Những câu hỏi liên quan
Trần Mỹ Trân
Xem chi tiết
nguyễn thị thu hương
20 tháng 12 2018 lúc 19:14

từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.cấu tạo của từ là tiếng.

DT thường làm CN,ĐT thường làm VN,số từ,lượng từ,chỉ từ bổ sung cho DT,ĐT

từ nhiều nghĩa là từ có 2 nghĩa trở lên

nghĩa gốc=nghĩa đen,nghĩa chuyển=nghĩa bóng

Bình luận (0)
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Thanh Thảo
25 tháng 12 2016 lúc 10:24

Danh từ chung:tên gọi của một loại sự vật.

Cách viết:viết hoa chữ cái đầu nếu đứng đầu câu.

Danh từ riêng:tên riêng của từng người,từng vật,từng địa phương,...

Khi viết danh từ riêng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.

Bình luận (0)
Thanh Thảo
25 tháng 12 2016 lúc 10:28

-đối với tên người,tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt:viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

-đối với tên người,tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm hán việt):viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó;nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối.

Bình luận (0)
Sakura kinomoto
Xem chi tiết
Thời Sênh
20 tháng 12 2018 lúc 18:50

Từ nhiều nghĩa là gì?

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa

- Ban đầu, từ thường chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế sử dụng, để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội, nhằm gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, ngoài cách tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.

Chuyển nghĩa (của từ) là gì?

- Trong từ nhiều nghĩa, bao giờ cũng có nghĩa gốc (như nhà ở trường hợp 1; còn gọi là nghĩa đen) và nghĩa chuyển (còn gọi là nghĩa bóng). Hiện tượng thay đổi nghĩa từ nghĩa gốc ban đầu của từ gọi là chuyển nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển nghĩa.

- Thông thường, trong câu từ chỉ có một nghĩa (tức là chỉ có một trong số các nghĩa của từ được hiểu). Nhưng cũng có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.



Bình luận (0)
Cà Tím nhỏ
Xem chi tiết
Ánh Tuyết
16 tháng 12 2016 lúc 16:36

Hiện tượng chuyển nghĩa:

-Trong từ nhiều nghĩa bao giờ cuzng có nghĩa gốc(như nhà ở trg hợp mk vừa nêu ra,nó còn gọi là nghĩa đen) và nghĩa chuyển(còn đk gọi là nghĩa gốc).Hiện tượng thay đổi nghĩa từ nghĩa gốc ban đầu của từ gọi là chuyển nghĩa.Từ nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển nghĩa.

-Trong câu thường từ chỉ có 1 nghĩa(tức là chỉ có 1 trong số các nghĩa của từ đk hiểu).Nhưng cuzng có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa,cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển,nhất là trong văn học văn bản nghệ thuật.

Bình luận (0)
Ánh Tuyết
16 tháng 12 2016 lúc 16:32

-Từ nhiều nghĩa là từ có thể có 1 hay nhiều nghĩa

*Chú ý:Từ nhiều nghĩa và từ đồng âm khá giống nhau nên cần phân biệt:

-Từ nhà:

Ngôi nhà đã được xây xong(công trình xây dựng dùng để ở,làm việc)

Dọn nhà đi nơi khác(chuyển đến nơi khác)

==>Trong đó các trường hợp nghĩa đều có mối liên hệ với nhau ở các trường hợp -Từ đồng âm: Gioosng nhau về cách phát âm nhưng nghĩa của chúng thì ko có mối liên hệ nào

+Từ đồng

ruộng đồng

đồng(kim loại)

đồng(đơn vị tiền của VN)

đồng lòng

Bình luận (0)
Ánh Tuyết
16 tháng 12 2016 lúc 16:39

Nghĩa gốc:Là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trc,trên cơ sở đó mà ng ta xây dựng lên nghĩa khác.

Nghĩa chuyển là nghĩa đc hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc

Bình luận (0)
Lê Thu Thảo
Xem chi tiết
Đặng Xuân Đạt
12 tháng 12 2017 lúc 20:54

trong SGK có mà

Bình luận (0)
Vân Sarah
14 tháng 7 2018 lúc 17:22

Có Trong SGK lớp 4,5,6

Bình luận (0)
Trần Duy Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Nhã
8 tháng 12 2016 lúc 21:30

Động từ

Bài chi tiết: động từ

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Ví dụ: ăn, đi, ngủ, bơi,...

Động từ tình thái

Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: đành, bị, được, dám, toan, định,có,...

