Những câu hỏi liên quan
nhu nguyen
Xem chi tiết
Nàng Công Chúa Kẹo Ngọt
Xem chi tiết

Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao
( Lũy tre - Nguyễn Công Dương )

Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh: “Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao”.

Qua sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo của nhà thơ, các sự vật “ngọn tre”, “gọng vó”, “mặt trời” vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở lên gần gũi, thân thiết, và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cảnh vật như hoà quện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.

và nhà thơ Nguyễn Duy lại viết :
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre tre nhường cho con
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy )
Tre ở đây cũng được nhân hóa giống như con người vậy, nó cũng có tay,có tình cảm như chúng ta vậy. Những cây tre ôm lấy nhau vượt qua mọi sóng gió của cuộc đời thể hiện sự đùm bọc đoàn kết lẫn nhau,tre không chịu đứng một mình mà hình thành theo từng khóm chụm lại. Người ta bảo tre già măng mọc là vậy,khi chúng gãy đi thì vẫn còn cái gốc cho măng mọc, để tiếp tục sinh tồn và phát triển. Hình ảnh tre được ẩn dụ thành manh áo cộc để nhường nhịn cho đàn con của mình. Cây tre giống như một người mẹ hiền hòa yêu thương đàn con vậy.

Phẩm chất ngay thẳng, truyền thống nối tiếp của ông cha ta và duy trì nòi giống được nhân dân ta thể hiện rất rõ tong bài thơ này. Đồng thời qua hình ảnh về cây tre thì chúng ta còn thấy được dự đoàn kết,không hề tách biệt nhau. Chúng ta sống theo từng gia đình chứ không hề riêng lẻ.

Bình luận (0)
Nàng Công Chúa Kẹo Ngọt
10 tháng 2 2019 lúc 20:43

bạn gì dó đã trả lời ơi, mình ko nhờ bạn chỉ và so sánh giữa 2 bài mà mk chỉ nhờ các bạn chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ thôi

Bình luận (0)
Pé Duyên
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
31 tháng 1 2021 lúc 15:53

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)

- Tháng 3 - 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, quân khởi nghĩa chiếm được Mê Linh (Vĩnh Phúc), Cổ Loa (Đông Anh), Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) buộc thái thú Tô Định phải trốn về nước. Khởi nghĩa thắng lợi Trưng Trắc lên làm vua đóng đô ở Mê Linh.

- Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.

Ý nghĩa:

+ Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức, đô hộ của nhân dân Âu Lạc.

+ Khẳng định khả năng và vai trò của phụ nữ trong đấu tranh.

Bình luận (0)
Trinh Ngoc Tien
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
10 tháng 8 2016 lúc 19:17

"Đồng chí" là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào đầu xuân 1948, sau chiến tháng Việt Bắc thu đông 1947, nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

Hai mươi dòng thơ, với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có một vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng cho bạn đọc trẻ ngày nay.

Bài thơ "Đồng chí" ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong những năm đầu gian khổ thời 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt" người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:

"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".

Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá". Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn nguời trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.

Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ "đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau kết thành "đồng chí". Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: "Anh với tôi đôi người xa lạ - Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:

 

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

 Đồng chí!"

"Súng bên súng" là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu; "anh với tôi" cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. "Đầu sát bên đầu" là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới "thành đôi tri kỉ". "Đôi tri ki" là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ "đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành - đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri ki, tình dồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên:

"Ôi núi thẳm rừng sâu

Trung đội đã về đâu

Biết chăng chiều mưa mau

Nơi đây chăn giá ngắt

Nhớ cái rét ban đầu

Thấm mối tình Việt Bắc..."

("Chiều mưa đường số 5" - Thâm Tâm)

Ba câu thơ tiếp theo nói đến hai người đồng chí cùng nhau một nỗi nhớ: nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà, nhớ giếng nước, gốc đa. Hình ảnh nào cũng thắm thiết một tình quê vơi đầy:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính".

Giếng nước gốc đa là hình ảnh thân thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa: "Cây đa cũ, bến đò xưa... Gốc đa, giếng nước, sân đình...", được Chính Hữu vận dụng, đưa vào thơ rất đậm đà, nói ít mà gợi nhiều, thấm thía. Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hóa, đang đêm ngày dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận ?

