Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
Big Bang Bo
27 tháng 11 2016 lúc 9:16

-Những thông tin dưới đây gợi cho em liên hệ đến triều đại phong kiến thời Lý trong lịch sủ dân tộc .(sách ven trang129)

-Tình hình kinh tế ,văn hóa của các triều đại

Lý :kinh tế rất phát triển , văn hóa đặc sắcTrần : kinh tế rât phát triển như thủ công nghiệp ,văn hóa vẫn giữ những tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân ...Hồ :kinh tế phát triển tiền giấy , định lại mức thuế , văn hóa dịch chữ Hán sang chữ Nôm
Lương Quang Trung
30 tháng 11 2018 lúc 19:25

Khái quát lịch sử thế giới trung đại

doan the anh
Xem chi tiết
nguyệt nguyen
Xem chi tiết
sakura
17 tháng 11 2016 lúc 18:29
À,cậu không ghi thông tin sao mình làm đượcMình không tìm thấy bất cứ thông tin gì về câu hỏi trên

Mình xin lỗi nhé

Nguyễn Huy Hoàng
17 tháng 11 2016 lúc 20:30

méo có thông tin

 

Cô bé áo xanh
30 tháng 11 2017 lúc 22:16

vào câu hỏi của thu nguyen ý

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/131825.html

gtrutykyu
Xem chi tiết
Cô bé áo xanh
30 tháng 11 2017 lúc 22:36

Bài 12 : Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý

Music Hay
Xem chi tiết
Trương Tấn An
20 tháng 12 2021 lúc 20:35

Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều đình do Đào Cam Mộc khởi xướng, tôn quan Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra triều Lý. Mùa thu năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

 

Thời Lý, cả nước được chia thành 24 lộ, phủ, miền núi có các châu. Tuy nhiên, do cách thức quản lí và chính sách của triều đình, cách gọi lộ, phủ, châu không thống nhất. Ở vùng đồng bằng chủ yếu là lộ hay phủ, ở miền núi gọi là châu hay đạo. Dưới phủ là huyện, dưới huyện có các hương.

 

Vĩnh Phúc thời kì này thuộc lộ (châu) Quốc Oai (đời Trần Thuận Tông đổi gọi là trấn Quốc Oai, gồm một phần đất tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Hà Tây trước đây) cùng một phần châu Chân Đăng (phạm vi gồm hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc hiện nay).

 

Triều Lí kế thừa thành quả của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê tiếp tục xây dựng và không ngừng củng cố bộ máy triều chính, ban hành luật pháp, tổ chức quân đội, phát triển kinh tế...Đối với các thổ hào, tù trưởng địa phương, triều Lí thi hành chính sách chiêu dụ, chủ trương cai trị ràng buộc lỏng lẻo, song kiên quyết trấn áp những hành động chống đối, cát cứ. Vĩnh Phúc là vùng đất trọng yếu, tiếp giáp với kinh thành Thăng Long trên con đường hành quân lên vùng Tây Bắc, vì thế rất được triều Lí coi trọng.

 

Năm Thuận Thiên 15 (1024), vua Lí Thái Tổ hạ chiếu cho Khai Thiên vương Phật Mã cầm quân đi đánh Phong Châu. Năm Thông Thụy 4 (1037), Lí Thái Tông tiếp tục thân chinh "đi đánh đạo Lâm Tây, sai Khai Hoàng vương (Nhật Tông) làm Đại nguyên soái đánh các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, cho Phụng Càn vương (Nhật Trung) làm kinh sư lưu thủ. Quân đi từ kinh sư đến đóng ở Lâm Tây, dẹp yên được".

 

Bên cạnh các cuộc hành quân trấn áp, nhằm thắt chặt sự ràng buộc các thủ lĩnh, hào trưởng địa phương với chính quyền trung ương, nhà Lý đã nhiều lần phong chức tước, gả các công chúa và ngược lại con em họ nhiều người được các vua Lý lấy làm vợ.

