Giúp tớ trả lời câu hỏi khó :
Bài 5 ( Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2015-2016 , trường THCS Nguyễn Văn Bé )
Cần gấp !
ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2021-2022
Môn: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút (Kiểm tra online)
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Buâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…”
(“Nghe thầy đọc thơ” – Trần Đăng Khoa)
Câu 1: (0,5điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2: (0,5 điểm) Tìm từ láy trong đoạn thơ trên.
Câu 3: (1,0 điểm) Câu thơ: “Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà” đã gợi lên trong em suy nghĩ gì?
Câu 4: (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 5: (1,0 điểm) Đọc đoạn thơ, em hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình?
Câu 6: (2,0 điểm) Tìm từ đồng nghĩa trong mỗi câu sau và cho biết sắc thái ý nghĩa của chúng:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
giúp mình nhanh nha hoc24
Câu 1: Tự sự kết hợp miêu tả
Câu 2: Từ láy: buâng khuâng
Cho mình hỏi câu này,các bạn trả lời nhanh dùm nha:
Tính tổng:
2016-2015+2014-2013+...+6-5+4-3+2-1
Đây là bài kiểm tra học kì 1 lớp 6 năm nay
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM 2021 - 2022
ĐỀ SỐ 8
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.
( Trích: Những tấm lòng cao cả- Ét-môn-đô Đơ Ami-xi chương 8 – Học đường)
Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?
TRƯỜNG THCS – THPT NGUYỄN KHUYẾN
TRƯỜNG TH – THCS- THPT LÊ THÁNH TÔNG
ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN - MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
HỌC KÌ 1 – NĂM HỌC: 2021- 2022
THỜI GIAN LÀM BÀI: 40 PHÚT- NGÀY: 04/9/2021
I-ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
CHÚNG TA THẤY GÌ KHI ERIKSEN GỤC ĐỔ XUỐNG SÂN?
Thời khắc đó tất cả như nín lặng, hồi hộp đan xen lo lắng, còn tôi nguyện cầu cho một người mình chưa bao giờ gặp vượt qua được thần chết. Quan sát qua truyền hình mới thấy được ý nghĩa thiêng liêng của sinh mệnh. Các cầu thủ Đan Mạch vây quanh không dám nhìn vào đồng đội, giọt nước mắt đã rơi. Họ bảo vệ quyền hình ảnh cho đồng đội, các cầu thủ đối phương và trên khán đài nín lặng, khoé mắt đỏ hoe liên tục chắp tay cầu nguyện.
Hầu như không có bất kỳ ai tò mò cầm điện thoại lên quay mà tất cả hướng tâm cầu mong Eriksen qua cơn nguy kịch. Có lúc tất cả vỗ tay thật to để tạo “sức mạnh” tinh thần giúp Eriksen thắng được lưỡi hái tử thần. Trên đường đưa đến bệnh viện cấp cứu, cầu thủ đi bên cạnh cầm tấm màn che chắn cho đồng đội bằng tất cả trái tim yêu thương.
Khi quay trở lại sân, cầu thủ và ban huấn luyện Phần Lan đứng ra giữa sân vỗ tay khích lệ tinh thần cho toàn đội Đan Mạch. Joel Pohjanpalo - cầu thủ Phần Lan lần đầu tiên ghi được bàn thắng ở một kỳ Euro, đó là niềm sung sướng và hạnh phúc vô bờ bến của đời cầu thủ nhưng chỉ chạy một đoạn và khi thấy đồng đội đến ăn mừng, Joel Pohjanpalo ra dấu hiệu không ăn mừng. Ngoài những khoảnh khắc và hành động đó còn rất nhiều hình ảnh khác hướng đến Eriksen, đội tuyển Đức chiếu hình ảnh đứng ngay ngắn hướng lòng về Eriksen, một cầu thủ khác là Lukaku (Bỉ) truyền tình yêu qua ống kính gửi đến Eriksen.
Những hình ảnh ấy, những khoảnh khắc ấy thật đẹp, thật ý nghĩa. Dù đội tuyển và khán giả của hai bên khi ra trận, họ sẵn sàng làm tất cả để quyết đấu vì màu cờ sắc áo nhưng cũng sẵn sàng bỏ qua tất cả để trao trái tim cho đối thủ bằng hành xử văn minh, giáo dục và truyền đi tình thương một cách thật tuyệt vời
(Theo NLĐ.com.vn/ngày 13/06/2021)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo người viết, khi cầu thủ Eriksen (Đan Mạch) đổ gục xuống sân, đồng đội của anh, khán giả trên khán đài theo dõi trận đấu đã làm gì để giúp anh vượt qua lưỡi hái tử thần?