Hay "người ra lính” vẫn đêm ngày ôm ấp hình bóng quê hương ? Có cả 2 nỗi nhớ ở cả hai phía chân trời, tình yêu quê huơng đã góp phần hình thành tình đồng chí, làm nén sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách gian lao, ác liệt thời máu lửa. Cùng nói về nỗi nhớ ấy, trong bài thơ "Bao giờ trở lại", Hoàng Trung Thông viết:

"Bấm tay tính buổi anh đi,

Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về ?

Lúa xanh xanh ngắt chân đê,

Anh đi là để giữ quê quán mình.

Cây đa bến nước sân đình,

Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường.

Hoa cau thơm ngát đầu nương,

Anh đi là giữ tình thương dạt dào.

(...) Anh đi chín đợi mười chờ,

Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?"

Bảy câu thơ tiếp theo ngồn ngộn những chi tiết rất thực phản ánh hiện thực kháng chiến buổi đầu! Sau 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, nhân dân ta đã quật khởi đứng lên giành lại non sông. Rồi với gậy tầm vông, với giáo mác,... nhân dân ta phải chống lại xe tăng, đại bác của giặc Pháp xâm lược. Những ngày đầu kháng chiến, quân và dân ta trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu lương thực, thuốc men.... Người lính ra trận "áo vải chân không đi lùng giặc chinh", áo quần rách tả tơi, ốm đau bệnh tật, sốt rét rừng, "Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi":

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

 Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

 Miệng cười buốt giá chân không giày..."

Chữ "biết" trong đoạn thơ này nghĩa là nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ: "anh với tôi", "áo anh... quần tôi" xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm thiết cao dẹp. Câu thơ 4 tiếng cấu trúc tương phản: "Miệng cười buốt giá" thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của hai chiến sĩ, hai đồng chí. Đoạn thơ  được viết dưới hình thức liệt kê, cảm xúc từ dồn nén bỗng ào lên: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình thương đồng đội được hiểu hiện bằng cử chỉ thân thiết, yêu thương: "tay nắm lấy bàn tay". Anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy bàn tay anh, để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách, "đi tới và làm nên thắng trận".

Phần cuối bài thơ ghi lại cảnh hai người chiến sĩ - hai đồng chí trong chiến dấu. Họ cùng "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Cảnh tượng chiến trường là rừng hoang sương muô. Và, một đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi rừng chiến khu. Trong gian khổ ác liệt, trong căng thẳng "chờ giặc tới", hai chiến sĩ vẫn "đứng cạnh bên nhau", vào sinh ra tử có nhau. Đó là một đêm trăng trên chiến khu, một tứ thơ đẹp bất ngờ xuất hiện:

"Đầu súng trăng treo".

Người chiến sĩ trên đường ra trận thì "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông "rừng hoang sương muối" thì có "đầu súng trăng treo". Cảnh vừa thực vừa mộng, về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên không như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước thanh bình. Súng mang ý nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. "Đấu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ, anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thèm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình. Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến, đã được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ - Đóa hoa đầu mùa của mình. Trăng Việt Bắc, trăng giữa núi ngàn chiến khu,trăng trên bầu trời, trăng tỏa trong màn sương mờ huyền ảo. Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh "chờ giặc tới". Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra (?) đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu.

Bài thơ "Đồng chí" vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.

Ngôn ngữ thơ hàm súc, mộc mạc như tiếng nói của người lính trong tâm sự, tâm tinh. Tục ngữ thành ngữ, ca dao được Chính Hữu vận dụng rất linh hoạt, tạo nên chất thơ dung dị, hồn nhiên, đậm đà. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn chung đúc nên hồn thơ chiến sĩ.

"Đồng chí" là bài thơ rất độc đáo viết về anh bộ đội Cụ Hồ - người nông dân mặc áo lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng.

Bình luận (0)
Giáp Thị Thảo Vi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 3 2022 lúc 22:31

cj tra mạng thấy tên thơ là : Lời ru có phải không

bài thơ này này:

Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh

Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà

Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!

đúng khôg e

Bình luận (0)
Phan Hường
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
29 tháng 11 2021 lúc 9:07

Tham khảo!

Trên trái đất, những đứa trẻ sinh ra trước tiên; để cho trẻ em được vui chơi, được yêu thương... nên mới sinh ra bầu trời, sông biển, cỏ cây, hoa lá, ông bà...
+ Đoạn thơ đã dần tiếp nối mạch thơ ấy: để cho trẻ có tình yêu và lời ru nên mẹ được sinh ra.
+ Mẹ mang đến cho trẻ lời ru bất tận được mang về từ mọi nơi: cái bống cái bang, cánh hoa, cánh cò, vị gừng, vết lấm chưa khô, bờ sông bãi vắng...
-> Lời ru của mẹ thấm những nhọc nhằn, đắng cay bởi mẹ nuôi con bao vất vả khó nhọc. Nhưng lời ru của mẹ cũng chứa chan hạnh phúc, niềm vui (cái hoa rất thơm, cánh cò rất trắng).
-> Con sinh ra được hưởng tất cả những điều tốt đẹp, những tình cảm yêu thương nhất; cả thế giới là để dành cho con trong đó có mẹ.

