Ai giúp mình với,mình cần gấp
đề bài : thuyết minh về 1 thể loại văn học
viết BÀI VĂN thuyết minh về thể thơ THẤT NGÔN BÁT CÚ
( Mong ai đó giúp ! Mình cảm ơn trước nha ! )
Tham khảo:
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T T B B T T B
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
T B B T T B B
Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nên tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Về đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.
Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.
Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.
Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khái quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:
"Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."
"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bằng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phối thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui định rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.
Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ không đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài "Qua đèo Ngang" của BHTQ:
"Lom khom dưới, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà."
Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.
Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.
Mọi người giúp mình tí ^-^
Viết đề văn thuyết minh về trung thu ở Tuyên Quang, ai biết giúp mình với mai mình cần rồi
Tết Trung Thu (Hán Nôm: 中秋節) theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích.
Tết Trung Thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa. Sau này người Trung Hoa tiếp nhận từ văn hóa Việt và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của dân tộc Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
* Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
* Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Làm đồ chơi Trung Thu
Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng... cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh... Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước
Múa lân
Múa lân trong Tết Trung Thu
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15.
Bày cỗ
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Bày cỗ
Các em nhỏ ở Hà Nội đangbày cỗ trông trăng
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn nguồn] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Hát trống quân
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.
Giúp mình với, mình thi thuyết trình văn học nên cần mọi mọi người giúp đỡ
Đề: Cảm nhận về bài cổng trường mở ra ( tự làm và ngắn gọn )
Viết một bài thuyết trình ngắn về văn bản Buổi học cuối cùng.
Về thể loại, nội dung, nghệ thuật đặc sắc
Giúp mình với nhé
a/ Tác giả
- An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897)
- Nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
- Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước.
- Là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: "Một thời niên thiếu", "Những cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Tactaranh ở Taraxcông"...
b/ Tác phẩm
- Bối cảnh
+ Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, phải cắt vùng Andát và Loren (2 vùng tiếp giáp với Phổ) cho Phổ (Đức)
+ Các trường ở đây bị buộc phải học tiếng Đức.
- Nhan đề
+ Tác phẩm phần nào hé lộ cho độc giả biết nội dung chính của tác phẩm.
+ Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp
→ Chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những tâm sự của người dân vốn là xứ sở của loại rượu vang nổi tiếng này.
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt
- Tự sự
- Kể kết hợp với miêu tả.
Nội dung: Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
Tóm tắt
Như thường lệ, buổi sáng hôm ấy cậu bé Phrăng đến lớp học, trên đường đi cậu thấy có rất nhiều sự khác lạ so với mọi hôm, cả khi vào trường cũng vậy, sân trường bỗng dưng yên ắng như một ngày chủ nhật.
Bước vào lớp cậu càng ngạc nhiên hơn vì thấy mọi người im phăng phắc, thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng, trong lớp lại còn có cả các cụ già cùng đến học. Qua lời nói xúc động của thầy giáo, cậu mới hiểu rằng hôm nay là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Phrăng vô cùng ân hận vì sự ham chơi trước đây của mình, xấu hổ vì mình đã không đọc được bài như mong muốn. Thầy Ha-men nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp về sự quý giá của tiếng nói dân tộc, ai nấy đều xúc động thiêng liêng... Cuối buổi học thầy giáo Ha-men viêt lên bảng dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.
Các bạn độc giả có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt bài Buổi học cuối cùng
Bố cục: Chia làm 3 phần
+ Phần 1. Từ đầu ..."vắng mặt con": Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng.
+ Phần 2. Tiếp theo..."cuối cùng này": Diễn biến buổi học cuối cùng.
+ Phần 3. Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
2) Đọc - hiểu văn bản Buổi học cuối cùnga/ Nhân vật Phrăng
* Quang cảnh hôm diễn ra buổi học cuối cùng
- Trên đường đến trường: nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.→ Khác lạ
- Ở trường
+ Mọi sự bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
+ Lớp học trang trọng, thầy Ha-men dịu dàng, mặc đẹp hơn mọi ngày, mọi người trong làng đều đi học với vẻ buồn rầu. → Yên tĩnh, trang nghiêm, khác thường.
⇒ Phrăng ngạc nhiên, dường như báo hiệu một cái gì nghiêm trọng, khác thường.
* Diễn biến tâm trạng của Phrăng
- Thái độ đối với việc học tiếng Pháp
- Định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.
- Cưỡng lại được, vội vã đến trường
- Phrăng choáng váng, sững sờ, hiểu ra nguyên nhân của sự khác lạ, tiếc nuối ân hận vì sự lười nhác học tập, ham chơi của mình.
- Xấu hổ và tự giận mình không chịu học các qui tắc phân từ.
- Chăm chú nghe giảng, kinh ngạc thấy mình hiểu bài đến thế.
