Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biên pháp tu từ nào?Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao?
zúp mk vs
Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao?
- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...
- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.
Câu 15: Dòng nào nhận xét đúng về nghệ thuật của bài thơ Đồng chí
A . Sử dụng nhiều từ láy mang giá trị biểu cảm cao.
B . Sử dụng thành công nhiều phép tu từ điệp ngữ ẩn dụ , so sánh , nhân hóa.
C . Những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Câu 15: Dòng nào nhận xét đúng về nghệ thuật của bài thơ Đồng chí
A . Sử dụng nhiều từ láy mang giá trị biểu cảm cao.
B . Sử dụng thành công nhiều phép tu từ điệp ngữ ẩn dụ , so sánh , nhân hóa.
C . Những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
Câu 15: Dòng nào nhận xét đúng về nghệ thuật của bài thơ Đồng chí
A . Sử dụng nhiều từ láy mang giá trị biểu cảm cao.
B . Sử dụng thành công nhiều phép tu từ điệp ngữ ẩn dụ , so sánh , nhân hóa.
C . Những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Phần 1: Trắc nghiệm:
Câu 1: Ca dao chủ yếu sử dụng hình thức thơ nào?
A: Lục bát B. Thất ngôn C.Song thất lục bát D. Ngũ ngôn
Câu 2: Những hình ảnh đứng sau cụm từ: “Thân em như….” Được sử dụng với biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ B.Nhân hóa C.Nhân hóa D.So sánh
câu 3: Từ láy được tạo thành trên cơ sở……………theo một quy luật nhất định.
A.kết hợp nghĩa B.lặp âm thanh C.Hòa phối âm thanh
Câu 4:Từ nào dưới đây là từ ghép Hán Việt?
A.Núi sông B.Ông cha C.Hồi hương D.nước nhà
Phần 2: Tự luận
Câu 1:Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Lấy ví dụ.
Câu 2: Phân loại các từ ghép sau: Sách vở, bà ngoại, bàn ghế, quần áo, chài lưới, thơm ngát, ông bà, nhà trường, vui lòng, hùng dũng.
Câu 3: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu, có sử dụng ít nhất 2 từ đồng nghĩa.
Phần 1: Trắc nghiệm:
Câu 1: Ca dao chủ yếu sử dụng hình thức thơ nào?
A: Lục bát B. Thất ngôn C.Song thất lục bát D. Ngũ ngôn
Câu 2: Những hình ảnh đứng sau cụm từ: “Thân em như….” Được sử dụng với biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ B.Nhân hóa C.Nhân hóa D.So sánh
câu 3: Từ láy được tạo thành trên cơ sở……………theo một quy luật nhất định.
A.kết hợp nghĩa B.lặp âm thanh C.Hòa phối âm thanh
Câu 4:Từ nào dưới đây là từ ghép Hán Việt?
A.Núi sông B.Ông cha C.Hồi hương D.nước nhà
Câu 1 ( 4 điểm ) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ( SGk Ngữ văn 7, tập một ,trang 104 ) a) Nêu tên văn bản trên và cho biết tác giả văn bản b) Văn bản thuộc thể thơ gì c) Giải thích ý nghĩa cụm từ " ta với ta " trong câu thơ " Bác đến chơi đây ta với ta " d) Câu " Đầu trò tiếp khách trầu không có " có bản chép là " Trầu buồn một nỗi, cau không có ". Theo em, bản nào hay hơn? Vì sao?
Câu 2 ( 6 điểm ) Mỗi chuyện vui hay buồn ta trải qua, còn đọng lại biết bao nhiêu cảm xúc ... Từ gợi ý trên, em hãy viết bài văn biểu cảm với chủ đề Vui buồn tuổi thơ
Bài làm
Câu 1:
a) Tên văn bản trên là văn bản " Bạn đến chơi nhà "
b) Bài thơ thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.
c) Cụm từ " ta với ta " trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " nhằm chỉ chủ nhà và khách, chúng ta không thể phân biệt được đâu là chủ nhà, đâu là khách
=> Thể hiện tình bạn rất thắm thiết, sâu sắc, có thể vượt lên tất cả mọi của cải, cật chất bên ngoài.
d) Theo em, câu " Đầu trò tiếp khách trầu không có" hay hơn. Vì, dân gian đã có câu " Miếng trầu là đầu câu truyện ", nên muốn mở đầu câu chuyện thì ít nhất phải có trầu, nhưng kể cả trầu không có nhưng tác giả vẫn giữ được tình bạn đẹp. Còn câu " Trầu buồn một nỗi cau không có " , chỉ sự buồn rầu, nỗi buồn chỉ có một mình là trầu nhưng không có cau.
