Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thành Nhân
Xem chi tiết
Trần Khánh Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Ngọc Anh
14 tháng 11 2021 lúc 22:32

Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa, em yêu quý và chắm óc cho nó mỗi ngày. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống nước trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui. Càng ngắm em càng yêu thương chúng hơn.
gạch chân : so sánh
in đậm : nhân hóa

in đậm chữ nghiên: là từ đồng nghĩa.

Nguyễn Chí Quân
23 tháng 3 lúc 13:51

Ngôi trường của tôi là một nơi rộn ràng với sự sống và sự sôi động. Khi bước vào cánh cổng, bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự năng động của không khí xung quanh. Các tòa nhà được bao quanh bởi những hàng cây xanh mát, tạo ra một không gian yên bình và dễ chịu. Mỗi góc của ngôi trường đều tỏa ra vẻ đẹp độc đáo và sự hiện diện của kiến trúc hiện đại, tạo nên một bức tranh hoàn hảo về sự đa dạng và phong phú. Cảnh quan xanh mướt của sân trường không chỉ là nơi để thư giãn mà còn là một không gian lý tưởng cho các hoạt động ngoại khóa và thể dục. Tại đây, các bạn học sinh có thể thả mình vào những trò chơi sôi động, hoặc đơn giản là tận hưởng không khí trong lành và tương tác xã hội. Nhà sách của trường là một nguồn tài nguyên vô tận, đem lại cho học sinh cơ hội khám phá và học hỏi. Với một bộ sưu tập sách đa dạng từ văn học đến khoa học, từ sách giáo khoa đến tiểu thuyết, mọi người đều có thể tìm thấy điều gì đó phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình. Những lớp học sáng tạo và thú vị là nơi nảy nở các ý tưởng mới và khám phá. Thông qua các hoạt động thực hành và thảo luận, học sinh được khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Trên tất cả, ngôi trường của tôi không chỉ là một nơi để học hành mà còn là một tổ chức đầy ý nghĩa, nơi mà sự đa dạng, sự sáng tạo và sự phát triển cá nhân được khuyến khích và tôn trọng.

VuChiBachh
Xem chi tiết
VuChiBachh
16 tháng 10 2021 lúc 16:24

bài (tôi đi học)

mong mn giúp mik nhé

 

minh nguyet
16 tháng 10 2021 lúc 16:28

Em tham khảo nhé:

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song(Từ láy) cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

ngọc anh
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 14:07

Tham khảo:

Tình thương và niềm tin yêu mẹ, có một niềm khát khao âm thầm cháy bỏng luôn ấp ủ trong lòng bé Hồng: được gặp mẹ. Xa mẹ nhưng bé Hồng dường như vẫn bấm đốt ngón tay, tính từng ngày khắc khoải, chờ mong mẹ về.
Người mẹ đã trở về, nỗi nhớ, niềm mong của bé Hồng đã trở thành hiện thực. Đến đây có thể nói những rung động về mẹ của bé Hồng đã đến cực điểm qua ngòi bút miêu tả của nhà văn. Đầu tiên là cảm giác bối rối, hồi hộp đến nghẹn ngào của bé Hồng khi vừa tan trường ra nhìn thấy người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé đuổi theo gọi bối rối: "Mợ ơi!Mợ ơi! Mợ ơi!"
Tiếng gọi ấy bấy lâu nay chỉ là tiếng nấc thầm đau khổ của trái tim thơ dại nhưng đến nay đã bật lên thành tiếng thổn thức vừa mừng rõ sung sướng vừa vộ vã đến cuống quýt tội nghiệp như sợ bóng hình mẹ tan biến mất. Mong ngóng bao ngày, giây phút gặp mẹ, bé Hồng vẫn cảm thấy như quá đột ngột, niềm vui, niềm hạnh phúc được gặp mẹ khiến bé ngờ không dám tin vào mắt mình nữa....

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
23 tháng 9 2021 lúc 14:08

tham khảo:

Ngồi trong lòng mẹ Hồng cảm thấy hạnh phúc tột cùng, sung sướng tận hưởng cái cảm giác đã mất đi từ lâu mà bây giờ mới tìm lại được.Cậu đã phải chịu biết bao tủi cực, cay đắng, mong chờ mỏi mòn biết bao ngày tháng để rồi bây giờ được ngồi trong lòng của người mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào trong hồi kí của mình một lời phê bình rất tự nhiên: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Cái lời bình nặng trĩu tình cảm ấy của tác giả như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn của người đọc để người đọc càng cảm thấy cái tình mẫu tử thật thiêng liêng, sâu nặng.

Hoài Nguyễn
Xem chi tiết
Huong Do
22 tháng 10 2021 lúc 18:26

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Khôi Nguyên
27 tháng 11 2022 lúc 20:24

chịu

 

Yogiji_Offic
Xem chi tiết
Hùng Nguyễn Văn
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 14:51

Tham khảo:

Từ trái nghĩa: in đậm.

Đoạn trích cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô đã giúp ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc tình cảm mà bé Hồng dành cho mẹ mình. Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...
Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi” Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.