→ Từ lơ là đến thiết tha, lo lắng cho việc học.
* Thái độ với thầy Ha-men
- Lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi thấy thầy cầm thước.
- Nhận ra giọng nói của thầy thật dịu dàng.
- Thấy tội nghiệp cho thầy
- Hiểu được lời khuyên của thầy
- Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế.
→ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc
⇒ Từ sợ hãi, thân thiết, quý trọng thầy.
⇒ Phrăng là cậu bé hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, yêu tiếng nói dân tộc, quý trọng và biết ơn thầy.
b/ Thầy giáo Ha-men
* Trang phục
- Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục
- Đội mũ bằng lụa đen thêu
→ Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng.
* Thái độ đối với học sinh
- Rất mực ân cần, dịu dàng tha thiết, không quở trách như mọi ngày khi Phrăng đến muộn
- Nhiệt tình truyền giảng bài học bằng cả tâm huyết của mình
→ Thầy muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay toàn bộ tri thức vào học sinh trước khi ra đi.
* Những lời nói về việc học tiếng Pháp
- Tâm niệm của Thầy: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá ở chốn lao tù”
→ Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hoá, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.
* Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc
- Người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói nên câu
- Thầy dường như kiệt sức
→ Bao nhiêu tinh lực, tâm huyết thầy đã dồn hết cho buổi học cuối cùng.
- Khuyên mọi người hãy yêu quý, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc
→ Ca ngợi sự giàu đẹp của dân tộc.
- Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
- Đứng im, đầu dựa vào tường
→ Thể hiện sự đau đớn dữ dội về tinh thần.
⇒ Thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước cháy bừng trong tim mọi người
* Tổng kết
Nghệ thuật
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện hợp lí: Người kể (ở ngôi thứ nhất) là một cậu bé.
- Cách kể chân thực vì cậu là người trong cuộc - chứng kiến một cách đầy đủ buổi học cuối cùng.
- Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (cả ngoại hình lẫn nội tâm) đều chính xác, tinh tế.
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.
- Giọng kể tự nhiên, linh hoạt, ngôn ngữ vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm cao.
Nội dung: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.
3) Bài tập minh họa bài Buổi học cuối cùngĐề bài 1: Phân tích bài "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê
1/ Mở bài
- Đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở 1 lớp tiểu học thuộc vùng An-Dát và Lo-ren (giáp với biên giới nước Phổ-tức nước Đức).
- Từ ngày mai, các trường sẽ phải dạy bằng tiếng Đức, ngôn ngữ của quân xâm lược.
- Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.
2/ Thân bài
* Hai nhân vật chính của truyện
a/ Chú bé Phrăng
- Vì không thuộc bài nên lúc đầu chú định trốn học, sau đó lại đến trường.
- Chú ngạc nhiên vì không khí yên ắng khác thường của lớp học.
- Choáng váng khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
- Tự giận mình vì thói ham chơi, lười học...
- Thấm thía lời dạy của thầy, chăm chú nghe thầy giảng bài.
- Cảm động trước hình ảnh lớn lao, cao đẹp của thầy Ha-men.
b/ Thầy Ha-men
- Thái độ của thầy dịu dàng khác hẳn ngày thường .
- Thầy lên lớp với bộ y phục đặc biệt chỉ dành cho những dịp long trọng.
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp và tôn vinh Tổ quốc của mình.
- Tâm trạng thầy hết sức xúc động: thể hiện qua giọng nói thiết tha, nghẹn ngào và hành động bất ngờ.
3/ Kết bài:
- "Buổi học cuối cùng" là một tác phẩm hay, phản ánh niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước thiết tha của người dân nước Pháp.
- Hình ảnh chú bé Phrang và thầy giáo Ha-men được tác giả miêu tả rất thành công, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.
E tham khảo để viết nha
Mở bài cho đề thuyết minh về văn bản Ngắm Trăng của HCM. Ai làm giúp mình mà kh chép mạng mình cho 5 tick vì đang cần gấp <3
Giúp mik với mik đang cần gấp
Đề bài:viết bài văn kể về chuyến đi trải nghiệm khiến bản thân thay đổi
Gợi ý cho bạn về chuyến đi trải nghiệm khiến bản thân thay đổi:
1. Mở bài
- Giới thiệu về trải nghiệm ấy mà em định kể: đó là chuyến đi đến các bản làng 8 Không
2. Thân bài
- Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện, nhân vật có liên quan: Mùa đông năm 2022, em theo đoàn thiện nguyện của tỉnh đi thăm các bản làng tại vùng núi hẻo lánh còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống để giúp đỡ họ
- Kể lại các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí (thời gian, không gian, nguyên nhân - kết quả, mức độ quan trọng của sự việc…)
+ Để lên được bản làng phải đi qua những con đường gập ghềnh nguy hiểm. Chắc chắn đường đi học của các em cũng không mấy an toàn khi hàng ngay phải đi qua con đường này rồi chèo đèo lội suối.