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái

Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

Ví dụ: ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát

Danh từ

Bài chi tiết: danh từ

Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: con trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: giáo viên, cây bút, cuộc biểu tình,...

Danh từ chung

Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.

Ví dụ: thành phố, học sinh, cá,tôm,mực,thôn,xóm, làng,xe,thầy cô,...

Danh từ riêng

Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

Ví dụ: Hà Nội, Phong, Lan,Đà Nẵng,...

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây,...

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng:

là thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối

Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng...

Tính từ

Bài chi tiết: tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, giỏi,...

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh nhạt,...

Tính từ chỉ đặc điểm tương đối

Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: tốt, xấu, ác,...

Bình luận (0)
Đặng thị Hiền
14 tháng 5 2017 lúc 22:16

KO

 

Bình luận (0)
Đặng thị Hiền
14 tháng 5 2017 lúc 22:22

32

Bình luận (0)
Phan Thị Lê Na
Xem chi tiết
Phan Thị Lê Na
8 tháng 11 2017 lúc 21:43

- Đặc điểm của danh từ là:+ Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, …+ Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy,đó, … ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.+ Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, cầncó từ là đứng trước. - Danh từ chung là tên của một loại sự vậy. Danh từ riêng là tên riêng của tùngngười, tùng vật, từng địa phương. - Cách viết danh từ riêng:+ Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam; tên người, tên địa lí nước ngoàiphiên âm qua âm Hán Việt thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tênriêng đó.+ Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không quaâm Hán Việt) viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó;nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa cá tiếng cần có gạch nối.+ Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hieu, huânchương, … thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từnày đều được viết hoa

Bình luận (0)
Nguyễn Tùng Chi
17 tháng 11 2017 lúc 16:56

cha ôi tự đăng câu hỏi tự trả lời tề coi ông thức tề cha  ôi

Bình luận (0)
0o0_Mèo Xênh Gái_0o0
Xem chi tiết
Tiểu Băng Băng
12 tháng 12 2018 lúc 22:00

1. Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ khác phụ thuộc nó tạo thành.

    Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

2. - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

      Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,...ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

      Chức vụ điển hình trong câu của danht ừ là làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ  đứng trước.

    - Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

      Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là :

    + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( còn gọi là loại từ ) ;

    + Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là :

    - Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác ;

    - Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng.

3. - Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

    - Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Cụ thể :

    + Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt : viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.

    + Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp ( không qua âm Hán Việt ) : viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó ; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.

    - Tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương,... thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa.

4. Truyện Đeo nhạc cho mèo miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột ( thông qua cuộc họp của hội đồng chuột vfa tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách của nhân vật). Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn nguy hiểm cho những người dưới quyền.

   Thành ngữ : "Đeo nhạc cho mèo" ( :Đeo chuông cho mèo","Treo chuông cổ mèo").

5. Trong chương trình Ngữ văn 6. có hai truyện : Con hổ có nghĩa, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng được gọi chung là truyện trung đại Việt Nam. Bởi lẽ, trong lịch sử văn học Việt Nam, thời trung đại ( thường được tính từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX), thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. Ở đây vừa có loại truyện hư cấu ( tưởng tượng nghệ thuật ) vừa có loại truyện gần với kí ( ghi chép sự việc ), với sử ( ghi chép chuyện thật ). Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Riêng truyện Mẹ hiền dạy con ( trích Liệt nữ truyện ) của Trung Quốc ra đời sớm hơn nhưng cũng tạm xếp vào cụm bài gọi là truyện trung đại, vì cách viết giống nhau.

6.Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng đê kể chuyện.

   Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

   Khi tự xưng là "tôi" kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩa của mình.

  Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.

  Người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.

#Hộtt

Bình luận (0)
༄༂ßσssツミ★Lâm Lí Lắc★ (...
12 tháng 12 2018 lúc 21:25

sách giáo khoa có nha bạn trang......................................

Hk tốt,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

Bình luận (0)
PTS
12 tháng 12 2018 lúc 21:27

tôi cũng cần câu này

Bình luận (0)
Shiroyama Yuriko
Xem chi tiết
nguyenquynhanh
20 tháng 11 2016 lúc 9:34

từ là đc tạo bởi các tiếng và có nghĩa

2 kiểu đó là từ đơn và từ phức

phức tạo bởi từ ghép và từ láy

từ đơn :ăn, học,vui,....

từ phức :nhiều lắm

lỗi lặp từ

...

Bình luận (0)
Hợp Trần
20 tháng 11 2016 lúc 19:59

Mình biết nhưng mình lười viết quá nên bạn tự làm nha! Mà đằng nào thì chả phải chép lại vào vở. ^.^

Bình luận (0)