Những câu hỏi liên quan
DOAN THAO UYEN
Xem chi tiết
_silverlining
23 tháng 2 2017 lúc 11:06

Anh nắng chói chang của mùa hạ đã khép lại, nhường chỗ cho màu nắng vàng hoe khi mùa thu đến. Cảnh mùa thu quê em thật đẹp, thật thơ mộng.
Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau một đêm mưa, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe. Trăng thu sáng trong vằng vặc. Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây. Má các cô gái quê em lại thêm ứng hồng vì mùa thu vội đến.
Ngoài vườn hoa cúc cùng nhiều loài hoa khác cũng rực rỡ sắc màu. Hương thơm ngát hoà quyện với màu sắc rực rỡ làm cuốn hút bao bầy ong bướm bay rập rờn.
Chúng em vui mừng đón đợt Tết Trung thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ em đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Những dãy núi xa cúi xuống nhìn đồng lúa trổ đòng. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông. Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.
Thật thú vị khi nhìn mùa thu “thay áo mới”. Đẹp thay lúc thu sang. Mùa mùa khai trường đế lại trong em sự cảm nhận thật tuyệt vời và bao kỉ niệm đầy vơi.

Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Mai – người bạn từ thuở thiếu thời – nay đã là vợ của Tnú và đứa con là kết quả của mối tình đẹp ấy. Song kẻ thù tàn bạo đã dập tan ami ấm bé nhỏ của Tnú. Chúng đã giết vợ con Tnú. Tnú trước cái chết của vợ con hoàn toàn trở nên bất lực: “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy… bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Căm thù , Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa! Tnú bị bắt. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản vì giờ gia đình anh đã không còn. Duy còn một điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là làng Xô man của mình. Ai sẽ cùng dân làng đánh đuổi quân giặc? Ai sẽ cùng dân làng đi theo lí tưởng của cụ Hô? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Đó là bàn tay của trung thực, tình nghĩa, từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho; từng đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản ở đây này”. Bàn tay ấy cũng đã từng được Mai nắm chặt mà khóc bằng những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương đồng cảm, lúc Tnú vượt ngục trở về… Giặc đã đốt mười đầu ngón tay Tnú để thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man lại bùng cháy. Tnú không kêu van khi bị lửa thiêu ngón tay, mà Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”. Người Xô Man nhất nhất đồng loạt vùng dậy giết giặc. Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng, bàn tay trở thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời. Lòng hận thù ấy đã biến bàn tay Tnú thành ngọn đuốc châm bùng lên ngọc lửa nổi dậy của dân làng Xôman. Bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng để Tnú lên đường rửa hận. Và cuối cùng với chính bàn tay ấy, Tnú đã xiết vào cổ họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú. Từ đây , Tnú đã vượt qua mọi đau thương và bi kịch cá nhân, tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả những thằng Dục, kẻ thù không đội trời chung với vợ con anh – còn tồn tại trên mảnh đất quê hương. Khi đã trở thành chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là một cán bộ có tinh thần kỷ luật cao: tuy nhớ quê hương gia đình, nhưng phải cấp trên cho phép mới về đúng một đêm như quy định trong giấy phép.

Nhân vật Tnú tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Xây dựng nhân vật Tnú cho thấy được nét tài hoa của nhà văn Nguyễn Trung Thành khi viết về con người Tây Nguyên.

Bình luận (1)
quynhvinhtieuhoc Dũng
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
8 tháng 3 2016 lúc 20:16

Truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi ” Tạ Duy Anh là truyện ngắn hay . Hay ở lời viết , cách dùng ví von và bình dị có sức lay động xa . Trong hai nhân vật Kiều Phương và người anh đều có nét đáng yêu .Nhưng trong đó nhân vật người anh đã để lại cho người anh nhiều ấn tượng.
Cái biệt hiệu là “ Mèo ” tặng cô em gái đã nói lên được tính hồn nhiên và ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng người anh vẫn có tính nhạo báng Kiều Phương . Anh trai của Kiều Phương “khó chịu” khi thấy em gái hay “lục lọi các đồ vật với sự thích thú . Người anh tò mò xét nét “bí mật theo dõi em gái” khi nó tự chế thuốc vẽ . Qua hình ảnh này tác giả thể hiện một cách sinh động rõ nét cho bài văn 
Kể từ khi chú Họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương hết lời ca ngợi người bố nhìn bức tranh do Mèo vẽ “ôm thốc” reo lên . Người mẹ vừa đi làm về nghe được dở dang câu chuyện thì mẹ Kiều Phương không kìm nổi xúc động . Chú Tiến Lê hứa sẽ giúp Kiều Phương phát huy tài năng . Mọi người quan tâm hạnh phúc trước tài năng hội họa của em . Người anh nhỏ bé tự thấy mình đau khổ , tủi thân nhiều lúc muốn khóc thầm . Vì thế sinh ra thói ghen ghét , cáu bẳn trước việc làm của em . Qua đây thể hiện một nét tính cách thường thấy trong hàng ngày . Đò là sự ghen tỵ về bản thân khi thấy mình không bằng được người khác .
Cảnh cuối cả gia đình đi nhận giải thưởng . Cảnh này có hai nhân vật người anh .Người anh trong tranh và người anh ở ngoài .Đứng trước bức tranh của người em gái trong kỳ thi vẽ quốc tế , người anh thấy ngỡ ngàng , hãnh diện , sau đó là xấu hổ . Đây là diễn biến tâm lý của người anh . Ngỡ ngàng vì sao trng tranh em lại vẽ về mình nhỉ . Hãnh diện là vì em gái vẽ về mình và cậu bé trong bức tranh kia sao đẹp và thơ mộng thế . Xấu hổ là vì mình đã đối xử với người em không được nhẹ nhàng lắm diễn biến tâm trạng cùng với suy nghĩ “đấy là lòng nhân hậu của em con đấy . Cho thấy người anh đã thức tỉnh để nhận ra những vết nhọ trong tâm hồn mình . Đây là sự thức tỉnh đáng trân trọng của người anh . 
Qua hình ảnh của nhân vật người anh và thức tỉnh trong tâm hồn của nhân vật đó , nhà văn muốn nói với chúng ta . Cần vượt qua mặc cảm ,tự ti, không nên ghen tỵ với người thành công . Như thế thì chúng ta sẽ tìm được niềm vui trân thành . Dưới ánh sáng nghệ thuật của hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu như đang cùng tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước cùng hướng về “Tương lai vẫy gọi”

Bình luận (0)
qwerty
8 tháng 3 2016 lúc 20:18

Kể từ khi chú Họa sĩ Tiến Lê phát hiện ra tài năng của Kiều Phương hết lời ca ngợi người bố nhìn bức tranh do Mèo vẽ “ôm thốc” reo lên . Người mẹ vừa đi làm về nghe được dơ dang câu chuyện thì mẹ Kiều Phương không kìm nổi xúc động . Chú Tiến Lê hứa sẽ giúp Kiều Phương phát huy tài năng . Mọi người quan tâm hạnh phúc trước tài năng hội họa của em . Người anh nhỏ bé tự thấy mình đau khổ , tủi thân nhiều lúc muốn khóc thầm . Vì thế sinh ra thói ghen ghét , cáu bẳn trước việc làm của em . Qua đây thể hiện một nét tính cách thường thấy trong hàng ngày . Đò là sự ghen tỵ về bản thân khi thấy mình không bằng được người khác .
Cảnh cuối cả gia đình đi nhận giải thưởng . Cảnh này có hai nhân vật người anh .Người anh trong tranh và người anh ở ngoài .Đứng trước bức tranh của người em gái trong kỳ thi vẽ quốc tế , người anh thấy ngỡ ngàng , hãnh diện , sau đó là xấu hổ . Đây là diễn biến tâm lý của người anh . Ngỡ ngàng vì sao tranh em lại vẽ về mình nhỉ . Hãnh diện là vì em gái vẽ về mình và cậu bé trong bức tranh kia sao đẹp và thơ mộng thế . Xấu hổ là vì mình đã đối xử với người em không được nhẹ nhàng lắm diễn biến tâm trạng cùng với suy nghĩ “đấy là lòng nhân hậu của em con đấy . Cho thấy người anh đã thức tỉnh để nhận ra những vết nhọ trong tâm hồn mình . Đây là sự thức tỉnh đáng trân trọng của người anh . Qua hình ảnh của nhân vật người anh và thức tỉnh trong tâm hồn của nhân vật đó , nhà văn muốn nói với chúng ta . Cần vượt qua mặc cảm ,tự ti, không nên ghen tỵ với người thành công . Như thế thì chúng ta sẽ tìm được niềm vui chân thành . Dưới ánh sáng nghệ thuật của hai anh em Kiều Phương thật đáng yêu như đang cùng tuổi thơ ở khắp mọi miền đất nước cùng hướng về “Tương lai vẫy gọi”