Câu 3. Nêu nhận xét của anh/chị về hành động, cử chỉ của đội Phần Lan, nhất là của Joel Pohjanpalo khi ra dấu cho đồng đội không ăn mừng chiến thắng trong khi lần đầu tiên anh ghi được bàn thắng ở một kỳ Euro.
Câu 4: Bài học sâu sắc nhất mà anh/ chị rút ra được từ đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Từ nội dung trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn 200 từ, trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để hành xử văn minh có văn hóa nơi công cộng.
Mik chỉ cần mng làm phần II thôi ạ ko cần mng làm phần I
Cảm ơn mng!!!
Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu ĐỀ KIỂM TRA (Lần 1-HKI)-KHỐI 7 (Hệ 10 năm) 0Lớp: 7A………. Môn: Tiếng Anh- Thời gian: 15 phút – Đề A H0ọ và tên HS: …………………………… Ngày kiểm tra: ………… Năm học: 2020 – 2021 0 0Điểm Lời phê Duyệt đề : 0 C0hoose a, b, c or d (Chọn a, b, c or d): 1/…………Linh often……………………….? a/. Do………jog b/.Does………jog c/.Is …. jogging d/.Will…..jog 2/.They……………………. to school every day. a/.doesn’t walk b/.isn’t walking c/.won’t walk d/.don’t walk 3/.Trung always ……………….TV. a/.watch b/.watching c/.watches d/.watched 4/……………….Hung ………………tomorrow? a/. will…………leave b/.is…….leaving c/.does……….leave d/.do………leave 5/.Hang………………….by car next wext. a/. won’t travel b/.isn’t traveling c/.doesn’t travel d/.don’t travel 6/.I …………………………….you soon. a/.call b/.will call c/.calls d/.am calling 7/.You should…………………………..more. a/.sleeps b/.sleeping c/.sleep d/.slept 8/.Mai enjoys……………………………….badminton. a/.play b./plays c/.played d/.playing 9/.We like………………to our friends in my free time. a./talk b/.talks c/.talked d/.talking 10/.They hate………………….noodles. a/.eating b/.eats c/.eat d/.ate 11/…………………was he late.? Because of the traffic jam. a/. Why b/.What c/.When d/.Where 12/……………….does she have Geography? - On Tuesday. a/.Who b/.When c/.Where d/.How 13/. She always listens to music…………………………..is her favorite hobby. a/.Listening to music b/.Watching TV c/.Swimming d/.Fishing 14/.Chau usually plants trees in the garden. She likes ………………………a lot. a/.fishing b/.Swimming c/.painting d.,Gardening 15/.Luan hates…………………. a/.swim b/.swimming c/.swims d/.swam 16/.Nghi loves………………. a/.dancing b/.dances d/.dance d/.danced 17/.Andy washes his hands a lot, ……………he doesn’t have flu. a/. but b/.and c/.so d/.or 18/.She should sleep more …………………..she should relax more. a/.so b/.or c/.but c/.and 19/.David eats lots of junk food……………………he doesn’t do exercise too. a/.or b/and. c/.but d/.so 20/.Ann plays computer games, …………….. she does exercise too. a/.or b/ and c/.so d/.but
TRƯỜNG THCS KHÁNH THỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TỔ KHXH Năm học 2022 - 2023
Môn kiểm tra : Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: ( 3 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
Tại Thế vận hội đặc biệt Seatle (dành cho những người tàn tật) có chín vận động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất phát để tham dự cuộc đua 100 m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp ngã liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau, những người chứng kiến vẫn còn lưu truyền tai nhau câu chuyện cảm động này.
(Nguồn: http://phapluatxahoi.vn/giai-tri/van-hoc/chien-thang-661)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2.
a. Xét theo mục đích nói, câu văn: Một cô gái bị hội chứng Down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé. Thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)
b. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu đó?(0,5 điểm
Câu 3. Theo em, tại sao khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô không dứt? (0,5 điểm)
Câu 4.Thông điệp sâu sắc nhất mà em nhận được từ câu chuyện trên? (1,0 điểm)
II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7 điểm)
Câu 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.
