xã hội, làm tổn hại đến xã hôi, đất nước. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Giải pháp khắc phục:

-Nâng cao nhận thức, biết tôn trọng lẽ phải, tôn trọng cộng đồng là giải pháp đầu tiên của mỗi con người khi bước ra xã hội.

Tại những địa điểm công cộng, trên đường phố tăng cường đặt những bảng hiệu nhắc nhỏ hành vi sai trái của con người nhằm tạo ra một lối sống văn minh, một xã hội thân thiện và an toàn.

Nhà trường, gia đình và xã hội cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho các em học sinh. Lấy giá trị truyền thống để uốn nắn con người. Người lớn gương mẫu trẻ em noi theo là giải pháp hiệu quả nhất từ xưa đến nay.

Kết bài:

“Học ăn, học nói, học gói, học mở” nghĩa là phải biết sống khéo léo trong mọi hành động, trong mọi hoàn cảnh. Đó là cách người xưa răn dạy con người. Ngày nay, trong thời đại mới, việc ứng xử nơi công cộng càng trở nên cần thiết hơn. Bởi vậy, rèn luyện cho mình cung cách tốt đẹp mỗi khi bước ra đường là trách nhiệm của mỗi con người ngày nay.

Bình luận (0)
Lưu Bảo Châu
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 3 2019 lúc 19:52

Tham khảo nhé!!!

Câu 3:

Dàn ý:

I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường.

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường.

1. Giải thích.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:

Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

b. Chứng minh:

Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An… Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô… Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

3. Nguyên nhân

Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp... Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...). Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.). Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

Tổn thương về thể xác và tinh thần. Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

Con người phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” là mất dần nhân tính. Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp.

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:

Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương. Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên và ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện. Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương và Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Mở rộng: (phản đề)

“Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được” (Mahatma Gandhi).

-> Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân - thiện - mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.

7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường

Bài văn:

Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

Câu 4:

Game online thực ra là một trò chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc thư giãn và thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay, game online đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Vấn đề nghiện game online đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị.

Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

Bình luận (1)
Đây Tôi
Xem chi tiết
Dz Hạt Me
16 tháng 4 lúc 20:32


   Vấn đề ăn quà vặt hiện nay của học sinh 

Bình luận (0)
nguyễn thu trang
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 8 2023 lúc 21:04

Gợi một số ý:

- Hiện nay, không gian mạng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Tuy nhiên, cách ứng xử của một số bạn trẻ trên mạng xã hội đang gây ra nhiều tranh cãi và lo ngại trong xã hội. Đối với tôi, cách ứng xử của giới trẻ trên không gian mạng hiện nay cần được cải thiện để đảm bảo một môi trường trực tuyến lành mạnh và an toàn hơn

- Trước tiên, tôi nhận thấy rằng một số bạn trẻ thường có xu hướng vi phạm quy tắc đạo đức và đánh giá sai về sự trách nhiệm cá nhân trên mạng. Các bạn trẻ rất thường tung ra những bình luận xúc phạm, lăng mạ và không tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

+ Nguyên nhân: tuổi còn nhỏ chưa có đủ nhận thức về cách phát ngôn đúng, sự kinh nghiệm và kiến thức để đánh giá một vấn đề hay sự việc. 

-> Tính cách nông nổi ở tuổi dậy thì.

-> Không sợ phải chịu trách nhiệm với những gì mình làm trên mạng xã hội.

-> ....

+ Hậu quả: Điều này không chỉ gây tổn thương tinh thần cho những người bị nhắm vào, mà còn tạo ra một môi trường trực tuyến đầy căm ghét và ác ý.

+ Giải pháp: Để cải thiện tình trạng này, giáo dục về đạo đức và trách nhiệm cá nhân trên mạng cần được thực hiện từ giai đoạn học sinh còn cấp 1.

-> Cần có một số tiết học tập trung vào việc rèn luyện sự nhạy bén về tình cảm và khả năng đồng cảm, giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về tác động của hành động trực tuyến và ý thức về trách nhiệm cá nhân.

- Mở rộng: Một vấn đề khác là sự lạm dụng công nghệ thông tin và việc trở thành "nô lệ" của mạng xã hội. Một số bạn trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc lướt Facebook, Instagram hoặc TikTok, không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà còn tạo cảm giác bản thân tách xa với thế giới thực và thiếu giao tiếp trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày.

+ Giải pháp: khuyến khích các bạn trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với bạn bè và gia đình, và tạo ra một thời gian hợp lý để sử dụng công nghệ thông tin.

-> Xây dựng những mô hình và vai trò tích cực trên mạng xã hội, khuyến khích sự chia sẻ thông tin bổ ích, tạo ra một không gian mạng lành mạnh.

- Tổng kết:

+ Liên hệ bản thân và khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.

Bình luận (0)
Ctuu
Xem chi tiết
nguyễn thu trang
Xem chi tiết