hãy viết bài văn lập luận chứng minh ''ý nghĩa văn chương''
giúp mik vs sắp nộp bài r
viết dàn ý về cách ứng xử của con người với môi trường ( văn nghị luận )
giúp mik vs ko cần viết bài đâu
Hãy lập dàn ý cho bài văn : tả sân trường em vào buổi sáng mùa xuân.
giúp mik vs nhé
Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.
- Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi truy bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.
- Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm.
- Văn phòng tuy đã mở cửa nhưng các cô trong phòng hành chính vẫn chưa có mặt.
Nhưng em chưa ăn hết ổ bánh mì thì các bạn đã đến chật sân, các thầy cô giáo đã ngồi chơi trong văn phòng, tay cầm tờ báo, đang tranh luận sôi nổi chung quanh những tin tức nóng hổi ngày hôm qua. Mấy cô nhân viên văn phòng vừa ăn sáng vừa trò chuyện, chắc cũng không ngoài chuyện Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...
Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường (ngôi trường đã gắn bó với em năm học này là năm năm. Nó là ngôi nhà thứ hai của em)
bạn treò lên tầng 2 của trường xem thế nào mà tả
trường mình không giống trường bạn nên mình không biết
Từ bài văn trên, hãy ghi lại một số lưu ý khi viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
- Xác định rõ vấn đề
- Nắm rõ thông tin tác giả, tác phẩm
- Phân tích rõ nội dung và đặc sắc nghệ thuật
- Đưa ra các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
Một số lưu ý khi viết bài nghị luận là:
- Nắm rõ thông tin về tác giả, tác phẩm để mở rộng với các tác phẩm cùng thời kì và của cùng tác giả => rút ra giá trị nhân đạo trong mỗi tác phẩm)
- Xác định rõ vấn đề cần phân tích ( nếu có phần ý kiến phải trích dẫn vào đề bài và dựa vào đó để chia luận điểm)
- Cần đưa ra các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, cụ thể để làm rõ nội dung văn bản
- Cần phân tích rõ nội dung và đặc sắc nghệ thuật
- Đảm bảo bố cục đủ ba phần mở - thân - kết
- Khi phân tích luận điểm nên chia nhỏ một cách hợp lí
1 lập dàn ý chi tiết bài văn tả thầy ( cô giáo hoạc một bn hok )
2 dựa bài dàn ý vùa lm, hãy viết đoạn mở bài kiểu gián tiếp hoặc kết bài kiểu mở rộng
1.Mở bài :
– Trong các thầy cô đã dạy em trong những năm tiểu học thì em không thể nào quyên được cô Kiều – người cô đã tận tụy dạy em suốt năm học lớp Bốn.
2.Thân bài :
a) Tả ngoại hình
– Năm nay cô bốn mươi ba tuổi.
– Dáng người cao, cân đối với tà áo dài cô thường mặc mỗi khi đến lớp.
– Mái tóc dài và mượt, luôn buộc cao gọn gàng.
– Khuôn mặt hình trái xoan , phúc hậu với vẻ đẹp riêng đáng mến .
– Vầng trán hơi cao để lộ sự thông minh với khí chất của một người giáo đã luôn khiến chúng em yêu thương và khâm phục hơn .
– Đôi mắt sáng, có lúc nghiêm khắc có lúc dịu hiền.
– Đôi mắt ấy thường ánh lên những tia sáng hạnh phúc khi chúng em được điểm cao.
– Mũi cô thanh tú, đôi môi luôn nở những nụ cười trìu mến . Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp.
– Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.
– Khi cô kể chuyện hay đọc thơ giọng cô rất truyền cảm.
b) Tả tính tình : Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5
– Cô giáo em hiền nhưng nghiêm khắc. Nhất là khi giảng bài bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập.
– Cô rất yêu thương học trò , công tâm và không thiên vị ai.
– Cô xem chúng em như con của cô vậy.
c) Tả hoạt động
– Cô giảng dạy rất tận tình và chu đáo.
