Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ.
Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành dịch vụ.
Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
Dựa vào sơ đồ (trang 135 - SGK), em hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. Do vậy, quá trình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ phải luôn luôn cân đối với trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước, cân đối với các ngành sản xuất vật chất.
- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.
- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư.
- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.
- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ?
Sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ tùy thuộc vào các nhân tố sau:
- Trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động
- Quy mô cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư.
- Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa
- Thu nhập thực tế, mức sống dân cư
- Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, …
- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng
Hãy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp bằng một sơ đồ. Nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của một nhân tố đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.
- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...
- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…
Em hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ?
- Trình độ chung của sự phát triển kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ. Điều này thể hiện rõ trong quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động trong nông nghiệp, công nghiệp có cao thì mới có thể chuyển một phần lao động sang làm dịch vụ. (0,25 điểm)
- Số dân, cơ cấu độ tuổi, giới tính, sức mua của dân cư... đề ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ. (0,25 điểm)
- Sự phân bố các ngành dịch vụ cần phải gắn với người tiêu dùng, vì vậy gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư. (0,25 điểm)
- Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ. (0,25 điểm)
- Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (0,25 điểm)
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ. Cho ví dụ.
Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội:
- Đối với hoạt động sản xuất:
+ Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.
+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
+ Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển đất nước.
+ Thúc đẩy liên kết giữa các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đối với đời sống xã hội:
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Nâng cao đời sống văn hoá, văn minh cho người dân.
Dịch vụ là gì? Dịch vụ gồm những nhóm ngành nào? Dịch vụ có đặc điểm và vai trò như thế nào? Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ?
- Khái niệm: Là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phần lớn là vô hình nhằm thoả mãn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người.
- Các nhóm ngành của dịch vụ: Dịch vụ kinh doanh, tiêu dùng và dịch vụ công.
- Vai trò: Dịch vụ giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro, thúc đẩy sự phân công lao động, góp phần tăng thu nhập quốc dân,…
- Đặc điểm: Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất. Quá trình sản xuất (cung cấp) dịch vụ và tiêu dùng (hưởng thụ) dịch vụ thường diễn ra đồng thời.
- Các nhân tố ảnh hưởng: Vị trí địa lí, nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội.