Những câu hỏi liên quan
Thu Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Tuyến
7 tháng 1 2021 lúc 18:58

Tham khảo:

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy".

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử... từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

haimy
Xem chi tiết
nguyen quoc binh
Xem chi tiết
Tạ Đình Nghĩa
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
30 tháng 3 2020 lúc 19:52

Yêu thương con người là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Động từ "thương" đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mới ngày hôm qua, bản tin thời sự đã đưa tin về tấm gương của anh Nguyễn Văn Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn tình yêu thương của con người đối với con người.

học tốt

Khách vãng lai đã xóa
Đặng Phương  Anh
1 tháng 4 2020 lúc 13:06

Từ bao đời nay, truyền thống Thương người như thể thương thân chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chao ôi! Tư tưởng ấy được thấm nhuần trong tư tưởng lối sống, được ông cha ta truyền dạy từ đời này sang đời khác. Rồi cả thế hệ con cháu sau này. Nội dung câu tục ngữ là hãy thương yêu người khác như yêu chính bản thân mình. Lòng yêu thương con người không chỉ được biểu hiện bằng việc giúp đỡ những người khác có hoàn cảnh khó khăn và yếu thế hơn mình mà còn được thể hiện bằng những hành động chan chứa yêu thương và lòng tử tế mà chúng ta làm cho những người xung quanh mình. Chỉ một việc làm nhỏ nhưng cũng sẽ lan tỏa được lòng tốt và hạnh phúc ra cộng đồng. Lòng yêu thương con người thường xuất phát từ tinh thần tự nguyện, lòng bao dung vị tha mà mỗi người có. Con người biết yêu thương, biết đùm bọc và sẻ chia với những nỗi khổ của người khác sẽ tự động biết chia sẻ lòng yêu thương. Trên thực tế, lòng yêu thương chính là gốc rễ, nền tảng của cuộc sống hạnh phúc. Khi con người cho đi yêu thương, cuộc sống của những người khác sẽ ấm áp và hạnh phúc hơn rất nhiều. Dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng ý nghĩa của tấm lòng yêu thương trong đó là rất nhiều. Tóm lại, lòng yêu thương con người là nền tảng của cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng, no ấm là thông điệp mà câu tục ngữ muốn truyền đạt.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 9 2019 lúc 18:21

a) Các đoạn văn trên thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả

Đoạn 1: Tả bao quát chiếc cặp

Đoạn 2: Tả quai cặp và hai dây đeo

Đoạn 3: Tả bên trong của chiếc cặp

Nguyễn Khánh Ngân b
Xem chi tiết
Phạm hải
Xem chi tiết
Thái Minh Thảo
Xem chi tiết
Thẩm Khánh Đan lớp 6/4
Xem chi tiết
trang phan
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Phúc
8 tháng 1 2022 lúc 12:14

1 What does Binh do?

2 Does he have a small house ?

Đỗ Tuệ Lâm
8 tháng 1 2022 lúc 12:16

1. What is Bình doing?

2.Does he have a small house?

Văn Tiến Hồ
8 tháng 1 2022 lúc 12:18

1 What does Binh do?

2 Does he have a small house ?