miêu tả dòng sông
Quê em vốn là một miền quê giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Thuở ấu thơ là những lần được ngồi trên cầu hay bờ đê, ngắm nhìn cánh đồng lúa bát ngát, cây đa đầu làng, mái đình cổ kính, còn nghe thấy tiếng chuông nhà thờ từ xa xa vọng lại từ phía bên kia của song. Quê em cũng nổi tiếng với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đất đai màu mỡ, lúa tốt bởi có con sông phù sa bồi đắp đất. Đó chính là nhờ con sông quê thân thuộc vẫn luôn chảy bao bọc lấy những giá trị văn hoá.
Nhìn từ trên cao, con sông uốn lượn mềm mại, nối khúc như dải lụa vắt qua những cánh đồng lúa xanh rì. Nước sông trong veo quanh năm. Mỗi khi mùa xuân đến, con sông cũng gợi những xúc cảm ấm áp, giống như một bác nông dân cần cù đem phù sa bồi đắp đất, đem nguồn nước tới cho cánh đồng thêm xanh tốt, đem những nụ cười hạnh phúc, yên lòng trên khuôn mặt của những người nông dân ngày ngày chăm sóc. Hai bên bờ đê thoai thoải, mỗi mùa hè là mỗi lầm cả bọn rủ nhau đạp xe lên đê, cởi dép nô đùa. Những tiếng cười rộn rã vang khắp cả con đường, có lúc tinh nghịch lại bày trò chơi cãi nhau chí choé, thế nhưng đến lúc nô đùa mệt, cả lũ ngồi cạnh nhau trò chuyện. Giống như biết được, con sông lại mang những cơn gió mát thổi cho chúng em, đem những câu chuyện con nít gắn với tuổi thơ, bầu trời xanh phản chiếu mờ mờ trên mặt nước. Những tia nắng nhẹ chiếu xuống trông xa con sông như một tấm thảm lấp la lấp lánh, tia nắng như ông mặt trời nhỏ tung tăng chạy nhảm trên chiếc thảm đỏ. Những chiếc thuyền nan, thuyền đánh cá ngược xuôi. Từng chiếc lưới được tung ra giũ xuống kéo theo những mẻ cá tươi và đa dạng. Mùa thu, con sông lại nhẹ nhàng, lững lờ trôi. Có phải vì hương lúa, hương vị đồng quê nhuốm theo nước sông vừa thơm lại vừa trong mát. Ngày nào cũng vậy, cứ đi học xong là cả lũ lại rủ nhau ra đây bơi, sông không sâu lắm, lúc xuống nước giống như được dòng nước ôm ấp, vỗ về.
Vị của quả ổi chín, hương thơm của bông lúa, màu sắc của cây đa bên sông… đều do nước ngọt, phù sa của sông mà có. Con sông gắn bó với người dân quê em từ bao nhiêu năm nay, đã là một phần không thể thiếu trong cảnh đẹp quê.
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chắc hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương.
Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
Đất học Nam Định quê em tuy không trù phú giàu có như những thành phố khác nhưng lại có biết bao danh lam thắng cảnh giản dị mộc mạc mà vô cùng thân thương. Dù có thể xa hoa hay kì vĩ như những nơi khác, song dòng sông Đào quê em vẫn luôn chiếm trọn tình cảm của người dân thành phố dệt.
