gọi tên muối của nguyên tử kim loại :
NaOH; Fe(OH)3
lập cthh của muối tạo bởi sio2 với kim loại na và gọi tên muối
Câu 9: Hoàn tan 7,02g muối clorua của kim loại hóa trị I vào dd AgNO3 dư thu được dd muối nitrat và 17,22g kết tủa bạc clorua. Xác định kim loại hóa trị I và CTHH của muối, tên gọi?
PTHH: \(RCl+AgNO_3\rightarrow RNO_3+AgCl\downarrow\)
Theo PTHH: \(n_{RCl}=n_{AgCl}\)
\(\Rightarrow\dfrac{7,02}{R+35,5}=\dfrac{17,22}{143,5}\) \(\Rightarrow R=23\) (Natri)
CTHH của muối là NaCl (Natri clorua)
a. Trong dãy các oxit sau: H2O; Al2O3; CO2; FeO; SO3; P2O5; BaO. Phân loại oxit và gọi tên tương ứng với mỗi oxit đó?
b. Trong một oxit của kim loại R (hóa trị II), nguyên tố R chiếm 71,429% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxit trên.
H2O: oxit trung tính (hình như thế): nước: nước: ko có tương ứng
Al2O3: oxit lưỡng tính: nhôm oxit: Al(OH)3
CO2: oxit axit: cacbon đioxit: H2CO3
FeO: oxit bazơ: sắt (II) oxit: Fe(OH)2
SO3: oxit axit: lưu huỳnh trioxit: H2SO4
P2O5: oxit axit: điphotpho pentaoxit: H3PO4
BaO: oxit bazơ: bari oxit: Ba(OH)2
b) %O = 100% - 71,429% = 28,571%
M(RO) = 16/28,571% = 56 (g/mol)
=> R + 16 = 56
=> R = 40
=> R là Ca
thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 8 gam muối sunfat của 1 kim loại hoá trị 2 rồi lọc kết tủa tách ra đem nung nóng thu được 4 gam oxit của kim loại hoá trị 2 đó .Xác định hoá tên kim loại
Gọi CTHH của muối là $RSO_4$
$RSO_4 + 2NaOH \to R(OH)_2 + Na_2SO_4$
$R(OH)_2 \xrightarrow{t^o} RO + H_2O$
Theo PTHH :
$n_{RSO_4} = n_{RO}$
$\Rightarrow \dfrac{8}{R + 96} = \dfrac{4}{R + 16}$
$\Rightarrow R = 64(Đồng)$
Phân tử este Y (đơn chức, mạch hở) chứa hai liên kết pi và có khối lượng nguyên tố cacbon gấp 8 lần nguyên tố hiđro. Thủy phân hoàn toàn Y trong dung dịch NaOH, thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol no. Tên gọi của Y là
A. vinyl axetat.
B. propyl fomat
C. metyl acrylat
D. etyl axetat
Chọn đáp án C
♦ định lượng: Y là este đơn chức, mạch hở chứa hai liên kết pi (π)
||→ CTPT của Y có dạng CnH2n – 2O2. Giả thiết mC = 8mH
||→ nC : nH = 2 : 3 ⇄ n : (2n – 2) = 2 : 3 → n = 4 → Y là C4H6O2.
♦ Thủy phân Y + NaOH → muối của axit cacboxylic + ancol no
||→ CTCT của Y là CH2=CHCOOCH3; danh pháp: metyl acrylat
Nguyên tố A ở chu kì 4, nhóm IA, nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4p5
a) Viết cấu hình electron của A,B?
b) Xác định cấu tạo nguyên tử, vị trí của nguyên tố B?
c) Gọi tên A, B và cho biết A, B là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
d) So sánh độ âm điện của A và B
a)
Cấu hình e của A: 1s22s22p63s23p64s1
Cấu hình e của B: 1s22s22p63s23p64s23d104p5
b)
B có Z = 35
B nằm ở ô thứ 35, chu kì 4, nhóm VIIA
c) A là Kali, kim loại
B là Brom, phi kim
d) Do A, B cùng thuộc chu kì 4, A thuộc nhóm IA, B thuộc nhóm VIIA
=> Độ âm điện của B > độ âm điện của A
Hỗn hợp X nặng 13,6 gam gồm hai kim loại A và B. Trong hỗn hợp X, tổng số nguyên tử của 2 kim loại là 2,4.1023 nguyên tử; số nguyên tử A gấp ba lần số nguyên tử B.
a/ Tìm số mol mỗi kim loại.
b/ Biết MB : MA = 8 : 3. Xác định tên A, B.
c/ Cho 6,8 gam hỗn hợp X phản ứng với khí clo.
