Những câu hỏi liên quan
Đinh Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Phương Huỳnh Nguyễn Lê
19 tháng 12 2016 lúc 19:52

Nếu em là nhà phân phối hàng xuất nhập khẩu em sẽ :

- Xuất khẩu : lúa gạo . Vì Châu Phi thường bị nạn đói đe dọa

- Nhập khẩu : khoáng sản . Vì Việt Nam thiếu nhiều loại khoáng sản mà Châu Phi thừa

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bình luận (0)
Vy Truong
23 tháng 12 2016 lúc 17:36

Em sẽ chọn xuất khẩu sẽ là gạo, lúa mì vì thứ nhất châu phi là một nước có nhiệt độ cao không thích hợp để trồng các loại cây này. Thứ hai là châu phi là nước thường xuyên bị nạn đói đe doạ. Nếu như vậy em sẽ thu lại một số vốn và en sẽ dùng số vốn đó để mua lại mặt hàng ở châu phi như xăng dầu vì đó là những thứu mà việt nam chúng ta còn thiếu và ở châu phi thì dư và thừa nhưng do châu phi chưa đủ tân tiến để mua máy móc về xuất khẩu và chế các mặt hàng đó ra để bán như các nước khác nên phải bán những khoán sản chưa chế biến

Nhiêu đó thoi nhoa bợn hiền

Bình luận (0)
Đào Hoàng Minh
Xem chi tiết
Giang シ)
13 tháng 3 2022 lúc 18:53

Tham Khảo :

Nếu em là nhà phân phối hàng xuất nhập khẩu, em sẽ chọn xuất khẩu sẽ là gạo, lúa mì vì thứ nhất châu phi là một nước nghèo, thường xuyên bị nạn đói đe doạ trong khi nước ta vốn là nước nông nghiệp lúa gạo. Nếu như vậy em sẽ thu lại một số vốn và en sẽ dùng số vốn đó để mua lại mặt hàng ở châu phi như xăng dầu vì đó là những thứ mà Việt Nam chúng ta còn thiếu và ở Châu Phi thì dư và thừa nhưng do châu phi chưa đủ tân tiến để mua máy móc về xuất khẩu và chế các mặt hàng đó ra để bán như các nước khác nên phải bán những khoán sản chưa chế biến

Bình luận (1)
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Nguyễn Mimi
8 tháng 12 2017 lúc 21:55

gạo sang châu phi

còn châu phi thì mình chưa bít

Bình luận (0)
Phùng Tuệ Minh
5 tháng 11 2018 lúc 19:17

Theo em, em sẽ suất khẩu gạo sang Châu Phi vì Châu Phi cần nhập khẩu gạo do đất đai không màu mỡ, chỉ trồng được những cây công nghiệp nhiệt đới. Em sẽ nhập khẩu từ chấu Phi những cây công nghiệp nhiệt đới: cà phê,... Vì ở bên đó, người ta trồng nhiều các loại cây này.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 11 2017 lúc 9:09

Chọn: D.

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ biểu hiện cấu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Thái Lan và Việt Nam năm 2015 là biểu đồ tròn; cụ thể mỗi nước 1 biểu đồ tròn.

 

Bình luận (0)
lương thị thanh tình
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
1 tháng 1 2017 lúc 13:54

1.Hãy nêu vị trí địa lí của châu Phi.

- Châu Phi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam , tương đối cân xứng ở hai bên xích đạo

2. hãy viết những hiểu biết của em về tình hình đô thị hóa về thành phố Quảng Ngãi.

Ở các thành phố lớn, lâu đời, nông thôn bị đẩy ra ven đô, còn ở các đô thị mới phát triển, nhiều nơi nông thôn còn nằm ngay trong nội đô. Đô thị phát triển mở rộng, xu thế dân cư bám hai bên đường. Sau lưng các dãy phố vẫn là vùng nông thôn cả về bản sắc và tập quán sinh hoạt của người dân.