Đứng trên cầu Đò Quan đông đúc nhộn nhịp từ cao xuống, ta sẽ thấy dòng sông như một dải lụa đào quanh co ôm trọn lấy thành phố. Nước sông đỏ nặng phù sa hàng ngày bồi đắp cho đồng bằng thêm màu mỡ, sông được đặt tên là sông Đào cũng là dựa theo màu sắc đặc trưng đó. Một ý nghĩa khác của chữ “Đào” là từ nguồn gốc của sông, trước kia sông được đặt là sông Vị nhưng đến thời Pháp thuộc đã bị lấp đi. Sông như hai con người với hai tính cách khác biệt theo ngày và đêm. Ban ngày sông gợn sóng rì rào sôi nổi như một cậu bé vồn vã chạy đến bên mẹ là kè đê, ánh nắng mặt trời tỏa xuống làm mặt sông sáng lấp lóa. Ban đêm, bóng tối bao phủ biến sông thành một tà áo nhung đen đầy bí hiểm với vầng trăng tròn vành vạnh vàng tươi sáng vằng vặc là điểm nhấn thơ mộng nhất, sóng cũng êm đềm, chậm rãi hơn, phải chăng là cậu bé đã thấm mệt sau một ngày chạy nhảy vui chơi? Bờ bên này sông là kèo đê vững chãi bao nhiêu năm, giờ đã được xây cao thành đường và trở thành nơi tập thể dục hàng ngày của người dân. Thậm chí có thể nói đây là một địa điểm lãng mạn và trữ tình với những cột đèn trang trí bắt mắt tỏa ánh sáng vàng nhạt về đêm, thích hợp để tụ họp và hóng gió mát từ sông. Bờ bên kia là một cánh đồng ngô rộng lớn bạt ngàn, hương ngô thơm ngát đến tỉnh cả người, nếu nhìn kĩ có thể thấy được những mái nhà màu sắc san sát nhau nằm lấp ló sau những màn lá cây xanh ngắt. Sông không được biết đến như một địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng lại gắn bó sâu sắc với đời sống sinh hoạt của người dân. Sông đưa rất nhiều con tàu chở đá chở cát từ tỉnh khác về với nơi đây, sông là nơi mà hàng vạn người dân thả cá chép nhân dịp ông công ông táo, là nơi đi dạo của trẻ con lẫn người lớn,…
Chẳng cần đẹp đến nức lòng, chẳng cần đến sự nổi tiếng khắp cả nước, sông Đào cứ gắn bó không thể tách rời với người dân thành nam. Mặc kệ thời gian, tình cảm của mọi người dành cho sông không hề thay đổi.
Nếu viết đoạn văn miêu tả dòng sông em swx chọn những hình ảnh nào
Dựa vào những hình ảnh đó em gãy viết 1 đoạn văn miêu tả dòng sông quê em
+
VĂN TẢ CẢNH DÒNG SÔNG. Hãy viết 1 đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu) miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Hồng ở Lào Cai.Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây:
a) Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.
b) Miêu tả đôi mắt một em bé.
c) Miêu tả dáng đi của một người.
a) - Tả sông, suối, kênh: Dòng sông như một dải lụa trắng hữu tình.
b) - Tả đôi mắt em bé: Đôi mắt bé đen tròn như hai hột nhãn.
c) - Tả dáng đi của người: Chú bé vừa đi vừa nhảy như con chim chích xinh xăn dễ thương.
Ủa là mấy bn chép ở loigiaihay.com ak?
Đọc bài văn Chữ nghĩa trọng văn miêu tả (Tiếng Việt 5, tập một, trang 160). Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây:
Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.
Miêu tả đôi mắt của một em bé.
Miêu tả dáng đi của một người.
- Dòng sông Tiền cuồn cuộn chảy phù sa đục ngầu con nước.
- Mắt bé tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve.
- Bà Hai bước đi những bước liêu xiêu trong ráng chiều chạng vạng.
Sông ngòi kênh rạch Cà Mau đc miêu tả qua những chi tiết nào? Nơi đây có gì độc đáo?
Dòng sông Năm Căn đc miêu tả như thế nào ?Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả
CÂU HỎI: DỰA VÀO BÀI VĂN TRANG 160 BÀI TỔNG KẾT VỐN TỪ
A) MIÊU TẢ MỘT DÒNG SÔNG, DÒNG SUỐI HOẶC DÒNG KÊNH ĐANG CHẢY.
B) MIÊU TẢ ĐÔI MẮT CỦA MỘT EM BÉ.
C) MIÊU TẢ DÁNG ĐI CỦA MỘT NGƯỜI.
Trên đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu là dòng sông đẹp như sông Đồng Nai, sông Mã,… nhưng dòng sông Hồng là nơi có nhiều cảnh đẹp gắn liền với đời sống người Hà Nội.
Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua những xóm làng. Viền (dọc) theo hai bên bờ sông là những bãi mía, ruộng ngô, vườn cây ăn quả xanh ngút tầm mắt. Khi chim én ríu rít gọi xuân về, dòng sông quê tôi như trào dâng sức sống tuổi thanh xuân. Buổi sớm, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng sương trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Cây cối hai bên bờ sông im lìm như còn đang chìm vào giấc ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm để chuẩn bị ra khơi đánh cá. Đâu đây đã có người đi bộ, thể dục chuẩn bị đón ngày mới. Nắng lên, những tia sáng mặt trời chiếu xuống dòng sông đỏ đậm phù sa làm mặt nước lấp lánh hồng tươi trong nắng sớm. Xuôi theo dòng nước chảy, tiếng người í ới, tiếng mái trèo khua nước rạt rào nhộn nhịp. Mọi người trên bờ, dưới sông đều bắt đầu hoạt động. Chiếc cầu cong cong nối liền hai bên bờ sông hối hả người qua lại.
Buổi chiều, khi mặt trời khuất dần, dòng sông đỏ lựng rồi tím dần, cảnh vật hai bờ sông sẫm lại. Khi hoàng hôn xuống, dân chài lưới đã trở về sau một ngày đánh cá, tiếng sóng vỗ mạn thuyền, tiếng gọi nhau í ới, tiếng trẻ con vui đùa hòa lẫn vào ánh đèn mờ ảo dưới sông cũng là lúc trên cầu nhộn nhịp người đi dạo. Mọi người dừng lại ngắm cảnh trên chiếc cầu Long Biên cổ kính hàng trăm năm. Họ thả hồn mình trên dòng sông mênh mông với làn gió nhẹ thoang thoảng. Dòng sông hiền hòa như đang dang tay ôm tất cả vào lòng. Cảnh sông Hồng thật yên bình, thơ mộng và lãng mạn làm sao. Những đêm trăng sáng, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Nước sông thẫm lại in rõ cả vầng trăng tròn và muôn ngàn vì sao lung linh.
Em rất là yêu dòng sông Hồng vì dòng sông đã góp phần làm nên thành phố Hà Nội thêm tươi đẹp, trù phú.
>> Tham khảo chi tiết: Bài tập làm văn lớp 5: Tả dòng sông
Bài tham khảo 3 - Tả dòng sông đang chảy
Quê hương em có dòng sông Thu Bồn quanh năm nước chảy hiền hòa, dòng sông mang đến cho cây trái tốt tươi và nguồn lợi thủy sản cho những người sinh sống bên cạnh dòng sông.
Mỗi ngày ở bến sông mọi người thi nhau bơi lội, tắm gội. Đám con nít thì thi nhau ngụp lặn đuổi bắt, hắt nước vào nhau, huyên náo cả khúc sông.
Vào những ngày mưa bão, nước sông lên cao, dòng sông đục ngầu, những đợt sóng dâng cao hất mạnh vào chân đế. Mọi người không lo lắng mà lo gia cố những nơi đê yếu tránh vỡ đê, những mùa nước lên mang theo vô số phù sa và tôm, cá.
Sông Thu Bồn như một dòng mạch tràn đầy sinh lực của mảnh đất Quảng Nam - Đà Nẵng, len lỏi qua những vùng núi non hiểm trở mạn tây Quảng Nam rồi đổ xuống các cánh đồng phì nhiêu. Sông bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn vượt qua bao đồi núi đưa phù sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Tại đây, Thu Bồn hội ngộ cùng sông Vu Gia, trải phù sa ra khắp vùng đất Điện Bàn theo hai hướng: hướng Bắc vẫn là hướng chính với tên Thu Bồn (có nơi còn gọi là sông Chợ Củi, hướng Nam nhánh nhỏ hơn là sông Bà Rén. Gần đến biển, Thu Bồn và Bà Rén gặp lại nhau để hoà với dòng Trường Giang chảy qua phố cổ Hội An rồi đổ ra biển Cửa Đại.
Dòng sông quê em như lưu giữ nhiều kỉ kiệm của bao thế hệ người dân quê em. Với em, dòng sông cũng là người bạn thân thiết và đi đâu em cũng nhớ về nó như một kỉ niệm tuổi thơ và gắn bó với quê hương.
cho hình của bài đi
miêu tả dòng sông năm căn qua văn bản sông nước cà mau
ột vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".
Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!
Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.
Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm.
miêu tả một dòng sông,dòng suối hoặc một dòng kênh đang chảy
Bạn tham khảo cách tả
1. Mở bài
Giới thiệu dòng sông miêu tả
2. Thân bài
- Đặc điểm của dòng sông: Tên gọi, nguồn gốc (dòng sông có thể bắt nguồn từ sông Hồng, hoặc do con người đào nên)
- Vai trò của dòng sông: Đối với hoạt động sinh hoạt và sản xuất (cung cấp nước cho những cánh đồng, làm nước tưới tiêu cho hoa màu, mang lại nguồn thủy sản phong phú)
- Kể lại những ấn tượng, kỉ niệm đẹp về dòng sông:
+ Vẻ đẹp của dòng sông vào buổi sáng (dòng nước trong xanh phủ trên những làn sương sớm huyền ảo), chiều tà (nhuốm màu của nắng cuối ngày dòng sông có màu ráng vàng của nắng , tối muộn (dòng sông in bóng của trăng đẹp, )
+ Nơi gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ (tắm trên dòng sông, bắt cá, những trận giả của trẻ em...)
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của em về cảnh đã tả
#hoctot
Em sống ở một vùng quê nhỏ nơi có những cánh đồng lúa bát ngát và dòng sông Thái Bình hiền hòa chảy qua. Dòng sông nhỏ ấy gắn liền với bao kỉ niệm tuổi thơ của em cũng như bao bạn nhỏ khác.
Sông Thái Bình quê em là một nhánh của sông Hồng, dòng sông chảy qua biết bao xóm làng cung cấp nước cho những cánh đồng xanh mướt, mang đến nguồn nước tưới dồi dào cho hoạt động sản xuất của các bác nông dân. Em thích ngắm nhìn dòng sông vào buổi chiều tà, bởi lúc này mặt trời chuẩn bị khuất sau những đám mây, nước sông mang theo màu hồng ấm áp, nhịp chảy dường như cũng chậm và nhẹ nhàng hơn.
Nhìn trên cao dòng sông như một dải lụa dài thướt tha. Vào buổi trưa những tia nắng vàng phản chiếu xuống mặt sông lấp lánh. Bên trên những triền đê là những cây đa cổ thụ to lớn, tỏa bóng râm một khoảng lớn, đây cũng chính là nơi chơi đùa quen thuộc của những đứa trẻ con chúng em. Vào những buổi tối của ngày rằm dòng sông như là một tấm gương khổng lồ phản chiếu hình ảnh của vầng trăng, dòng sông cũng lấp lánh, diễm lệ hơn.
Em rất yêu quý dòng sông quê mình, dòng sông là nơi chứa đựng biết bao kỉ niệm đẹp của thời thơ ấu.
bạn cần thêm thì cứ nói nhé đừng ngại !
Nhân dịp nghỉ hè em cùng bố mẹ về quê thăm ông bà. Quê em đã thay đổi rất nhiều từ nhà cửa đến đường xá nhưng có một thứ gần như vẫn nguyên vẹn giống trong ký ức em khi em chưa lên thành phố đó chính là dòng sông.
Dòng sông quê em là một con sông nhỏ của vùng quê Bắc Bộ, đó là một dòng sông nhỏ, nhịp chảy hiền hòa vắt ngang qua vùng quê em từng sinh sống và một số địa phương khác. Sau nhiều năm dòng sông vẫn đẹp như vậy, vẫn là cái mát lành, là sắc xanh đầy thơ mộng của làn nước, vẫn là nhịp chảy chậm dãi, hài hòa cùng những con sóng nhỏ lăn tăn trên mặt nước.
Dòng sông là nguồn cung cấp nước cho cánh đồng của làng em giúp cho đồng lúa xanh tốt. Dòng sông cũng là nơi đùa nghịch, tắm rửa của lũ trẻ chúng em trong những ngày hè nóng bức, dòng sông còn là nơi lưu giữ biết bao bao kỉ niệm đẹp của em, đó là nơi hóng mát, là nơi vui chơi. Triền đê rộng và thoáng bên dòng sông là địa điểm diễn ra những trò chơi thú vị: Thi câu cá, thi nhảy dây, thả diều của mấy đứa trẻ chúng em. Vào những ngày hội dòng sông trở thành nơi diễn ra hội thi đua thuyền.
