Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
7 tháng 11 2018 lúc 16:26
Lĩnh vực Nội dung và biện pháp cải cách
Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đối với một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi nhân dân và tìm hiểu quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Kinh tế - tài chính

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đih và thuế điền.

Xã hội Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.
Văn hóa – giáo dục

- Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa đổi chế dộ thi cử , học hành.

Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, làm thuyền chiến.

- Bố trí phong thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 9:50

Chính trị

- Thay thế dần võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.

- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng quan hay giáng chức.

Kinh tế - tài chính

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Xã hội

- Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại.

Văn hóa - giáo dục

- Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

Quân sự

- Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số.

- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới.

- Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
31 tháng 3 2017 lúc 17:35

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Bình luận (0)
Hàn Vũ
31 tháng 3 2017 lúc 17:58

Hồ Quý Ly là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại thần dưới thời nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.

Trong hơn 20 năm làm đại thần nhà Trần, Lê Quý Ly nhiều lần được cử cầm quân ra mặt trận chống lại Chiêm Thành, nhưng do tài năng quân sự hạn chế nên phần lớn những lần xuất quân, ông đều bị thất trận. Tuy nhiên, ông vẫn được sự tin cậy của các vua Trần.

Sau khi chiến tranh với Chiêm Thành lắng xuống, các tông thất nhà Trần nhiều người thấy uy quyền trong triều của Lê Quý Ly quá lớn, sợ ông cướp ngôi nhà Trần nên đã mưu giết ông. Nhưng Lê Quý Ly được sự tin tưởng tuyệt đối của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, ra sức ủng hộ và che chở ông. Do đó, những người mưu hại ông đều bị Thượng hoàng giết, trong đó có cả con, cháu của chính thượng hoàng.

Năm 1395, thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Vua Trần Thuận Tông là con rể ông, hoàn toàn bị ông thao túng.

Tháng 4 năm 1396[3], Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao). Đây là lần đầu trong chính sử Việt Nam, tiền giấy được lưu thông.

Lê Quý Ly bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô, việc này thúc đẩy một số quần thần trung thành với nhà Trần (như Trần Khát Chân, Trần Nhật Đôn, Trần Nguyên Hàng...) mưu tính làm chính biến lật đổ họ Hồ. Nhưng Lê Quý Ly đã ra tay trước, tiêu diệt hết phe này[4].

Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Lê Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đổi niên hiệu là Thánh Nguyên (聖元). Ông đổi sang họ Hồ, lập nên nhà Hồ.

Năm 1403, ông ban hành các đồ đo lường (cân, thước, đấu, thưng) để làm chuẩn trong việc buôn bán[3].

Năm 1404, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương quy định các người đỗ thi Hương phải qua kì thi làm toán pháp mới được tiếp tục thi Hội.

Bình luận (0)
Tâm Trần Huy
31 tháng 3 2017 lúc 18:53

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Bình luận (0)
Ngọc Mai
Xem chi tiết
Ngọc Mai
Xem chi tiết
Ngọc Mai
15 tháng 4 2023 lúc 19:48

Giải giúp em với ạ

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:29

Tham khảo!!!

- Về chính trị: từ năm 1358, sau khi Thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời, triều Trần nhanh chóng khủng hoảng, suy yếu.

+ Vua Trần Dụ Tông ngày càng sa vào ăn chơi, hưởng lạc. Triều chính bị gian thần lũng đoạn. Việc nước không còn được quan tâm.

+ Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.

+ Ở phía nam, từ nửa sau thế kỉ XIV, Chiêm Thành liên tục đưa quân tấn công Đại Việt. Ở phía bắc, từ sau khi thành lập, nhà Minh thường xuyên yêu cầu Đại Việt cống nộp thầy thuốc, giống cây, lương thực, voi, ngựa,... Quan hệ giữa Đại Việt và nhà Minh ngày càng xấu đi.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các hiện tượng hạn hán, bão, lụt, vỡ đê,... xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Mất mùa, đói kém diễn ra thường xuyên.

+ Quý tộc, quan lại, địa chủ tìm cách chiếm đoạt ruộng đất trên quy mô lớn. Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.

+ Cũng từ những năm 40 của thế kỉ XIV, các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì diễn ra liên tục ở nhiều vùng miền. Tiêu biểu như: cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương và các vùng lân cận (1344 - 1360), cuộc khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai (1390),...