 

Bình luận (0)
quynhvinhtieuhoc Dũng
8 tháng 3 2016 lúc 21:04

cam on hai ban nhe

 

Bình luận (0)
Phan van anh
Xem chi tiết
uyên võ thị thảo
Xem chi tiết
Phương Thảo
31 tháng 12 2016 lúc 23:17

Thị Nở là một người dở hơi, nhưng nếu chỉ thế thôi thì chẳng còn gì để bàn, vấn đề là tiềm ẩn dưới đáy sâu tâm hồn của con người tưởng chừng như đang ở đáy cùng của xã hội ấy lại là một tấm lòng son, một tình thương nhân loại đáng quí mà những nhân vật khác trong truyện không có được...

Bình luận (0)
chu thị ánh nguyệt
31 tháng 12 2016 lúc 21:43

theo mk thì thị nở là ng tốt

Bình luận (0)
Tran Thuy Chi
Xem chi tiết
Dong Hyuri
26 tháng 7 2017 lúc 15:46

viết đề có dấu đi cậu, khó đọc lắm...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thủy
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
4 tháng 12 2017 lúc 20:03

Câu 1:

Thành phần của máu Chức năng
Hồng cầu Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào .
Bạch cầu Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh.
Tiểu cầu Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu.
Huyết tương Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan.

Câu 2:

-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:

+ Dịch tuần hoàn.

+ Tim.

+ Mạch máu.

+ Các van.

- Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể

+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết

+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn

+Vận chuyển hormone.

Câu 3:

- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.

- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.

Câu 4:

Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:

- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.

- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Đoàn Phương Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Đức	Hải
4 tháng 12 2021 lúc 8:23

ok bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
hoàng quỳnh trang
Xem chi tiết
Thời Sênh
25 tháng 12 2018 lúc 21:29

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

Bình luận (1)
hai van
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 9:51

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Phân tích hình tượng nhân vật Tnu khi bị đốt 10 đầu ngón tay:

* Khi đôi bàn tay còn nguyên vẹn lành lặn.

- Bàn tay cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho để chinh phục con chữ, để mở đường đến với lí tưởng cách mạng -> con đường đến với cán bộ cách mạng. -> bàn tay quyết tâm

- Cầm đá đập đầu mình chảy máu để tự chừng phạt mình, tự nêu cao quyết tâm: phải chinh phục con chữ, sau này trở thành cán bộ cách mạng như anh Quyết -> bàn tay tự trừng phạt.

- Chỉ tay vào bụng, dõng dạc nói: “Cộng sản ở đây” -> bàn tay trung thành.

- Bàn tay yêu thương: nắm lấy tay Mai.

- Bàn tay chất chứa căm hờn: bíu chặt gốc cây và bứt đứt hàng chục trái vả, bứt đứt hàng chục trái vả lúc nào không hay.

=> Đó là biểu hiện của đôi bàn tay khi còn nguyên vẹn và lành lặn.

* Khi đôi bàn tay bị hủy hoại.

- Bàn tay đau đớn và tật nguyền. (Tnú bị kẻ thù bắt và quấn giẻ, tẩm dầu xà nu lên 10 đầu ngón tay, đốt từng ngón một. Chúng nhấm nháp nỗi đau đớn của Tnú. Chứng tích là sau này, mỗi ngón đều bị cụt mất một đốt)

- Bàn tay khơi dậy lòng căm thù và dũng khí giết giặc. (10 ngón tay anh khi bị biến thành ngọn đuốc, địch không chỉ đốt cháy ngón tay anh mà còn đốt cháy lòng căm hờn trong anh. Điều đó biến thành sức quật khởi, anh thét lên một tiếng tạo thành sức mạnh quật khởi: “Giết”. Cụ Mết đã đồng thanh hô hào đám thanh niên. Họ cùng xông vào giết chết 10 tên địch. Họ giành được chiến tích đầu tiên: xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Họ đã có thêm niềm tin, sức mạnh cầm vũ khí để kháng cự và chiến thắng kẻ thù)

