TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐÒN BẨY
Hình 19.6 vẽ các dụng cụ, các vật có cấu tạo và chức năng của đòn bẩy.
- Em hãy chỉ rõ loại đòn bẩy trong từng trường hợp.
- Sử dụng đòn bẩy như vậy đem lại lợi ích như thế nào?
Tham khảo!
Hình | Loại đòn bẩy | Tác dụng |
19.6 a | Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực | Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (câu được cá nhanh hơn). |
19.6 b | Đòn bẩy loại 1 | Cho lợi về lực (mở được nắp bia dễ dàng). |
19.6 c | Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực | Giúp di chuyển vật cần nâng nhanh chóng và dễ dàng hơn (gắp thức ăn dễ dàng). |
19.6 d | Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực | Nâng được vật nặng (làm vỡ được vật cứng khi cần một lực tác dụng lớn). |
19. 6 e | Đòn bẩy loại 1 | Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (làm thuyền di chuyển dễ dàng). |
19.6 g | Đòn bẩy loại 1 | Cho lợi về lực và thay đổi hướng tác dụng lực theo mong muốn (cắt đồ vật dễ dàng). |
Trong hình 15.5, những người Ai Cập cổ đại đang dùng dụng cụ được cấu tạo dựa trên nguyên tắc hoạt động của
A. mặt phẳng nghiêng
B. đòn bẩy
C. đòn bẩy phối hợp với ròng rọc
D. mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy
Chọn B
Trong hình 15.5, những người Ai Cập cổ đại đang dùng dụng cụ được cấu tạo dựa trên nguyên tắc hoạt động của đòn bẩy.
Đòn bẩy có cấu tạo như thế nào?
Đòn bẩy có cấu tạo gồm: điểm tựa O (đòn bẩy quay quanh điểm O), điểm O 1 (trọng lượng của vật cần nâng F1 tác dụng vào điểm O 1 ) và điểm O 2 (lực nâng vật F 2 tác dụng vào điểm O 2 ). Các điểm O, O 1 , O 2 được liên kết với nhau.
1. Nêu cấu tạo của đòn bẩy ? Ta đặt đòn bẩy như thế nào để có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật ?
Mong các bạn giúp mình ! Mình xin cảm ơn !
Vật lý 6!
Cấu tạo của đòn bẩy là:
- Điểm tựa ( O )
- Điểm đặt của lực F1 ( O1 )
- Điểm đặt của lực F2 ( O2 )
Ta đặt đòn bẩy như thế nào để có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật là:
- Làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
1. Cấu tạo của đòn bẩy :
- Điểm tựa O
- Trọng lực F1 tác dụng vào đòn bẩy tại điểm O1.
- Lực nâng F2 tác dụng vào đòn bẩy tại điểm O2.
Khi khoảng cách OO2 lớn hơn khoảng cách OO1 thì lực kéo F2 nhỏ hơn so với trọng lực F1
luyện tập tuyển sinh 10 áp suất(tt)
câu milk)bạn có thể chưa biết về mốc assimet,được cấu tạo như một đòn bẩy,có một thanh gỗ dài l2 để làm thăng bằng giữa hai đòn để làm đòn bẩy, móc cột nhọc bén được nối bằng sợi dây l3 ở gánh của đòn 1,và ròng rọc được nối vào gánh của đòn 2 được nối bằng ròng rọc sợi dây sích cứng chiều dài l1,muốn nâng được dễ dàng khúc gỗ đòn một sẽ lớn hơn khúc gỗ đòn 2,cách sử dụng khi cướp biển đến tấn công thì dướng mốc đòn 1 từ đó thì người ta phải kéo ròng rọc ở đòn 2 với một lực F,thì thuyển cướp biển nhấc lên cao và ngược xuống thậm chí chiềm tàu,em dựa vào vật lý đã học để xác địng lực mà mốc assimet tác dụng lên thuyền trình bày công thức?
Nêu cấu tạo của đòn bẩy muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật cần điều kiện gì
Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật.
nhớ và kết bạn nha
Tay chân của con người hoạt động như các đòn bẩy. Các xương tay, xương chân là đòn bẩy, các khớp xương là điểm tựa, còn các cơ bắp tạo nên lực.
Để nâng một vật nặng 20N, cơ bắp phải tác dụng một lực tới 160N. Tuy nhiên cơ bắp chỉ cần co lại 1 cm cũng đã nâng vật lên một đoạn 8cm rồi. Người ta nói rằng, tuy không được lợi về lực nhưng dùng đòn bẩy này lại được lợi về đường đi ( H 15.4)
Hãy suy nghĩ về cách cử động của chân, tay… và tìm hiểu xem có những đòn bẩy nào trong cơ thể em
Các xương ngón tay, ngón chân, bàn tay (hoặc bàn chân), cánh tay (hoặc đùi) … có thể còn rất nhiều đòn bẩy trong cơ thể em
- Các khớp ngón tay, ngòn chân, khớp bàn tay, bàn chân ; khớp khuỷu tay, khuỷu chân, khớp vai, khớp háng…là điểm tựa
- Các vật nào đó tì vào ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…là lực tác dụng của vật lên đòn bẩy
- Các cơ bắp làm cho ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…chuyển động tạo nên lực tác dụng của người
Dựa trên cấu tạo của cơ thể và tác dụng của đòn bẩy em hãy đưa ra tư thế ngồi để tránh mỏi cổ.
Tham khảo!
Tư thế ngồi tránh mỏi cổ:
- Cổ: giữ cổ ở vị trí thẳng trục với cột sống.
- Vai: thả lỏng, đặt cẳng tay ở mặt phẳng ngang vuông góc với khuỷu tay, cổ tay thẳng trục với cẳng tay.
- Lưng: giữ thẳng, nên chọn một chiếc ghế tựa, có thể điều chỉnh chiều cao, độ nghiêng phù hợp nhằm giảm thiểu các áp lực lên cột sống.
- Chân: bàn chân nên đặt bằng phẳng trên sàn. Trong trường hợp ghế quá cao, bạn nên dùng một chiếc ghế thấp hoặc 1 hộp vuông để kê chân để chân ở vị trí thoải mái nhất. Tránh ngồi bắt chéo chân vì tư thế này sẽ gây áp lực lên vùng dưới đầu gối, dễ gây tê liệt dây thần kinh.
- Điều chỉnh khoảng cách giữa ghế và màn hình cũng như độ cao màn hình cho phù hợp, tránh tư thế cong lưng hoặc ngửa cổ để nhìn màn hình.
- Sau 1 đến 2 tiếng làm việc, bạn nên đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn.
tay , chân của con người hoạt độngnhư các đòn bẩy . Các xương tay , xương chân chính là đòn bẩy , các khớp xương là điểm tựa , còn các cơ bắp tạo nên lực .
để nâng một vật nặng hơn 20N , cơ bắp phải tác dụng một lực tới 160N . Tuy nhiên cơ bắp chỉ cần co lại 1cm cũng đã nâng một vật lên đoạn 8cm rồi . Người ta nói rằng , tuy không được lợi nhưng dùng đòn bẩy này lại được lợi về đường đi .
Hãy suy nghĩ về caachs cử động của chân , tay , ... và tìm hiểu xem có những đòn bẩy nào trong cơ thể em ???
Các đòn bẩy trong cơ thể em là:các xương ngón tay,xương ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi,....