Dù đã cùng gia đình lên thành phố sinh sống nhưng hình ảnh quê hương, những kỉ niệm bên dòng sông thân thương sẽ mãi là những kỉ niệm đẹp nhất mà em lưu giữ, trân trọng.
miêu tả dòng sông Lam quê em
Quê em là một vùng nông thôn hẻo lánh.Nơi đay vật thanh bình,con người chất phát.Qua thời gian,quê em đã đổi mới,đổi mới từ con đường làng đến nhà cửa,từ con đê đến cây cầu dừa.Nhưng con sông quê hương vẫn không thay đổi,vẫn cái dòng nước chảy xiếc kia,vẫn cái dáng uốn lượn quanh co kia.Hình ảnh con sông đã in đậm trong kí ức người dân quê em.Con sông là một mảng màu trong bức tranh quê.
Dòng sông quê hương là nơi ghi nhớ biết bao kỷ niệm của em cùng lũ bạn dưới quê.Con sông chạy dài như bất tận,dáng uốn lượn quanh co,mềm mại như tấm lụa đào vắt qua xóm làng.Vào lúc trời lập đông,nước sông trong vắt như thế là một tấm gương soi khổng lồ,nhìn vào lòng sông ta có thế thấy mình trong đó.
Buổi sớm mai,khi ông mặt trời vừa nhô lên ở đằng đông,nước sông lại ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi những tia nắng đang nhảy múa đâu đó trong không trung mà mất đà ngã xuống dòng sông tạo nên sắc màu ấy.Trưa xuống,ánh nắng càng chói chang,gay gắt hơn,con sông là một dòng lửa chạy cuồn cuộn như muốn ập vào đám cỏ dại ven bờ.Chiều chiều,những ánh nắng gay gắt lúc trưa cũng đã dịu xuống,mặt sông trở lại màu xanh biếc,phẳng lặng.Đôi khi có một cơn gió thoảng qua,mặt sông lại lăn tăn gợn,gió càng mạnh,những con sóng ấy càng nhấp nhô hơn,ập vào cả hai bên bờ làm hàng cỏ dại ướt sũng rũ xuống mặt sông.
Vào lúc này,lũ trẻ chúng em thường nhảy xuống sông tắm,đùa ngịch,vùng vẫy.Cảm giác nước sông tạt vào hai bên má thật là sảng khoái,cứ như trút bỏ hết tất cả những suy nghĩ trong đầu,hòa quyện vào dòng nước như một.Có lúc,tắm sông mãi cũng chán,cả lũ lại ngồi bẹp xuống hàng cỏ dại,chân đung đưa dưới lòng sông,miệng ngân nga khúc hát quê hương,nối tiếp từ đứa này sang đứa khác.Có lúc,cả bọn nhặt những hòn sỏi,hòn đá ném xuống dòng sông,viên sỏi chạy lăn tăn trên mặt sông,thật là thích!Rồi lại cùng nhau thi xem ai ném xa nhất,đứa thua phải đi nhặt đá cho những đứa còn lại.Khi màn đêm buông xuống,dòng sông trở nên huyền bí hơn,em cùng lũ bạn chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng,vào những đêm rằm,mặt trăng to,tròn và sáng hơn mọi ngày.Ánh trăng soi xuống mặt sông làm cho con sông như được dát một lớp vàng mỏng.Lũ bạn thường thi nhau kể chuyện,đứa thì kể chuyện cười,đứa thì kể chuyện ma làm bọn con gái run lên cầm cập,rồi có đứa bảo:
– Phía sau có ai kìa!
Thế là đứa con gái giật mình,hốt hoảng quay ra phía sau làm cả bọn cười ần lên.Những gợn sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền,con sông như đang vui cùng bọn em...
Sông luôn là nỗi nhớ,niềm thương của những đứa trẻ xa quê như em,bởi từ bao giờ,lũ trẻ đã xem con sông quê hương như một người bạn tri kỷ.Dù sau này có đi đâu,em cũng sẽ nhớ về quê hương,nhớ về dòng sông tuổi thơ in dấu bao kỷ niệm thuở ấy_một người bạn tri kỷ.
bạn nên tham khảo ở những bài văn hay