- Bàn tay trừng phạt, quả báo. (trong một trận công đồn, Tnú đã nhận nhiệm vụ đi vào công đồn giết một tên địch. Đó là nhiệm vụ nguy hiểm nhưng anh vẫn nhận nhiệm vụ. Tnú với đôi bàn tay cụt đốt đã đi vào giết giặc trong hầm ngầm cố thủ, đó là tên chỉ huy nguy hiểm. Đây là nhiệm vụ khó khăn bởi anh đi từ sáng vào, còn địch ở trong tối nhìn ra. Tnú đã dùng chính đôi bàn tay cụt đốt của mình bóp cổ tên giặc, dùng đèn pin soi vào mặt hắn để hắn thấy rõ đôi bàn tay quả báo của anh. Và Tnú còn khẳng định với cụ Mết rằng đó là thằng Dục. Cụ Mết hỏi: Chắc không. Anh quả quyết: Chắc chứ. Đối với anh, đứa nào cũng là thằng Dục. Thằng Dục chính là thằng đã tra tấn anh, đã tra tấn vợ con anh. Cho nên anh có tâm nguyện đi khắp nơi giết những thằng man dợ, dã man như thằng Dục).

=> Qua hình ảnh đôi bàn tay Nguyễn Trung Thành viết lên số phận, tâm hồn, con đường đi không chỉ của một người anh hùng mà còn là của cả cộng đồng Tây Nguyên.

2. Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người dân Tây Nguyên, làm sáng tỏ chân lí của thời đại chống Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. (Từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang)

- Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí: Không bảo vệ được, không cứu được vợ con.

(Đây là bi kịch chung của cộng đồng làng Xô Man. Tnú cũng giống dân làng, anh có thừa sức mạnh cá nhân nhưng không có vũ khí thì không thể chống lại được địch, không bảo vệ được bản thân, không cứu được vợ con và không cứu được dân làng. Không cầm vũ khí chiến đấu sẽ là kết cục chung của toàn bộ dân làng cũng như Tnú)

- Khi cầm vũ khí đứng lên -> tâm thế chủ động đi tìm giặc, chủ động nghênh tiếp những đợt tấn công của kẻ thù.

(Khi dân làng Xô Man đồng loạt cầm vũ khí thì xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang. Lửa trên 10 đầu ngón tay của Tnú đã tắt. Bởi thế họ nhận ra ý nghĩa của việc cầm vũ khí. Trong đêm đó, cả cộng đồng làng Xô Man đã thức trắng đêm vót chông, chuẩn bị vũ khí để đón những đợt tấn công tiếp theo. Chính bản thân Tnú tuy đau thương là vậy nhưng anh cũng có thể tiếp tục cầm vũ khí chiến đấu. Tnú với sự hỗ trợ của dân làng đã xông vào hầm ngầm cố thủ để đón đánh và bóp cổ tên cầm đầu. Khi cầm vũ khí chiến đấu, Tnú cũng thấy được bóng dáng của Mai như sống lại trong đứa em gái Dít. Anh thấy bóng dáng của Mai khi nhìn thấy Dít còn Dít thì nói: Bọn em, đứa nào cũng nhắc anh mãi. Tnú có thể giành lại được những gì đã mất, bởi theo tục nối dây, Tnú có thể kết hôn với Dít, tiếp nối truyền thống chiến đấu đánh giặc của gia đình. Làng Xô Man cũng trở thành làng chiến đấu. Bởi những hầm chông, hố chông, giàn thò được giăng mắc khắp nơi. Họ có đầy đủ vũ khí, dũng khí, ý chí chiến đấu chống kẻ thù. Họ đã thực hiện được mục tiêu: Đánh Mỹ phải đánh lâu dài. Sắn và pom chu rồng xanh mượt khắp đồi núi. Những ruộng lương thực thực phẩm được trồng tích lũy đủ đến mùa sau. Dân làng Xô Man đã chuẩn bị đầy đủ tất cả để đánh lâu dài và chiến thắng địch. Chiến thắng là tất yếu. Chiến thắng đang đến rất gần với dân làng Xô Man và Tây Nguyên.)

=> Chân lí của thời đại đánh Mĩ: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” -> phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng -> muốn giành tự do thì chỉ có con đường duy nhất là đấu tranh vũ trang. Đây là chân lí của thời đại đánh Mỹ.

III. Kết bài

Bình luận (0)