Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.
Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.
a) Vị trí địa lí
- Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia, có vùng biển rộng.
- Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị tri địa lí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Đất: Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích đất của vùng nối tiếp với miền đất badan của Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt.
- Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá...) trên quy mô lớn.
- Nằm gần các ngư trường lớn là ngư nường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. Có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá. Ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
- Tài nguyên rừng: Cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi cho TP. Hổ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai. Có Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng còn bảo tồn được nhiều loài thú quý, VQG Bù Gia Mập (Bình Phước), VQG Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh) và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).
- Tài nguyên khoáng sản nối bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ.
- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn.
- Khó khăn: mùa khô kéo dài, có khi tới 4 tháng.
c) Điều kiện kinh tế- xã hội
- Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. TP. Hổ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đổng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
- Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Thử nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
a/ Vùng biển Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:
Vùng biển Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông, đã tác động đến sự phát triển của vùng, nhất là Vũng Tàu. Các dịch vụ về dầu khí & sự phát triển ngành hóa dầu trong tương lai góp phần phát triển kinh tế của vùng, cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Phát triển giao thông vận tải biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
- Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải…
- Đẩy mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản.
b/ Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:
- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí - điện - đạm Phú Mỹ.
- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ.
- Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT.
- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí.
a) Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng:
- Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của vùng. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng.
- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu sẽ thu được nhiều ngoại lệ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của vùng.
- Việc mở rộng và hoàn thiện các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng hải, cơ khí sữa chữa và đóng mới tàu...
- Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển sẽ làm xuất hiện công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản.
b) Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:
- Đẩy mạnh khai thác và chế hiến dầu khí, xây dựng các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, chế biến khí đốt. Phát triển tổ hợp khí - điện - đạm ở Phú Mĩ.
- Đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là phát triển đánh bắt xa bờ.
- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu.
- Phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu.
- Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
Lấy ví dụ chứng minh rằng sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Thử nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
a) Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng:
- Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của vùng. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng.
- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu sẽ thu được nhiều ngoại lệ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của vùng.
- Việc mở rộng và hoàn thiện các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng hải, cơ khí sữa chữa và đóng mới tàu...
- Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển sẽ làm xuất hiện công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản.
b) Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:
- Đẩy mạnh khai thác và chế hiến dầu khí, xây dựng các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, chế biến khí đốt. Phát triển tổ hợp khí - điện - đạm ở Phú Mĩ.
- Đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là phát triển đánh bắt xa bờ.
- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu.
- Phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu.
- Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế giữa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ
tham khảo
So sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa 2 vùng: Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.1. Giống nhaua. Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế- Đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các ngành kinh tế biển đều chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của mỗi vùng.- Triển vọng phát triển còn lớn do khai thác chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.b. Các điều kiện phát triển- Tài nguyên biển phong phú, đa dạng có thể phát triển đầy đủ các ngành kinh tế biển:+ Nhiều bãi cá, tôm và các loại hải sản.+ Các bãi biển đẹp nhằm phục vụ phát triển du lịch biển.+ Có các loại khoáng sản biển.+ Có điều kiện xây dựng hệ thống cảng biển để phát triển dịch vụ hàng hải.- Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác các tài nguyên biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, làm muối...).- Cả hai vùng đều đã bước đầu xây dựng được hệ thống hạ tầng - kĩ thuật phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển:+ Các cơ sở đánh bắt và chế biến.+ Hệ thống các cảng biển.+ Mạng lưới đô thị biển và dịch vụ du lịch.c. Các ngành kinh tế biển và các sản phẩm tiêu biểu- Đều phát triển các ngành kinh tế biển truyền thống với các sản phẩm tiêu biểu.- Các ngành đã được phát triển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển, giao thông vận tải biển.2. Khác nhaua. Vai trò của kinh tế biển- Đông Nam Bộ: vai trò của kinh tế biển ngày càng được nâng cao, nhất là sau khi phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa (năm 1986).