Câu 2 : Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong học đường hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên .
…………………… Hết ……………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Ca dao. B. Tục ngữ. C. vè. D. câu đố .
Câu 2. Hãy xác định thể thơ của văn bản?
A. Thơ tự do.
B. Thơ ngũ ngôn.
C. Thơ lục bát.
D. Thơ song thất lục bát.
Câu 3. Nội dung của văn bản là gì?
A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
B. Ca ngợi công sinh thành dưỡng dục trời biển của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người con phải sống có hiếu.
C. Nhắc tới công ơn sinh thành của cha mẹ.
D. Nhắc nhở người làm con phải có hiếu với cha mẹ .
Câu 4. Văn bản trên viết về chủ đề gì ?
A. Tình cảm gia đình
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Tình yêu đôi lứa.
D. Tình yêu thương con người.
Câu 5. Địa danh được nhắc đến trong văn bản là gì?
A. Núi Tản Viên.
B. Biển Đông .
C. Núi Thái Sơn.
D. Núi Hồng Lĩnh.
Câu 6. Theo em, trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt?
A. Công cha.
B. Nghĩa mẹ.
C. Thờ mẹ.
D. Thái sơn.
Câu 7. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong hai câu đầu văn bản?
A. Liệt kê.
B. So sánh.
C. Hoán dụ.
D. Ẩn dụ.
Câu 8. Văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào??
A. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao.
B. Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ.
C. Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc.
D. Tất cả đều đúng
Câu 9. Hãy kể thêm một văn bản mà em biết có cùng chủ đề với văn bản trên?
Câu 10 . Qua văn bản em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
RÙA VÀ THỎ
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai tự đắc:
- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
(Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1(0,5 điểm): Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?
A. Truyền thuyết
B. Thần thoại
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2(0,5 điểm): Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai?
A. Rùa
B. Thỏ
C. Rùa và Thỏ
D. Sên
Câu 3(0,5 điểm): Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?
A. Bảo Rùa là chậm như sên.
B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .
C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”
D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.
Câu 4(0,5 điểm): Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?
A. Rùa thích chạy thi với Thỏ
B. Thỏ thách Rùa chạy thi
C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
Câu 5 (0,5 điểm): Vì sao Thỏ thua Rùa?
A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.
B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.
C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.
D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.
Câu 6 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Điệp ngữ
Câu 7 (0,5 điểm): Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì?
A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang.
B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo.
C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ.
D. Phê phán những người coi thường người khác.
Câu 8 (0,5 điểm): Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì?
A. Thỏ đi học muộn.
B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo.
C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã.
D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về.
Câu 9(1,0 điểm): Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?
Câu 10(1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”.
II. LÀM VĂN (4.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
-----Hết-----
ĐỀ KTRA CUỐI KÌ II VĂN 7
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”
(“Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell)
Em cần giúp bài mô hay em chia sẻ đề nè?
Tập đọc: Ông Trạng thả diều / 104 (Bài kiểm tra học kì 1)
Trả lời câu hỏi: 1: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
3. Vì sao chú bé Hiền được gọi là" Ông Trạng thả diều?
Trả lời các câu hỏi này giúp mình vớiiiiiiiiiiiiiii...!
sorry i don't know
1. tui hổng biết đâu 2. là cái j mà nghe thầy giảng nhờ ấy bạn 3. là vì ông râtf thích chơi diều
cho mình hỏi là sách lớp mấy ạ?kì mấy ạ?
giúp mình với cần gấp lắm: Một bài kiểm tra trắc nghiệm có 50 câu hỏi. Với mỗi câu trả lời đúng được +5 điểm, với mỗi câu trả lời sai được -3 điểm và 0 điểm cho mỗi câu hỏi chưa trả lời. Tính số điểm của một học sinh đạt được khi đã trả lời được 35 câu đúng, 10 câu sai và 5 câu chưa trả lời được.
Số điểm hs đc là \(35\cdot5-10\cdot3=145\left(điểm\right)\)
Số điểm học sinh được là :
35⋅5−10⋅3=145(điểm)
Đáp số:145 điểm nha bn
Trong mỗi câu dưới đây, hãy chọn phương án trả lời đúng:
BÀI 2: Số điểm kiểm tra 15 phút môn Toán của một lớp 7 của một trường THCS được ghi lại trong bảng sau:
Số học sinh được kiểm tra là:
A. 40
B. 42
C. 35
D. 36