Nhớ ngày mới chia tỉnh, đoạn giữa đường Quang Trung, nơi phố xá sầm uất nhất, thì phía sau dãy phố vẫn là ruộng, vườn, với những ngôi nhà tranh và bãi rác. Đến nay những vùng nông thôn ấy (Sau đây tạm gọi là “vùng lõm nông thôn”) không còn nữa, mà đã trở thành phố xá, vì dân cư ngày càng phát triển, những vùng ấy trở nên đắc địa. Vậy là phải sau 20 năm, “vùng lõm nông thôn” ấy mới trở thành đô thị. Đấy là “vùng lõm”giữa nội đô, nếu là các vùng ven đô thì chắc chắn còn lâu hơn nữa. Thực trạng hiện nay, “vùng lõm nông thôn” trong nội đô thành phố Quảng Ngãi đều có tại 8/9 phường nội thị tạo nên những hệ lụy trước mắt do tác động của “đô thị hóa mặt tiền” song về thời gian lại kéo dài, đó là:

- Hệ thống giao thông chắp vá, tạm bợ, vừa không đáp ứng đi lại, vừa xuống cấp nghiêm trọng về chất lượng.

- Hệ thống cấp thoát nước không hoàn chỉnh, đồng bộ dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, người dân phải sử dụng nước ngầm bằng cách đóng giếng rất bất lợi; úng ngập cục bộ kéo dài trong mùa mưa lũ do phát sinh sau khi “đô thị hóa mặt tiền”.

- Hệ thống cấp điện tuy có cải tạo hoàn thiện nhưng vẫn còn mang tính tạm thời, nhiều nơi thiếu an toàn.

- Chất thải sinh hoạt không được kiểm soát, thu gom triệt để, thậm chí có nơi còn là bãi chứa tự phát của một số người dân thiếu ý thức bảo vệ môi trường.

Từ những hệ lụy trên đã gián tiếp và trực tiếp tác động xấu đến đời sống một bộ phận người dân đô thị ở “vùng lõm nông thôn” hiện nay, tạo sự bất bình đẳng trong cộng đồng cư dân đô thị Quảng Ngãi giữa 2 vùng “đô thị mặt tiền” và “đô thị vùng lõm nông thôn” chỉ cách nhau vài bước chân kéo dài nhiều năm trong lòng đô thị loại II của tỉnh Quảng Ngãi, đây là điều khó chấp nhận với đô thị hiện đại ngày nay.

Để khắc phục tình trạng “vùng lõm nông thôn” trên, theo suy nghĩ của chúng tôi, cần thực hiện các giải pháp sau:

1. Về quy hoạch: cần có bản quy hoạch tổng thể và chi tiết chất lượng cao, tương đối ổn định lâu dài. Các đề án quy hoạch ấy phải xác định rõ vùng nào cần phát triển thành đô thị ngoài nội đô hiện tại. theo chúng tôi, có thể phát triển các thị trấn vệ tinh như Ba La, Quán Láng. Phú Thọ, Mỹ Khê, Tịnh Kỳ (khu vực giáp cảng Sa kỳ), Châu Sa. Các xã ngoại đô và các xã mới sát nhập vào thành phố cần phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới.

Như vậy, chúng ta sẽ có phố xá hiện đại và làng quê mới, tạo ra sự cân bằng sinh thái.

2. Thành phố Quảng Ngãi không nên mở rộng quá nhanh, mà cần có quy hoạch chi tiết các vùng dân cư hiện đại. Ở các “vùng lõm nông thôn”, nhanh chóng thực hiện các dự án khu dân cư, đây là biện pháp tích cực nhất để dần xóa bỏ tình trạng “vùng lõm”.

Các “vùng lõm” được lập dự án, không nên di dân đi nơi khác, mà để họ tái định cư trong khu ấy hoặc những khu dân cư khác gần kề đã xây dựng xong. Có như vậy người dân mới thấy mình có quyền lợi chính đáng khi giao đất cho nhà nước và tái định cư.