=> Trong bối cảnh đó, từ năm 1371, nhờ được vua Trần Nghệ Tông tin dùng, Hồ Quý Ly trở thành một đại thần của triều Trần và từng bước đề xuất, tiến hành những cải cách lớn trên nhiều lĩnh vực. Sau khi thành lập (1400), triều Hồ tiếp tục thực hiện các chính sách cải cách cho đến khi quân Minh xâm lược (1406).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 8 2023 lúc 17:51

Tham khảo:

♦ Về chính trị và hành chính

- Bãi bỏ chức Tể tướng và một số chức danh đại thần khác, nhà vua trực tiếp điều khiển triều đình.

- Bãi bỏ lệ ban quốc tính, quý tộc tôn thất không được lập phủ đệ và quân đội riêng.

- Tổ chức tuyển chọn bộ máy quan lại ở trung ương qua chế độ khoa cử Nho học nhằm hạn chế phe cánh và sự thao túng quyền lực của các công thần. Ở các địa phương, đặt các chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã quan thành xã trưởng.

- Từ năm 1466 đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách quy mô lớn, sắp xếp lại bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương:

+ Ở cấp trung ương:

▪ Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế.

▪ Sáu bộ đảm trách những công việc chính yếu của quốc gia.

▪ Đặt thêm Lục tự và Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.

▪ Hoàn thiện hệ thống cơ quan văn phòng và các cơ quan chuyên môn.

+ Ở cấp địa phương:

▪ Cả nước được chia làm 12 đạo (sau đổi thành: thừa tuyên), đến năm 1471 có thêm thừa tuyên Quảng Nam. Đứng đầu thừa tuyên là các Tuyên phủ sứ. Hệ thống cơ quan chuyên trách gồm: Thừa ty (dân sự), Đô ty (quân sự) và Hiến ty (tư pháp).

▪ Kinh thành Thăng Long thuộc một đơn vị hành chính đặc biệt gọi là phủ Trung Đô, về sau đổi gọi là phủ Phụng Thiên.

- Năm 1467, vua Lê Thánh Tông ra lệnh các thừa tuyên vẽ bản đồ gửi về bộ Hộ. Đến năm 1490 bộ bản đồ hoàn thành, được in với tên gọi: Hồng Đức bản đồ sách.

♦ Về quân sự

- Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội, chia làm hai loại quân:

+ Quân thường trực (cấm binh) bảo vệ kinh thành.

+ Quân các đạo (ngoại binh) đóng ở các địa phương.

- Ở các đạo, nhà vua cho đổi 5 vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành 5 phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội.

- Cho đặt quân lệnh để thường xuyên tập trận và đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội.

♦ Về kinh tế

- Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và quân điền. Với chế độ quân điền, người dân đều được cấp cho ruộng đất công để cày cấy.

- Thể lệ thuế khoá (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được nhà nước quy định theo hạng.

- Việc canh nông được khuyến khích.

- Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích.

♦ Về luật pháp

- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều. Nội dung bộ luật quy định những vấn đề về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng.

- Nhiều truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc đã được thể chế hoá thành các điều luật.

♦ Về văn hoá - giáo dục

- Nho giáo được vua Lê Thánh Tông đặt làm hệ tư tưởng chính thống.

- Giáo dục, khoa cử được chú trọng.

+ Nhà vua cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học; mở rộng hệ thống trường học công đến cấp phủ, huyện; định phép thi Hương, thi Hội quy củ.

+ Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa.

Bình luận (0)
Minh Khuê Ngô
Xem chi tiết
loan phan
5 tháng 1 2022 lúc 19:39

1 những cải cách của hồ quý ly là

- phát hành tiền giấy thay tiền xu

- khi có hạn hán lủ luận bắt người giàu mở kho lương chữa bệnh cho người dân

- bắt các nhà sư 50 tuổi phải hoàn tục ...

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 13:20

Tham khảo:

- Kết quả: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ có nhiều điểm tiến bộ, đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương. Tuy nhiên, những cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ vẫn còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.

- Ý nghĩa: Làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trấn, củng cố quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triều Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tinh hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.

Bình luận (0)