Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 8 2017 lúc 4:56

Từ việc tìm hiểu trên, cần chú ý khi đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý:

  - Không sử dụng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.

  - Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm cho luận điểm trở nên nổi bật.

Bình luận (0)
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
I-ta-da-ki-mas <3
13 tháng 1 2017 lúc 17:37

-Đề nêu lên vấn đề: Tự phụ là một nét xấu của con người, nó cần đc lược bỏ

-Đối tượng, phạm vi bàn luận: là bàn về nét tự phụ, phải nêu rõ đc tác hại của nó và nhắc nhở mỗi chúng ta phải từ bỏ tính tự phụ

-Khuynh hướng của đề là phủ định(tính tự phụ)

-Người viết cần phải hiểu biết rõ ràng và chính xác về tự phụ, thể hiện đc tác hại của nó và nêu rõ quan điểm: phải từ bỏ nó trước khi tự phụ trở thành 1 thói quen, từ bỏ nó để trở thành thân thiện và hòa đồng với cộng đồng

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
17 tháng 1 2017 lúc 20:39

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.

- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.

- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.

- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.

- Người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai).

Bình luận (1)
Phạm Thị Trâm Anh
17 tháng 1 2017 lúc 10:48

(1) -Đề nói lên vấn đề về thói xấu là ''tự phụ''

-Đối tượng phạm vi bàn luận là thói xấu ''tự phụ''

-Là phủ định

- Những kiến thức về tác hại cũng như nếu ta từ bỏ thói xấu ấy thì sẽ đem lại những lợi ích gì

Bình luận (0)
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
 ♫ DiAmOnD ♫
16 tháng 1 2017 lúc 18:33

b) (1)

-Đề nói lên vấn đề là 1 thói xấu, tự cao tự đại, ỷ y không cố gắng.

-Đối tượng và phạm vi bàn luận là 1 thói xấu, tự cao tự đại, ỷ y không cố gắng.

-Là phủ định

- Chuẩn bị những kiến thức về tác hại của tính ''tự phụ'', và nếu ta sửa đổi thói xấu ấy thì sẽ có lợi như thế nào?,...

Bình luận (0)
Chu Diệu Linh
20 tháng 1 2017 lúc 11:37

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ. - Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống. - Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ. - Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.

Bình luận (0)
Trần Như Hiền
21 tháng 1 2017 lúc 10:34

-Vấn đề : không nên tự phụ

-Đối tượng và phạm vi : bàn về việc không nên tự phụ, không nên tự cao tự đại trong cuộc sống.

-Khuynh hướng bài viết : tư tưởng phủ định ( khuyên can mọi người không tự phụ).

-Đề bài đòi hỏi người viết phải có thái độ : phê phán tư tưởng tự phụ, khuyên nhủ mọi người khiêm tốn học hỏi.

Bình luận (0)
Hà Thu
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:59

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bình luận (4)
Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

Bình luận (0)
Đức Hiếu
10 tháng 2 2017 lúc 20:23
1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". 2. Bài văn có bố cục ba phần: – Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta. – Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại. – Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng: – Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. – Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước. 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi. 5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”. Câu kết đoạn của đoạn văn là: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước". b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam. 6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật: – Bố cục chặt chẽ. – Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân. – Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Bình luận (2)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 5 2018 lúc 10:00

Hai văn bản đề nghị trong sgk giống nhau:

- Người đề nghị, người nhận đề nghị, mục đích việc đề nghị

- Hai văn bản khác nhau ở phần nội dung trình bày cụ thể.

Bình luận (0)
Trần Thư
Xem chi tiết
hiep luong
18 tháng 1 2019 lúc 18:24

a. Các đề văn đều là đề văn nghị luận vì chúng đều nêu ra những vấn đề để người viết bàn bạc và bày tỏ ý kiến của mình.
b. Đề văn nêu trên có các tính chất khác nhau như: ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, bàn bạc, giải thích... Tính chất đó có ý nghĩa rất lớn đối với việc làm văn vì nó có tác dụng chỉ đạo trong việc lựa chọn các phương pháp làm bài cho phù hợp, giúp cho việc làm bài không bị sai lệch, lạc đề.