Bình luận (1)
* Lục Chi Ngang Nhan Mạt...
29 tháng 11 2021 lúc 9:08

Tham khảo:

Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay viết cho thiếu nhi, đặc biệt là những bài thơ viết cho cậu con trai khi còn đang nằm trong bụng mẹ, viết cho bé khi con bắt đầu đi học... Nhưng khoảnh khắc đáng nhớ ấy đều được mẹ Xuân Quỳnh ghi lại để dành tặng cho con. Và có lẽ trước câu hỏi ngộ nghĩnh đầy chất thơ của cậu con trai bé bỏng, nữ thi sĩ đã sáng tác bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” thật giản dị nhưng đầy ý nghĩa.

Lí giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khó. Nhưng Xuân Quỳnh đã có cách giải thích thật khéo léo, tinh tế và dễ hiểu. Và đây là một đoạn thơ đặc sắc:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra 
Để bế bồng, chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát 
Từ cái bống, cái bang 
Từ cái hoa rất thơm 
Từ cánh cò rất trắng 
Từ vị gừng rất đắng 
Từ vết lấm chưa khô 
Từ đầu nguồn cơn mưa 
Từ bãi sông cát vắng...”.

Mở đầu đoạn thơ là sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Khổ thơ như chia làm hai vế, vế đầu“Nhưng còn cần cho trẻ. Tình yêu và lời ru” là điều kiện cần còn về sau “Thế nên mẹ sinh ra. Đề bế bồng, chăm sóc” là kết quả thỏa mãn điều kiện đó. Lúc đầu trời sinh ra chỉ toàn là trẻ con, rồi mọi thứ dần dần ra đời để nuôi dưỡng bé. Và lí do mẹ có mặt trên đời cũng thật giản dị và ý nghĩa, vì có bé ở trên đời. Bé cần rất nhiều thứ để lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm... nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. Từ “nhưng” đặt đầu câu nhằm nhấn mạnh sự quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. Bởi bé là niềm vui, là nguồn hạnh phúc của mẹ. Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. Mẹ xuất hiện là vì thế bé yêu ạ.

Khổ thơ tiếp theo, tác giả lí giải nguồn gốc của những lời hát ru. Lời hát ru có từ đâu, tại sao trẻ nhỏ yêu thích nó...là những câu hỏi vô cùng thú vị. Nhưng chắc chắn một điều mẹ là người đã mang lời hát ru đến cho bé. Các điệp từ “từ” đứng đầu các câu thơ tiếp theo là sự khẳng định mạnh mẽ sự ra đời của lời ru. Lời ru được sinh ra từ những thứ thật giản dị, dễ tìm và dễ thấy. “Từ cái bống, cái bang, từ bông hoa rất thơm, từ vị gừng rất đắng, từ vết lấm chưa khô, từ đầu nguồn cơn mưa, từ bãi sông cát vắng...”. Tất cả những điều dễ thương đó đều có xung quanh bé, hàng ngày bé vẫn được nhìn, được nghe và thưởng thức. Thế là bé không thắc mắc nữa. Bé biết lời ru có từ đâu rồi. Trong lời ru không chỉ có ca từ mà mẹ còn mang vào đó tất cả âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng... của thiên nhiên cho con cảm nhận. Lời ru cũng như tình yêu của mẹ đều có nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, tự nhiên như trời đất vốn có. Tình yêu của mẹ cũng lớn lao, mênh mông như thế và được gửi gắm vào trong những lời hát ru. Lời hát sẽ theo con đi suốt cuộc đời dù con đã lớn khôn. Trên từng chặng đường về sau, không có mẹ ở bên, mỗi lần con vấp ngã sẽ có lời ru ở bên vỗ về, an ủi như mẹ từng nắm tay con đi hồi còn nhỏ. Lời ru cũng như mẹ, được sinh ra cùng lúc. Mẹ có mặt để cho bé, lời ru cũng dành cho bé, tất cả đều cho bé. Đó là thông điệp ngắn gọn và sâu sắc nhất mẹ muốn gửi đến bé yêu của mình, mong sau này khi lớn lên bé sẽ hiểu được lòng mẹ.