- Duyên hải Nam Trung Bộ: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.b. Các điều kiện phát triển- Đông Nam Bộ:+ Lợi thế hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ:Có các mỏ dầu khí lớn tập trung ở thềm lục địa. Vùng này chiếm phần lớn trữ lượng và sản lượng dầu khí của cả nước.Câu 2: So sánh sự giống và khác nhau về điều kiện và hiện trạng phát triển ngành thủy sản giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ1. Giống nhaua. Điều kiện phát triển- Thuận lợi:+ Tất cả các tỉnh đều giáp biển, vùng biển rộng lớn, nhiều bãi cá, bãi tôm ven bờ với nhiều loại hải sản quý, thuận lợi phát triển ngành đánh bắt thủy sản.+ Có các cửa sông, đầm phá thuận lợi để nuôi thủy sản nước lợ. Có thể phát triển nuôi tôm trên cát.+Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.+ Bước đầu xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản: các cảng biển, các cơ sở chế biển thủy sản, hệ thống giao thông....+ Thị trường tiêu thụ trong và ngoài vùng rộng lớn.+ Cả hai vùng đều có chính sách chú trọng, khuyến khích phát triển thủy sản.- Khó khăn:+ Chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán...gây khó khăn cho việc nuôi trồng và hạn chếsố ngày ra khơi đánh bắt, phải di chuyển ngư trường.+ Chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp. Nguồn lao động có trình độ hạn chế, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật và tay nghề cao.+ Cơ sở vật chất và hạ tầng còn thiếu thốn và yếu kém về chất lượng, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đe dọa bởi thiên tai.b. Hiện trạng phát triển- Đều phát triển mạnh ở tất cả các tỉnh.- Sản lượng thủy sản không ngừng tăng lên, nhất là thủy sản nuôi trồng.- Trong cơ cấu ngành thủy sản, đánh bắt vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng đang có xu hướng giảm tỉ trọng, nuôi trồng đang có xu hướng tăng tỉ trọng.2. Khác nhaua. Điều kiện phát triển- Thuận lợi:+ Tài nguyên cho khai thác thủy sản:Bắc Trung Bộ: biển nông, có điều kiện phát triển nghề cá lộng. Trữ lượng thủy sản ít hơn, không có các ngư trường lớn, chỉ nằm gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.Duyên hải Nam Trung Bộ: biển sâu hơn, thềm lục địa hẹp ngang nên có điều kiện phát triển cả nghề lộng và nghề khơi. Vùng biển rất giàu có về tiềm năng thủy sản, có các ngư trường lớn.+ Tài nguyên cho nuôi trồng thủy sản: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều nhiều vũng vịnh kín nên có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn hơn Bắc Trung Bộ.+ Người dân vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ.- Khó khăn:Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông và hiện tượng phơn về mùa hạ.Duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, tình trạng khô hạn khá sâu sắc, nhất là vào mùa khô.b. Hiện trạng phát triển- Về quy mô sản lượng:+ Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng trọng điểm thủy sản lớn thứ hai của nước ta (sau Đồng bằng sông Cửu Long), sản lượng thủy sản chiếm gần 18% của cả nước và lớn gấp 2,5 lần Bắc Trung Bộ.+ Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (gấp 3 lần - năm 2005), nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng lại nhỏ hơn (1,3 lần).+ Tốc độ tăng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ nhanh hơn: giai đoạn 1995 - 2005 sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ tăng 2,3 lần, trong khi Duyên hải Nam Trung Bộ chỉ tăng 1,8 lần.- Trong cơ cấu ngành thủy sản:Ở Bắc Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chiếm tỉ trọng khá lớn: 26,4% tổng sản lượng thủy sản của vùng (năm 2005) và đang tăng nhanh.Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, thủy sản nuôi trồng chỉ chiếm 7,8% tổng sản lượng thủy sản của vùng và tăng chậm.Lợi thế của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển kinh tế - xã hội là
A. có nhiều khoáng sản.
B. có diện tích đất đỏ badan rộng lớn.
C. dân số đông nhất cả nước.
D. lực lượng lao động có trình độ cao.
Đáp án D
Lợi thế của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển kinh tế - xã hội là lực lượng lao động có trình độ cao
Lợi thế của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển kinh tế - xã hội là
A. có nhiều khoáng sản
B. có diện tích đất đỏ badan rộng lớn
C. dân số đông nhất cả nước
D. lực lượng lao động có trình độ cao
Đáp án D
Lợi thế của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển kinh tế - xã hội là lực lượng lao động có trình độ cao
Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Nêu bật những thuận lợi về vị trí địa lí trong phát triển nền kinh tế mở của vùng.
- Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia, có vùng biển rộng.
- Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí địa lí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.
Dựa vào bảng 31.1 (SGK trang 113) và hình 31.1 (SGK trang 114), hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kỉnh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:
+ Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.
+ Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:
+ Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.
+ Nguồn thuỷ sản phong phú.
+ Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).
Câu 1 Vùnh Đông Nam Bộ có thế mạnh tự nhiêm để phát triển những ngành kinh tế biển nào ? Vì sao ? Câu 2 Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh tự nhiên để phát triển những ngành kinh tế trên đất liền nào ? Vì sao ?
Tại sao nói vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển các ngành kinh tế biển ?
Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
- Phát triển tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc - Nam), tạo ra trục kinh tế trong phát triển vùng. Nâng cao vai trò là cầu nối của vùng.
- Các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) và đường Hồ Chí Minh, giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
- Cùng với phát triển giao thông Đông - Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở ra để tăng cường giao lưu với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.
- Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.
- Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hoá và tăng cường thu hút khách du lịch.