+ Đến bản làng là mùa đông mà các em chỉ mặc một lớp áo đã cũ ngồi co ro trong góc nhà.
+ Khi được cho đồ ăn bé nào cũng cười rất hạnh phúc và nói lời cảm ơn
+ Dân bản đón tiếp đoàn tình nguyện rất nồng nhiệt
- Thái độ, suy nghĩ sau khi trải nghiệm đó:
+ Em cảm thấy mình may mắn hơn nhiều người khi có đủ cơm ngon, áo mặc mỗi ngày
+ Thấy thương cảm cho cuộc sống con người nơi đây nghèo khó, vất vả không biết bao giờ họ có thể thay đổi được cuộc sống của mình
- Bài học rút ra sau trải nghiệm đó: em sẽ tham gia nhiều chuyến đi thiện nguyện hơn nữa để giúp đỡ những bản làng nghèo vùng cao
3. Kết bài
Cảm xúc của người viết và tầm quan trọng của trải nghiệm với bản thân.
Chuyến đi trải nghiệm khiến bản thân thay đổi Một chuyến đi trải nghiệm có thể là một cơ hội tuyệt vời để khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ. Đó là một cách để tôi thoát khỏi cuộc sống hàng ngày, khám phá những vùng đất mới và gặp gỡ những người mới. Một chuyến đi như vậy đã thay đổi cuộc sống của tôi một cách toàn diện. Chuyến đi của tôi bắt đầu từ việc quyết định khám phá một quốc gia xa lạ - Nhật Bản. Tôi đã luôn mơ ước được đặt chân đến đất nước này với văn hóa độc đáo và phong cảnh tuyệt đẹp. Tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi này, học tiếng Nhật và tìm hiểu về văn hóa địa phương. Khi tôi đặt chân đến Nhật Bản, tôi đã bị choáng ngợp bởi sự đa dạng và sự phát triển của đất nước này. Từ thành phố sầm uất Tokyo đến những ngôi làng truyền thống ở Kyoto, tôi đã được chứng kiến những điều kỳ diệu mà tôi chỉ thấy trên sách vở và phim ảnh. Tôi đã tham gia vào các hoạt động truyền thống như mặc kimono, tham gia lễ hội và thưởng thức ẩm thực đặc sản. Nhưng điều thú vị nhất trong chuyến đi này không chỉ là những địa điểm du lịch mà còn là những người tôi gặp gỡ. Tôi đã có cơ hội giao lưu với người dân địa phương và học hỏi về cuộc sống của họ. Tôi đã được chứng kiến sự cống hiến và sự tử tế của người Nhật, điều này đã thay đổi cách nhìn của tôi về thế giới. Tôi nhận ra rằng sự tôn trọng và lòng biết ơn là những giá trị quan trọng mà tôi cần đem lại trong cuộc sống hàng ngày của mình. Chuyến đi này cũng đã thúc đẩy tôi vượt qua sự thoải mái và khám phá những khả năng mới của bản thân. Tôi đã thử những hoạt động mạo hiểm như leo núi và lặn biển, điều mà trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Những trải nghiệm này đã giúp tôi vượt qua sự sợ hãi và tin tưởng vào khả năng của mình. Sau chuyến đi này, tôi đã thấy mình thay đổi một cách rõ rệt. Tôi trở nên tự tin hơn và có tinh thần mở rộng hơn. Tôi đã học được rất nhiều từ những trải nghiệm và gặp gỡ mới. Tôi đã học cách trân trọng những giá trị đơn giản trong cuộc sống và không ngại khám phá những điều mới mẻ. Chuyến đi trải nghiệm đã thay đổi cuộc sống của tôi một cách tích cực. Nó đã mở ra một thế giới mới và truyền cảm hứng cho tôi để khám phá và trải nghiệm những điều mới trong cuộc sống. Tôi tin rằng mỗi chuyến đi trải nghiệm sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho bản thân và giúp chúng ta trưởng thành hơn.
Mọi người ơi, cho mình hỏi một chút văn thuyết minh người ta chấm theo í à
Và Thuyết minh gồm các thể loại nào, như là thuyết minh về một tác phẩm văn học...hay đồ vật
Viết 1 bài văn thuyết minh về nhà lao pleiku(ko copi trên mạng giúp mình với)
lập dàn ý chi tiết cho bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện hội thi cắm hoa ở trường . ( làm được luôn nếu có thể )
giúp mình với cần gấp !!!!!!!!! 1 tickkkkk nhaaaaaaa !!!!!!!!!
tham khảo :
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"
Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.
Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.
Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.
Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.
Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.
Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.