Câu 2:
Bài làm
Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời. Những vui buồn ngày ấy là những kỉ niệm tươi đẹp nhất trong đời tôi.
Ngày còn nhỏ, thấy các bạn thành thị xúng xính cặp sách, quần áo, đồ chơi đẹp, tôi thấy mình và những đứa trẻ vùng quê sao mà thiệt thòi thế. Chúng tôi chỉ có những bộ quần áo mới khi tết đến, đồ chơi cũng rất ít chủ yếu là những món vụn vặt mà chúng tôi nhặt được. Khi đủ khôn lớn tôi chợt thấy mình may mắn khi chúng tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, nơi tôi có thể thỏa thích thả những cánh diều mơ ước. Tôi gửi những niềm vui nỗi buồn của mình trên những cánh đồng lúa bát ngát, hòa vào dòng nước mát rượi của dòng sông và lẫn bên trong từng trận cười giòn tan hay những giọt nước mắt của cô bé dỗi hờn. Ngày ấy, có một cô bé háo hức đợi cơn mưa đầu mùa để rủ đám bạn trong xóm chơi trò tạt nước, rồi theo những con kênh rạch cạn suốt ngày nắng hè để tìm những chú cá rô lên bờ. Niềm vui bắt được những chú cá vượt cạn, những con ốc, con cua đầy giỏ mà tôi cứ ngỡ như niềm vui của nàng Tấm khi nghĩ về chiếc yếm đào. Lũ trẻ đồng quê chúng tôi chẳng sợ bùn lầy cũng không ngại mưa gió như những đứa trẻ thành thị bây giờ. Có khi cả ngày lặn lội dưới ao xúc từng con tép hoặc những ngày nắng đầu trần đi câu cá mà vẫn không hề bị cảm. Chúng tôi giống nhau ở màu da sạm nắng và mái tóc cháy vàng, đôi chân trần vững chải duy chỉ có mỗi nụ cười vẫn hiện hữu trong đôi mắt.Rồi những nỗi buồn bất chợt khiến tôi bao lần bật khóc. Đó là ngày cô bạn thân sát nhà chuyển sang lớp khác, chẳng còn ngồi chung bàn với tôi dù chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi ngày sau giờ đi học. Cô bạn ấy là cả một miền kí ức với tôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên, cùng nhau xây ngôi nhà mơ ước dưới gốc me, gốc khế. Cùng nhau đi qua những tháng năm buồn vui của tuổi thơ và cùng hẹn ước mai sau lớn lên vẫn là những người bạn tốt. Hay những lần chơi trò rượt đuổi mải chẳng bắt được ai, cô bé hay hờn dỗi ấy đã khóc một mình bên đống rơm khô khiến cả đám bạn phải năn nỉ, chọc cười. Nỗi buồn của tuổi thơ tôi cũng có lúc vỡ òa trong thương nhớ. Đó là lần mẹ tôi về quê ngoại phụ ngoại thu hoạch vườn cây suốt một tháng trời. Tôi đếm từng ngày, mong từng đêm có khi còn mơ thấy mẹ về mang rất nhiều đồ chơi cho tôi. Nhưng những nỗi buồn ấy chẳng khác gì những bong bóng nước, nó dễ xuất hiện theo mỗi cơn mưa và cũng dễ tan vỡ đi trong phút chốc. Không giống như người lớn, những đứa trẻ chúng tôi sẽ cười thật to thật vui khi hạnh phúc và khóc òa khi buồn phiền. Chúng tôi chẳng biết gặm nhắm nỗi buồn vì ngày mai lại là một ngày mới.
Dù hôm nay tôi đã xa quê hương, xa những buồn vui tuổi thơ nhưng kí ức ấy vẫn nằm yên trong một góc tâm hồn. Mỗi khi gặp chuyện gì không vui tôi cố gắng nhớ lại những nụ cười đã mất và an ủi bản thân rồi sẽ vượt qua. Kí ức tuổi thơ dù vui hay buồn vẫn rất quan trọng trong đời mỗi con người, vì thế hãy để những đứa trẻ của chúng ta hôm nay được tự do trong vùng trời của ước mơ riêng chúng.
# Chúc bạn học tốt #
Nghệ thuật nổi bật của bài thơ “ Sông núi nước Nam” và “Phò Giá về kinh” là gì?
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ biểu cảm.
Sử dụng nhiều yếu tố trùng điệp.
Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hòa trộn giữa ý tưởng và cảm xúc.
Nhiều hình ảnh ẩn dụ và tượng trưng.
Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Ngót ba mươi năm, bôn tẩu phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.
Câu văn: “Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị.” sử dụng biện pháp tu từ nào?
a. Tương phản
b. Liệt kê
c. Chơi chữ
d. Hoán dụ