Câu hỏi của bé còn nhiều lắm và mẹ còn giải thích cho bé thật nhiều nhưng hơn hết bé biết mẹ có mặt trên cuộc đời là vì ai. Qua đó, ta càng thấy những dòng thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh thật ý nghĩa.

Bình luận (0)
Công chúa cầu vòng
Xem chi tiết
Thanh Trúc
28 tháng 4 2019 lúc 13:07

Qua khổ thơ:

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho

Ta cũng có thể cảm nhận được một cách sâu sắc sự ấm áp của cô giáo. Đó chính là những giờ giảng bài đầy ấm áp và nhẹ nhàng như lời ru của mẹ. Chính điều đó đã ghi đậm dấu ấn trong lòng của những cô cậu học trò. Cô giáo hiện lên với hình ảnh đẹp, đến nụ cười và sự tận tụy của cô trong mỗi giờ giảng.Và sự giữ gìn, quý trọng những trang vở, những điểm mười của các cô cậu học trò cho thấy sự yêu quý cô giáo mà ai cũng có.

Bình luận (0)
Pé
Xem chi tiết
Kieu Diem
24 tháng 3 2021 lúc 13:10

Em tham khảo nhé!

 Cảnh mặt trời mọc có thể hiện rõ sự bình dị và không có gì ấn tưởng .Riêng tôi cảnh mặt trời mọc trên biển là cảnh đẹp nhất.Sáng ra tôi có thói quen chạy bộ dọc bờ cát mịn đẻ đón mặt trời lên.
    Đêm tàn,trời bắt đầu sáng dần không gian nơi đây vắng lặng.Bắt đầu từ phía đông lặng lặng xuất hiện một ánh sáng nhỏ như một đống lửa trại bập bùng cháy.Mặt trời từ từ nhô lên khỏi mặt biển để lộ một hình tròn như một quả cầu lửa khổng lồ.Ôi thật là đẹp biết bao!Quả cầu lửa tỏa những tia sáng lấp lánh.Xa xa những con thuyền đánh cá bắt đầu vào bờ tạo nên khung cảnh nhộn nhịp và vui nhộn.Bầu trời bỗng trở lên quang đãng,những cơn gió nhè nhẹ thôi qua.Mặt biển thì nhấp nhô từng đợt,từng đợt như đuổi nhau vào mãi tận trong bờ cát.Ánh sáng của mặt trời chiếu xuống mọi vật như bừng tỉnh dậy.Hình ảnh đẹp huyền ảo và kì bí ấy đã tạo nên một bức tranh đẹ đến lạ lùng.
    Em vô cùng thích thú trước cái cảnh mặt trời mọc trên biển đó.Cảnh mặt trời mọc như một bức tranh lộng lẫy và huyền ảo. Và nó đã để lại ấn tượng khó quên cho em.

 

Bình luận (1)
Nguyễn Khuyên
Xem chi tiết
Tề Mặc
Xem chi tiết
minhduc
28 tháng 10 2017 lúc 4:08

Cái làng quê nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng đã nuôi Dưỡng tâm hồn Tế Hanh, trở thành nguồn cảm xúc vô tận để ông viết nên những vần thơ tha thiết, lai láng như : “Nhớ con sông quê hương”, “Quê hương”, “Trở lại con sông quê hương”. Trong dó có đoạn mở bài của

Bài văn Nhớ con sông quê hương

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là buổi trưa hè

Tỏa sáng dưới dòng sông láp loáng

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung – Quãng Ngãi, một vùng đất cằn cỗi, quanh năm chỉ có gió và cát, một vùng quê nghèo. Do hoàn cảnh bắt buộc, ông rời xa quê hương từ thuở thiếu thời. Trong thời gian xa quê ông viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về quê hương, bằng tất cả những tình yêu, nỗi nhớ của mình. Một vùng đất đầy thơ mộng và rất đẹp trong thơ Tế Hanh. Trong đó có phần

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Xa quê, xa cả con sông. Có thể nói đó là nỗi đau của ông.
Qua những kỉ niệm, hồi tưởng về con sông trong “nỗi nhớ con sông quê hương”, Tế Hanh đã thể hiện một tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt, một hình ảnh quê hương thân thiết, ruột rà.

Tâm hồn tôi là buổi trưa hè

Tỏa sáng dưới dòng sông láp loáng

Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.