 

Nhiều sự kiện được sử ghi lại liên quan đến châu Chân Đăng cho thấy mối quan tâm đặc biệt của triều Lý đối với vùng đất này. Đại Việt sử kí toàn thư chép: tháng 2 năm 1033, châu Định Nguyên làm phản, vua Lý Thái Tông thân chinh tiễu phạt, đóng lại ở châu Chân Đăng, có người họ Đào dâng con gái, được vua nhận làm phi. Tháng 3 năm Bính Tị (1036), vua Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận. Con gái của Phụng Càn vương là công chúa Ngọc Kiều, được Lí Thánh Tông nuôi trong cung, sau gả cho châu mục châu Chân Đăng. Vua Lý Thần Tông (1116 - 1137) có 4 người vợ, bà thứ nhất là Cảm Thánh Hoàng hậu (mẹ đẻ của vua Lí Anh Tông), bà thứ tư là Phụng Thánh phu nhân đều là con gái châu mục châu Chân Đăng.

 

Để tỏ lòng kính thuận, cũng là đáp lại ân huệ của nhà vua, châu mục Chân Đăng thường dâng biếu vua Lý sản vật địa phương.

 

Dưới thời Lý nhà nước rất chăm lo sản xuất nông nghiệp. Nghi lễ cày ruộng tịch điền có từ thời Tiền Lê được các vua đầu triều Lý duy trì và rất coi trọng. Về ruộng đất, trên danh nghĩa, quyền sở hữu thuộc về nhà nước, triều đình trực tiếp quản lí các loại ruộng quốc khố, đồn điền, tịch điền, ruộng đất công làng xã, đồng thời sử dụng để ban thưởng phân phong cho các công thần. Ngoài ra, ruộng chùa là một loại hình sở hữu ruộng đất phổ biến ở thời kì Phật giáo phát triển thịnh đạt. Năm 1086, nhà Lý phân biệt chùa làm 3 loại: đại danh lam, trung danh lam và tiểu danh lam. Cách phân biệt này có lẽ cũng phản ánh sự khác nhau về kinh tế giữa các chùa thời ấy. Thực tế thì ruộng chùa thời Lý chiếm một diện tích không nhỏ.

 

Bên cạnh ruộng công, thời Lý, chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân đã khá phổ biến. Hiện tượng mua bán, kiện tụng và cúng tặng ruộng đất đã xuất hiện ở nhiều nơi. Nhà Lí đã ban hành nhiều điều luật công nhận quyền tư hữu này. Năm 1123, nhân việc cấm giết trâu bò nhà Lí ra lệnh: "Từ nay về sau cứ 3 người làm 1 bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì bị trị tội theo hình luật”. Các năm sau (1137, 1143), nhà Lí lại tiếp tục khẳng định biện pháp cứ “3 nhà làm 1 bảo” liên kết với nhau, kiểm tra mùa màng và không được tự tiện giết trâu bò. Việc kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên số lượng dân đinh, số lượng hộ gia đình gắn liền với việc bảo vệ sức kéo trâu bò là một chính sách nông nghiệp tích cực trong điều kiện nước ta.

 

Thời Lí, thủ công nghiệp khá phát triển. Tại Vĩnh Phúc, nghề gốm phát triển khá mạnh. Người thợ nung gốm Vĩnh Phúc đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, kĩ thuật tinh xảo, đã làm được những viên gạch xây tháp Đạo Trù, tháp Kim Tôn, đặc biệt là tháp Bình Sơn rất đẹp. Tại Phong Châu, triều đình mở xưởng luyện sắt, do nhà nước quản lí. Công xưởng này thiết lập trên khu mỏ sắt lộ thiên tại Thanh Vân, Đạo Tú (hiện nay thuộc huyện Tam Dương)

 

Đạo Phật được truyền bá vào vùng đất Vĩnh Phúc từ sớm. Thời Lý, khi Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa nổi tiếng được xây dựng trên đất Vĩnh Phúc: chùa Cói (nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên), chùa Yên Nhiên (nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường), chùa Then (nay thuộc xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch)... Tháp Bình Sơn (Tam Sơn, Sông Lô) cao 16,115m, chân đế mỗi cạnh 4m có 11 tầng (không kể tầng bệ), là công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng. Kết cấu và kiến trúc tháp khá đặc biệt, hoàn toàn bằng đất nung lắp ghép. Toàn bộ thân và móng đều bằng gạch. Bốn mặt tháp trang trí đầy hoa văn khắc chìm hoặc đắp nổi các hình hoa sen, lá đề, rồng, run, sư tử hí cầu, hoa chanh, dây leo.