- Tính thể tích Cl2 (đktc) cần dùng.
- Tính tổng khối lượng sản phẩm thu được
a, Gọi \(n_B=a\left(mol\right)\rightarrow n_A=3a\left(mol\right)\)
Theo đề bài: \(a+3a=\dfrac{2,4.10^{23}}{6.10^{23}}=0,4\left(mol\right)\)
\(\Leftrightarrow a=0,1\left(mol\right)\)
b, Gọi \(M_B=b\left(\dfrac{g}{mol}\right)\rightarrow M_A=0,375b\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Theo đề bài: \(0,1b+0,3.0,375b=13,6\)
\(\Leftrightarrow b=64\left(\dfrac{g}{mol}\right)\\ \rightarrow\left\{{}\begin{matrix}M_B=64\left(\dfrac{g}{mol}\right)\\M_A=\dfrac{3}{8}.64=24\left(\dfrac{g}{mol}\right)\end{matrix}\right.\)
=> A và B lần lượt là Cu và Mg
c, \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Cu}=\dfrac{6,8}{13,6}.0,3=0,15\left(mol\right)\\n_{Mg}=\dfrac{0,15}{3}=0,05\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
PTHH: Cu + Cl2 --to--> CuCl2
0,15 -> 0,15
Mg + Cl2 --to--> MgCl2
0,05 -> 0,05
\(V_{Cl_2}=\left(0,05+0,15\right).22,4=4,48\left(l\right)\)
Hỗn hợp X nặng 11,7 gam gồm hai kim loại A và B. Trong hỗn hợp X, tổng số mol 2 kim loại là 0,5; số nguyên tử A gấp rưỡi số nguyên tử B. a/ Tìm số mol mỗi kim loại. b/ Biết A và B có nguyên tử khối hơn kém nhau 1 đvC. Xác định tên của A, B.
a)
Có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_A+n_B=0,5\\n_A=1,5.n_B\end{matrix}\right.\)
=> nA = 0,3 (mol); nB = 0,2 (mol)
b)
Có: nA.MA + nB.MB = 11,7
=> 0,3.MA + 0,2.MB = 11,7
TH1: MA = MB + 1
=> 0,3(MB + 1) + 0,2.MB = 11,7
=> MB = 22,8 (L)
TH2: MB = MA + 1
=> 0,3.MA + 0,2.(MA + 1) = 11,7
=> MA = 23 (Natri)
=> MB = 24 (Magie)
a, Ta có: số nguyên tử A gấp rưỡi số nguyên tử B
=> nA = 1,5 . nB
Mà nA + nB = 0,5 (mol)
=> 1,5 . nB + nB = 0,5 (mol)
=> nB = 0,2 (mol)
=> nA = 0,5 - 0,2 = 0,3 (mol)
b, Gọi M(A) = x (g/mol)
Xét TH1: M(A) = M(B) + 1
=> M(B) = x - 1 (g/mol)
=> 0,3x + 0,2(x - 1) = 11,7
=> M(A) = x = 23,8 (g/mol) (loại)
Loại TH1
TH2: M(B) = M(A) + 1
=> M(B) = x + 1 (g/mol)
=> 0,3x + 0,2(x + 1) = 11,7
=> M(A) = x = 23 (g/mol)
=> M(B) = x + 1 = 24 (g/mol)
=> A và B lần lượt là Na và Mg
Cho este X có CTPT là C4H8O2 t/d với NaOH đun nóng được muối Y có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của X. Tên gọi của X là:
A. Metyl propionat
B. Etyl axetat
C. Propyl fomat
D. Iso Propyl fomat
Khi thủy phân bằng NaOH: có MR’ < MNa => Este có dạng RCOOCH3
=> X có tên gọi: Metyl…..
Đáp án cần chọn là: A