:

Đối với Tế Hanh, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa.. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng trong ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra. Quê hương chính là sức sống của ông, ở một khía cạnh nào đó, ta lại thấy tình yêu quê hương của Tế Hanh rất đa chiều và phức tạp. Lúc da diết, ngập tràn với “Nhớ con sông quê hương”, nhưng lúc khác lại cho người đọc thấy một hồn thơ trẻ trung phơi phới của “Quê hương”. Nhưng dù ở góc độ, khía cạnh nào thì nó đều ẩn chứa một tình yêu, nỗi khát khao đoàn tụ, bày tỏ khát vọng gặp gỡ cụ thể. Không như thơ Huy Cận, Lưu Trọng Lư đầy chất mộng ảo, không như thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên hun hút sầu thương, thơ Tế Hanh trong sáng, khoẻ mạnh, đắm đuối rất thực. Bởi ông có một vùng quê bằng xương, bằng thịt, mà ông luôn dõi theo bằng đôi mắt rất thực, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng.

Có thể nói những bài thơ về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng Tháng Tám của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về con sông hiền hòa đã. Mỗi chúng ta một lần nữa vui mừng khi được giao tiếp với một hồn thơ khoẻ mạnh, trong sáng song lại rất đỗi bình dị mà sâu sắc. Nó không hề làm nặng đầu ta với những bóng dáng siêu hình hay những vô thức u minh, nó chấp cánh mộng mơ, bồi đắp cho mỗi chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết, là điểm trở về bình yên của ta trong cuộc đời nhiều bươn trải, cũng là sự thôi thúc ta vươn lên

Bình luận (0)
OoO nhóc ngu ngơ OoO dễ...
27 tháng 10 2017 lúc 21:30

Cũng như bao nhiêu người xa quê khác, Tế Hanh cũng mang nỗi nhớ ấy trong tâm. Từ nơi đất Bắc xa xôi, tác giả đã để lòng mình hướng về dòng sông quê yêu dấu. Và những lời thơ tha thiết mặn nồng lại cất lên trong bài "Nhớ con sông quê hương".

Chúng ta hãy cùng đến với dòng sông quê hương trong hồi ức của tác giả:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi bóng những hàng tre

Tâm hồn tôi Ta một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu với người đọc về con sông xanh biếc nơi quê mình. Con sông ấy đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của Tế Hanh. Dòng sông xanh biếc, với "nước gương trong" đang soi tóc những "hàng tre". Một khung cảnh thật nên thơ, hữu tình. Chính nghệ thuật nhân hóa "hàng tre sợi tóc" làm cho dòng sông bỗng đẹp hơn, sinh động hẳn lên. Và tâm hồn nhà thơ như là "buổi trưa hè" tỏa ánh nắng chói chang nhất của mình để tô đẹp cho dòng sông. Nét độc đáo ở đây là nhà thơ đã so sánh tâm hồn mình như ánh sáng của trưa hè để tạo vẻ "lấp loáng" cho dòng sông.

Bình luận (0)
Cô Nguyễn Vân
28 tháng 10 2017 lúc 9:22

Ngay từ hai câu đầu đoạn, hình ảnh sông đã hiện ra với một màu xanh biếc. Tính từ gơi tả xanh biếc giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới mặt trời do vần iếc trong biếc gợi ánh sáng. Động từ có vừa giới thiệu sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc tự hào của người viết. Từ bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông và hai bên bờ “ Nước gương trong, soi tóc những hàng tre”. Với sự kết hợp khéo léo nghệ thuật nhân hóa với những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang soi tóc trên mặt sông với mặt soi là một tấm gương khổng lồ - nghệ thuật ẩn dụ. Con sông quê hiện lên mới xinh đẹp, hiền hòa, gần gũi biết bao ! Trước một dòng sông quê hương như thế, làm sao mà không yêu, không nhớ được. Để bộc lộ lòng mình, Tế Hanh đã sử dụng NT so sánh khẳng đinh “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. Tâm hồn tôi là một khái niệm trừu tượng mà buổi trưa hè là một khái niệm cụ thể -nhiệt độ cao,nóng như nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ vậy. Chính lúc tác giả dùng động từ tỏa ( lan rộng khắp ) kết hợp với từ láy lấp loáng (dòng sông chỗ sáng lên, chỗ tối đi, thay đổi liên tục) đã đưa sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho sông quê đẹp rực rỡ lên biết bao nhiêu .

Bình luận (0)