 

Từ giữa thế kỉ XII, triều chính nhà Lí dần suy yếu. Kinh tế, nhất là nông nghiệp, ngày càng sa sút, các phe phái phong kiến đánh lẫn nhau. Vua Lí vì thế phải nhiều lần chạy loạn và nương tựa vào thế lực họ Trần. Từ thế kỉ XIII, họ Trần dần nắm quyền hành trong triều. Năm 1226, Trần Thủ Độ ép Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Triều Lí kết thúc, triều Trần được thành lập (1226 - 1400). Nhà Trần áp dụng nhiều biện pháp để khôi phục sức mạnh của chính quyền trung ương, củng cố nền thống trị của dòng họ, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình xã hội. Các vua Trần truyền ngôi cho con sớm, lên làm Thái thượng hoàng, cùng với vua trẻ lo việc chính sự.

 

Về mặt hành chính, năm 1242, nhà Trần đổi 24 lộ, phủ thời Lí thành 12 lộ (nhà Hồ đổi các lộ thành trấn). Dưới lộ (hay trấn) là các phủ, được phủ là châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là các xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở, đứng đầu là Đại tư xã (từ ngũ phẩm lên), Tiểu tư xã (từ ngũ phẩm xuống), đặt xã quan, xã chính, xã sử, xã giám.

 

Vùng đất Vĩnh Phúc cho đến cuối thời Trần thuộc vào các châu Tam Đới (sau đổi thành phủ Vĩnh Tường) lộ Đông Đô và trấn Tuyên Quang. Thuộc châu Tam Đới nay có các huyện Yên Lạc, huyện Lập Thạch; thuộc trấn Tuyên Quang nay có huyện Tam Dương (vốn là huyện Dương). Thời Hồ và thuộc Minh, về cơ bản đơn vị hành chính Vĩnh Phúc không thay đổi nhiều.

 

Về kinh tế, đầu triều Trần, nông nghiệp được triều đình quan tâm phát triển. Công cuộc khẩn hoang, xây dựng điền trang cũng được chú ý.

 

Về quân sự, nhà Trần rất chăm lo xây dựng và củng cố quân đội theo phương châm “binh lính cốt tinh nhuệ không cốt nhiều”. Ngoài lực lượng quân đội chính quy, nhà Trần cho phép các vương hầu, các chủ trại, phụ đạo tự lập quân đội riêng. Ở các xã, nhà Trần thành lập lực lượng dân binh lo bảo vệ trật tự trị an, khi có giặc, tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương.

Mizuki Kangdaki
Xem chi tiết
Mâyy
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
19 tháng 3 2022 lúc 20:01

THAM KHẢO

chính sách cai trị về chính trị :

+ Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.

chính sách cai trị về kinh tế :

+Về chính sách bóc lột kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.

chính sách cai trị về văn hoá :

+ Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.

kodo sinichi
20 tháng 3 2022 lúc 10:38

THAM KHẢO

chính sách cai trị về chính trị :

+ Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.

chính sách cai trị về kinh tế :

+Về chính sách bóc lột kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột bằng các thứ thuế (nặng nhất là thuế sắt và muối), chính sách cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, buộc dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền sắt và muối.

chính sách cai trị về văn hoá :

+ Về chính sách đồng hóa: Đưa người Hán sang, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán, mở các lớp dạy chữ hán tại các quận.

Đặng Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
22 tháng 12 2016 lúc 18:38

3/ Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.

 

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.


Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Em có nhận xét và đánh giá gì về nội dung cải cách đó

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

2/ Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý,, Trần?

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Chùa Một Cột

- Chuông Quy Điền

- Tháp Báo Thiên

- Tháp Phổ Minh

Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

- Chùa Một Cột

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

1/ Nêu những thành tựu về kinh tế-văn hóa thời Lý, Trần

Xin Lỗi câu này mk k bik lm - sr bn nhìu nha

 

Đặng Thị Cẩm Tú
22 tháng 12 2016 lúc 18:13

Nguyen Quang Trung

Bình Trần Thị

Nguyễn Thị Mai

Trần Ngọc Định

Nguyễn Trần Thành Đạt

Phan Thùy Linh

Silver bullet

Trần Việt Linh

Lê Nguyên Hạo

Ai học qua rồi chỉ em với ạ

e ngu sử lắm