– Những phần nào khó, cô thường gợi mở những câu hỏi nhỏ giúp chúng em phát biểu và tìm hiểu bài một cách dễ dàng hơn.
– Cô hướng dẫn cho chúng em viết từng nét chữ.
– Mỗi khi cô kể chuyện hay đọc thơ, chúng em đều chăm chú lắng nghe.
– Cô luôn hết lòng giúp đỡ các thầy cô đồng nghiệp cùng dạy tốt. Bài văn tả cô giáo hay nhất lớp 5
– Cô là một giáo viên gương mẫu nên được tất cả học sinh chúng em yêu mến.
3.Kết bài :
– Cho dù không còn học với cô nữa nhưng em luôn kính trọng và biết ơn cô.
– Em hứa sẽ cố gắng học giỏi để không phụ lòng cô.
1. Mở bài:
- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.
- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao
- Nước da ngăm đen
- Mái tóc bạc nhiều
- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.
- Thường đeo kính trắng
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lớn, nên người
- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
3. Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 2
I. Mở bài:
Giới thiệu cô giáo.
- Cô giáo của em khoảng bốn mươi tuổi.
- Cô là người mẹ thứ hai của em.
II. Thân bài: Tả ngoại hình của cô.
- Cô có dáng thon thả, thướt tha trong chiếc áo dài.
- Mái tóc đen, dài xoã ngang vai.
- Khuôn mặt đầy đặn, cân đối với chiếc mũi thẳng, đôi môi hồng luôn tươi cười.
- Đôi mắt to và đen; nhìn hiền từ, thân thiện.
- Nước da trắng trẻo.
- Bàn tay nhỏ nhắn có các ngón thon dài.
- Bước đi uyển chuyển.
- Giọng nói rõ ràng, rành mạch.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cô.
- Cô giáo thật dễ thương, gần gũi
Dàn ý bài văn tả thầy cô giáo số 3
I. Mới bài: Giới thiệu cô giáo mà bạn định kể
Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua quãng đời học sinh, những kỉ niệm vui buồn, những người bạn tốt gắn bó suốt đời với ta. Ngoài những người bạn thì thầy cô cũng là một trong những người gắn bó với ta trong quảng đời học sinh. Ai cũng có một thầy cô giáo cho riêng mình. Đối với tôi thì thời học sinh, cô giáo chủ nhiệm năm lớp 1 là người tôi vô cùng yêu thương và trân trọng, đó là cô Bích.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu cô giáo
a. Ngoại hình:
- Năm nay cô 46 tuổi
- Cô không có thân hình đẹp như siêu mẫu nhưng đối với em cô là siêu mẫu của lòng em
- Cô mũm mỉm
- Đi dạy cô thường mặc áo dài
- Cô có giọng nói rất truyền cảm và thân thiện
- Đôi mắt biết nói của cô khiến ai cũng phải bắt chuyện
- Đôi môi mỏng, mỗi khi cô cười rất xinh
- Khuôn mặt tròn
- Mái tóc dài ngang lưng, trông rất đẹp
- Mũi cô cao
- Cô hay đi dép cao khi mặc áo dài
b. Tính tình:
- Cô rất hiền, nhưng những lúc cô rất nghiêm khắc
- Những bạn không lo học hay chú ý nghe giảng cô đều ân cần bảo ban và chăm sóc
- Cô rất công bằng, không yêu thương ai hay ghét bất kì ai
- Cô rất yêu thương chúng em
- Cô rất yêu thương học trò, tận tình chăm sóc và bảo ban
2. Kể về cô giáo:
a. Kể về cô khi cô ở trường:
- Cô rất ân cần và dịu dàng
- Cô luôn đến trường rất sớm
- Cô thường chỉ dạy chúng em rất tận tình
- Cô luôn công bằng trong công việc và học tập
b. Kể về cô khi cô ở nhà:
- Em thường đến thăm nhà cô, nhà cô rất gọn gàng, sạch sẽ
- Nhà cô có 1 vườn rau xinh xinh, cô rất đảm đang
- Cô rất khéo tay, mọi đồ dùng trong nhà đều do tay cô làm.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cô
- Em rất yêu thương và kính trọng cô
- Cô là tấm gương cho em học tập và noi theo
Bài văn miêu tả thầy giáo em yêu quý:
Mỗi ngày đến trường, ta được tiếp thu biết bao tri thức, bao hiểu biết, mà người cung cấp cho chúng ta, chỉ dạy cho chúng ta những điều ấy không ai khác chính là những người thầy, người cô giáo của ta. Trong suốt những năm tháng đi học, tôi đã được học và tiếp xúc với bao người giáo viên đáng kính. Tuy nhiên, có lẽ người giáo viên để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là thầy Lâm, thầy giáo chủ nhiệm của tôi.