Đề văn nêu lên vấn đề: khuyên con người không nên tự phụ vì tính tự phụ mang lại rất nhiều tác hại. - Đối tượng và phạm vi nghị luận là những biểu hiện của tính tự phụ cùng những tác hại của nó. - Khuynh hướng tư tưởng của đề là phủ định tính tự phụ và bày tỏ thái độ khuyên nhủ mọi người không nên đánh giá quá cao khả năng của mình. - Với đề văn trên, người viết phải giải thích rõ tính tự phụ, sau đó cần biết cách đặt các câu hỏi để xây dựng trình tự lập luận cho tư tưởng “Chớ nên tự phụ” và phân tích tác hại của tính tự phụ. Từ việc tìm hiểu đề trên, chúng ta nhận thấy: trước một đề văn, muốn bài tốt cần phải nắm được các yêu cầu của việc tìm hiểu đề, đó chính là: xác định đúng vân đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 1 2019 lúc 14:54

1)

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ.

- Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.

- Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.

- Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.

- Người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai).

Bình luận (0)
Thời Sênh
12 tháng 2 2019 lúc 10:59

a. Với đề văn Chớ nên tự phụ, cần xác định:

– Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ;

– Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống;

– Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ.

– Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống à phân tích tác hại của tính tự phụ à nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ.

b. Trước một đề văn, muốn làm tốt người viết phải xác định được vấn đề cần nghị luận; từ đó hình dung cụ thể về đối tượng cần bàn bạc, đánh giá và biết được nên tập trung vào những gì để bài viết có trọng tâm (tức là phạm vi nghị luận); xác định được tính chất nghị luận (cần bộc lộ thái độ khẳng định, ngợi ca hay phủ định, phê phán); và qua những điều đã xác định được này mà có thể dự tính cách làm cụ thể cho bài văn (hướng triển khai)

Bình luận (0)
Trang Hoang
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
4 tháng 2 2017 lúc 12:30

(1) Tìm hiểu đề văn " chớ nên tự phụ " :

- Đề nêu lên vấn đề: khuyên con người không nên tự phụ vì tính tự phụ mang lại rất nhiều tác hại.

- Đối tượng và phạm vi bàn luận là: những biểu hiện của tính tự phụ cùng những tác hại của nó.

- Để làm tốt đề này, người viết phải giải thích rõ tính tự phụ, sau đó cần biết cách đặt các câu hỏi để xây dựng trình tự lập luận cho tư tưởng " chớ nên tự phụ " và phân tích tác hại của tính tự phụ.

(2) Để có thể làm tốt một đề văn nghị luận, cần tìm hiểu: xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.

Bình luận (6)
phạm thị hà trang
9 tháng 3 2018 lúc 17:54

-Đề nêu vấn đề:khuyên mọi người không nên tự phụ

-Đối tượng và phạm vi bạn luận:phân tích,khuyên nhủ không nên tự phụ

-Khuynh hướng của đề là phủ định

-Để làm tốt bài ,người viết phải có thái độ phê phán thói tự phụ,kiêu căng,khẳng định sự khiêm tốn học hỏi,biết mình biết ta

2,Cần tìm hiểu;

+Vấn đè nghị luận

+Đối tượng và phạm vi dẫn chứng

+Luận điểm chính

+Luậ cứ

+Tính chất

Bình luận (0)
tiêu mỹ ly
26 tháng 12 2018 lúc 20:59

(1) Tìm hiểu đề văn " chớ nên tự phụ " :

- Đề nêu lên vấn đề: khuyên con người không nên tự phụ vì tính tự phụ mang lại rất nhiều tác hại.

- Đối tượng và phạm vi bàn luận là: những biểu hiện của tính tự phụ cùng những tác hại của nó.

- Để làm tốt đề này, người viết phải giải thích rõ tính tự phụ, sau đó cần biết cách đặt các câu hỏi để xây dựng trình tự lập luận cho tư tưởng " chớ nên tự phụ " và phân tích tác hại của tính tự phụ.

(2) Để có thể làm tốt một đề văn nghị luận, cần tìm hiểu: xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 5 2019 lúc 12:59

Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết:

    - Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 3 2019 lúc 8:52

Những điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận:

- Chính xác đối tượng văn nghị luận, đúng phong cách

- Tránh dùng từ khuôn sáo, dùng ngôn ngữ nói

- Nên dùng từ ngữ gợi cảm, giàu hình tượng, phải hết sức thận trọng

- Sử dụng phép tu từ vựng hợp lí

Bình luận (0)