Sakura Maichiru
học T.A thơ, ai thích thì vào : SKY trời, EARTH đất, CLOUD mây RAIN mưa WIND gió, DAY ngày NIGHT đêm HIGH cao HARD cứng SOFT mềm REDUCE giảm bớt, ADD thêm, HI chào LONG dài, SHORT ngắn, TALL cao HERE đây, THERE đó, WHICH nào, WHERE đâu SENTENCE có nghĩa là câu LESSON bài học RAINBOW cầu vồng WIFE là vợ HUSBAND chồng DADY là bố PLEASE DONT xin đừng DARLING tiếng gọi em cưng MERRY vui thích cái sừng là HORN TEAR là xé, rách là TORN TO SING là hát A SONG một bài TRUE là thậ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
lê trần trung kiệt
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên Quỳnh Như
28 tháng 11 2016 lúc 18:02

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng

Điệp ngữ: cấy, trông. Giá trị biểu đạt:
+ Điệp ngữ "trông" nhằm thể hiện sự lo lắng trăm bề cực nhọc, vất vả của người làm ra hạt gạo.
+ Điệp ngữ "cấy" nói lên sự khác biệt về việc đi cấy của mình với người khác.

Bình luận (1)
Linh Phương
30 tháng 11 2016 lúc 13:28

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm

Trông chờ chân cứng đá mềm

Trời êm biển lặng mới yên tấm lòng

Nói lên sự vất vả, cực nhọc của người nông dân. Không chỉ riêng họ mà còn cả những con người có số phận không may.

Bình luận (0)
Duong Uyen
25 tháng 12 2016 lúc 19:51

Chỉ sự lao động vất vả của người nông dân Việt Nam phụ thuộc vào thiên nhiên,thời tiết,đất trời

Bình luận (0)
huyền lê
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 11 2016 lúc 18:34

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Có nhà phê bình đã cho rằng: Hai từ "trông" và "bề" ở câu thứ hai thật là hàm súc, da nghĩa, và sử dụng đúng nơi đúng lúc. (Bình giảng ca dao - Hoàng Tiến Tựu).

Hai câu tiếp theo nói lên cách trông, hướng về bảy đối tượng trong không gian và thời gian. Nhịp 2 đều đặn của câu ca như tiếng thở, mạch suy nghĩ cửa một người tần tảo biết sớm lo toan:

Trông trời /trông đất / trông mây /

Trông mưa / trông gió / trông ngày / trông đêm.

Cũng là chữ trông nhưng ở đây có ý nghĩa và sắc thái không giống nhau. Năm chữ trông ở trước: trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông gió có nghĩa là quan sát, theo dõi, trông nhìn trời, đất, lúa má ruộng đồng, sự biến đổi của thời tiết để chủ động tát nước chống hạn, tháo nước chống úng, bón phân, bắt sâu, làm cỏ... Chữ trông ở cuối câu thứ tư: trông ngày, trông đêm mang hàm nghĩa là phấp phỏng lo lắng, đợi chờ, trông mong, hy vọng. Nỗi lòng ấy diễn ra triền miên, liên tục suốt ngày đêm. Nhà nông xưa, nay có biết bao nỗi lo lắng, bao điều ngóng trông...

Hai câu cuối là lời cầu mong rất chân thành, thánh thiện. Chữ trông nói lên nỗi cầu mong, niềm hy vọng:

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm bể lặng, mới yên tấm lòng.

Thành ngữ chân cứng đá mềm nói lên sức khoẻ, sự dẻo dai chiến thắng mọi thử thách khó khàn, nguy hiểm. Trời êm bể lặng cũng là một thành ngữ, trong văn cảnh này có hai ý nghĩa: trông mong mưa thuận gió hoà, cầu mong được sống bình yên, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ. Trong xã hội cũ, nhất là dưới thời phong kiến, mất mùa, dịch bệnh, loạn lạc, hạn hán, bão lũ xảy ra thường xuyên, qua đó, ta càng thấy sự cầu mong, hy vọng của người phụ nữ nông dân trong bài ca dao rất đáng được cảm thông và trân trọng. Tấm lòng đôn hậu, khát vọng mùa màng bội thu, sức khoẻ dồi dào, sống no ấm, yên vui, hạnh phúc ấy thật đẹp, chứa chan tình người.

 

Bình luận (4)
trần châu
20 tháng 11 2016 lúc 14:44

Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo. Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

Bình luận (6)
Phạm Thị Trâm Anh
18 tháng 11 2016 lúc 18:33

Điệp ngữ là: lặp lại từ trong

Tác dụng: Cho ta thấy được nỗi vất vả, lo trước lo sau của người nông dân

Bình luận (0)
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
Đặng Hoàng Diệp
20 tháng 11 2016 lúc 20:53

Điệp ngữ trông: Nói lên nõi vất vả nhọc nhằn của các bác nông dân để làm nên hạt gạo cho chúng ta ăn mỗi ngày.

Bình luận (0)
trần châu
26 tháng 11 2016 lúc 12:05

người ta đi cấy lấy công

tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

trông trời, trông đất, trông mây,

trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

trông cho chân cứng đá mềm,

trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo. Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hiếu
26 tháng 11 2016 lúc 20:45

người ta đi cấy lấy công

tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

trông trời, trông đất, trông mây,

trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.

trông cho chân cứng đá mềm,

trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.

Gía trị biểu cảm:Nhấn mạnh nỗi lo toan,trông chừng thời tiết,mong cho mưa thuận gió hòa để làm lúa trúng mùa của người nông dân

Bình luận (0)
Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hồng
21 tháng 11 2021 lúc 21:25

Tham khảo

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu. ...

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất có lúc chúc nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngàyđêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

* Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

 - Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.

 - Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.

 - Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).

 - Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

* Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương. Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.

 

Bình luận (0)
Nguyễn hồng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Hương
Xem chi tiết
ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂
Xem chi tiết

đc đó bn ơi

Bình luận (0)
ミ★Ŧųệ ₤â๓★彡
18 tháng 1 2019 lúc 21:06

tự lm thơ hay coppy

Bình luận (0)
ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂
18 tháng 1 2019 lúc 21:06

thơ tự làm nhé

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 8 2017 lúc 11:57

   Mây đen lũ lượt

   Kéo về chiều nay

   Mặt trời lật đật

   Chui vào trong mây

   Chớp đông chớp tây

   Rồi mưa nặng hạt

   Cây lá xòe tay

   Hứng làn nước mát

   Gió reo gió hát

   Giọng trầm giọng cao

   Chớp dồn tiếng sấm

   Chạy trong mưa rào.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 6 2019 lúc 7:57

Lời ru

      Tuổi thơ tôi có tháng ba

   Đầu làng cây gạo đơm hoa đỏ trời

      Tháng ba giọt ngắn giọt dài

   Mưa trong mắt mẹ, mưa ngoài sân phơi.

      Hẳn trong câu hát “à ơi”

   Mẹ ru hạt thóc chớ vơi trong bồ

      Ru bao cánh vạc, cánh cò

   Ru con sông với con đò thân quen.

      Lời ru chân cứng đá mềm

   Ru đêm trăng khuyết thành đêm trăng tròn.

Bình luận (0)