Thầy Lâm năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, ở thầy là sự chững chạc, nghiêm nghị của một người đàn ông trong độ tuổi tứ tuần. Thầy có dáng người cao, hơi gầy cùng với làn da màu bánh mật khiến thầy trông đầy khỏe khoắn . Khuôn mặt thầy vuông chữ điền, mái tóc thầy đen óng, được cắt tỉa gọn gàng, trên mái tóc ấy đã xuất hiện một vài sợi tóc sâu lấm tấm do dấu hiệu tuổi tác. Vầng trán thầy cao như trán Bác Hồ, phía dưới là đôi mắt đen, sáng , đôi mắt ấy lúc nào cũng nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến, ấm áp. Đặc biệt thầy có chiếc răng khểnh nên mỗi khi thầy cười, chiếc răng khểnh lại lộ ra trông rất duyên cùng với hai má lúm đồng tiền lúc nào cũng rặng rỡ.
Trang phục hàng ngày của thầy đầy lịch lãm và nghiêm túc. Mỗi sáng đến trường, thầy đều mặc những chiếc áo sơ mi nhạt màu cùng quần âu đen, khi trường có lễ hội, thầy lại khoác lên mình những bộ vest, phối cùng những chiếc ca-la-vát đầy nam tính và lịch lãm. Thầy có giọng nói ấm áp mà dõng dạc. Khi giảng bài, thầy nói to, rõ ràng từng phần kiến thức, giúp chúng tôi tiếp thu bài nhanh hơn. Thầy là một người khá nghiêm túc trong công việc, thầy luôn cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức cho học trò, chỗ nào chúng tôi không hiểu, thầy đều sẵn sàng giảng giải. Dường như niềm vui của thầy là được nhìn thấy học trò tiếp thu được tri thức, hiểu biết. Bên ngoài công việc, thầy lại giống như một người bạn của chúng tôi vậy.
Thầy hay cười và rất vui tính, thầy luôn yêu thương chúng tôi, trò chuyện với chúng tôi, cho chúng tôi những lời khuyên chân thành khi có ai đó gặp khó khăn. Những giờ học của thầy bên cạnh được tiếp thu kiến thức, thầy thường đan xen kể những câu chuyện vui để giờ học bớt căng thẳng và bầu không khí được sôi nổi hơn. Lớp tôi ai cũng yêu quý thầy, thầy như người bố thứ hai, như người bạn của chúng tôi vậy. Thầy giáo của chúng tôi luôn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, sự nhiệt huyết với nghề và tình yêu thương sâu sắc với học trò.
Cuộc đời chúng ta sẽ gặp qua rất nhiều người, mỗi người sẽ có một ý nghĩa sâu sắc với ta. Với tôi, thầy Lâm là một người giáo viên mà tôi luôn kính trọng và yêu quý. Tôi sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để sau này trở thành một người học trò mà thầy có thể tự hào.