3. Về xây dựng nhà ở trong các Khu Đô thị mới, nên để người dân tự xây dựng. Chính quyền cần quản lý chặt quy hoạch và kiến trúc.

Ở các “Tỉnh lẻ” như tỉnh ta, không nên xây dựng chung cư vì “đất rộng người thưa”, bản thân người dân lại muốn có nhà riêng.

Qua những giải pháp nêu trên, chúng tôi hy vọng rằng Thành phố ta sẽ sớm có đô thị ra đô thị, nông thôn ra nông thôn, nhanh chóng xóa đi tình trạng “xôi đậu” nông thôn trong lòng đô thị. Đó cũng là biện pháp tích cực để nâng cao dân trí đời sống văn minh đô thị cho cả cộng đồng cư dân đô thị Thành phố Quảng Ngãi thời gian đến.

3. Nếu em là nhà phân phối xuất nhập khẩu, em sẽ chọn sản phẩm nào của Việt Nam để xuất khẩu sang châu Phi và nhập khẩu mặt hàng gì từ châu Phi về Việt Nam? Cho biết lí do.

- Nếu em là nhà phân phối xuất nhập khẩu, em sẽ chọn quần áo , lương thực của Việt Nam để xuất khẩu sang châu Phi và nhập khẩu mặt hàng khoáng sản như vàng , kim cương ,... từ châu Phi về Việt Nam .

- Bởi vì ở Châu Phi thiếu lương thực và có ít quần áo để mặc mà ở Việt Nam không thiếu những thứ đó . Còn em sẽ nhập khẩu khoáng sản về Việt Nam vì ở Châu Phi có rất nhiều khoáng sản mà ở Việt Nam lại rất ít.

P/s : có j sai sót thì góp ý cko mk nhé vui

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
1 tháng 1 2017 lúc 14:48

1.Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích hơn 30 triệu km2. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. vì vậy châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
Bao bọc quanh châu Phi là các đại dương và biển : Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ. Phía đông bắc, châu Phi nối liền VỚI châu Á bởi eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê cắt qua eo đất này, thông Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo ; lớn hơn cả là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 8 2019 lúc 4:07

Đáp án: D.

 Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ biểu hiện cấu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Ma-lai-xia, Xingapo và Việt Nam năm 2015 là biểu đồ tròn; cụ thể mỗi nước 1 biểu đồ tròn.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Hà
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
30 tháng 12 2021 lúc 9:57

tk:

- Các mặt hàng chủ yếu ở châu Phi là: + Xuất khẩu: sản phẩm cây công nghiệp, khoáng sản chưa chế biến. + Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.  
Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 6 2018 lúc 7:24

Đáp án D

Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu

-  Xuất khẩu > nhập khẩu => cán cân XNK dương => xuất siêu

- Xuất khẩu < nhập khẩu => cán cân XNK âm => nhập siêu

Bảng số liệu cho thấy: Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Phi-lip-pin đều tăng liên tục nhưng xuất khẩu luôn nhỏ hơn nhập khẩu qua các năm. Như vậy Phi-lip-pin luôn ở tình trạng nhập siêu.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 8 2017 lúc 5:37

Đáp án A

Căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu câu hỏi, tính cán cân xuất nhập khẩu qua các năm:

Năm 2010: -3,6 tỷ đô la Mỹ

Năm 2012: -8,1 tỷ đô la Mỹ

Năm 2014: -10,1 tỷ đô la Mỹ

Năm 2015: -19,5 tỷ đô la Mỹ (lớn nhất)

Vậy, Các năm đều có giá trị nhập siêu.

Giá trị nhập siêu năm 2010 nhỏ hơn năm 2012.

Giá trị nhập siêu năm 2015 lớn hơn năm 2014

Bình luận (0)