VIết bài luận dưới 1000 từ về thái độ của em vs 2 cuộc chiến tranh thế giới
Mn giúp mk nha mai mk phải nộp r ạ
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. Mặt trận phía Đông là chiến trường giữa quân Nga chống Đức và Áo – Hung, mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho một chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với một lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: Mặt trận Ý-Áo – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; chiến trường Balkan: liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; chiến trường Trung Cận Đông: Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman; chiến trường Kavkaz: Nga chống Ottoman.
Lý do dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai khác nhau trong mỗi nơi giao chiến. Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đứcmuốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra.
Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc số một của Nhật Bản và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ chiếm Trung Quốc và các thuộc địa lân cận (của Anh, Pháp) để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà đảo quốc nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốnNhật Bản vào chiến tranh.
Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.
Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:
1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)
Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?
2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?
3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?
Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?
4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?
5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.
Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Đặt vấn đề:
- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?
- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)
- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?
- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?
- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài
2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ
?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?
a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.
- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)
- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)
- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)
b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.
- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?
- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?
- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?
Phần III. Tổng kết.
- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.
Phần IV: Luyện tập
- Các em làm bài tập trong video đã cho.
- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Trong bài viết có kết hợp với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Hành động tốt trong đại dịch Covid 19
Vừa phân chia nhu yếu phẩm gửi đến bà con ở phường Cổ Nhuế 2, chị Nhật Thu (ở Hà Nội) cho biết suốt từ thời điểm giãn cách xã hội, "siêu thị 0 đồng lưu động" làm việc không ngơi nghỉ. "Trăn trở nhất là sức lực của mình làm có đủ để phần nào vơi đi gánh nặng lo toan hằng ngày của bà con hay không. Nhưng thà mình hành động còn hơn là ngồi yên", chị Thu nói. "Siêu thị 0 đồng" ra đời khi thành phố Hà Nội ra công điện 15 áp dụng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch. Cho đến ngày thủ đô nhận lệnh áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, "siêu thị 0 đồng" được chuyển đổi theo hình thức lưu động, phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội nhóm để giúp đỡ được nhiều đối tượng hơn. Nhờ sự giúp sức của chính quyền địa phương, các suất nhu yếu phẩm được chuyển đến tận tay cho bà con nghèo, cho các lao động tự do đang kẹt lại giữa thành phố.
Trong lúc dịch bệnh, chị Thu không kêu gọi quyên góp quỹ, nhưng những người thân, bạn bè biết đến "siêu thị 0 đồng" đều xin được góp thêm gạo, mì, trứng, sữa chung tay giúp bà con nghèo. Mỗi người thầm lặng, tùy tâm mà đóng góp theo sức lực của mình. "Cũng có rất nhiều người làm việc âm thầm nên rất dễ để chúng tôi kết nối được với nhau trong đại dịch", chị Thu chia sẻ.
Trong dịch bệnh, bà con càng mong chờ tình người hơn bao giờ hết. Niềm vui nhất là được nhìn thấy nụ cười của bà con khi nhận bao gạo, gói mì sẻ chia. Các nhà hảo tâm cho biết họ sẽ tiếp tục đồng hành với bà con đến lúc nào dịch bệnh qua đi.
Hệ thống luận điểm của bài viết được triển khai như thế nào (chú ý tới nhan đề, bố cục bài viết, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng cho từng luận điểm)?
Nhan đề | Bao quát nội dung toàn bài |
Bố cục | - Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới. - Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" và cái "áo đỏ" trong bài thơ Nắng mới. - Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới. - Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài. |
Luận điểm | - Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy. - Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian - Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ. |
Lí lẽ | - Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ. - Thời điểm ấy.....mung lung đến thế. - Dáng vào ra của mẹ...đa cảm. |
Bằng chứng | - Mô típ bài thơ. - Chủ thể trong bài thơ. - Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi." - Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa. - So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm. |
Hãy lập dàn ý viết về một câu chuyện biểu thi tình cảm của mình (có thể xấu hổ, có thể ân hận, có thể cảm phục,..)
Các bạn tìm bài trong" Bài tập Ngữ Văn 7" trang 105 bài cuối cùng