Những câu hỏi liên quan
Mai Chi
Xem chi tiết
lê khánh linh
24 tháng 11 2016 lúc 21:10

bạn có thể tra trên mạng hơcj là đọc trg sách y, nó sẽ có 1 số ý

 

Bình luận (0)
phuc le
24 tháng 11 2016 lúc 21:50

Lý Công Uẩn (974 - 1028), người làng Cổ Pháp, tức làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là vị vua sáng nghiệp của nhà Lý và cũng là người sáng lập kinh đô Thăng Long - một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá trường tồn của đất nước.Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ (殿前指揮使), là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế.

- Đóng góp:

Dưới triều đại của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thànhĐại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm.

 

 

Đây là Lý Công Uẩn nha minh
Bình luận (0)
Thị Hồng Đỗ
Xem chi tiết
Tường Thị Thảo Vân
25 tháng 11 2018 lúc 20:53

Chế độ Thái Thượng Hoàng thời Trần là:

-Chế độ Thái thượng hoàng là sau khi thái tử đã đủ khả năng để lãnh đạo vương quốc thì vua cha truyền ngôi cho thái tử giống như để tập sự ấy, và vua cha trở thành Thái thượng hoàng để giúp đỡ, hướng dẫn vua mới nếu cần thiết.

Tác dụng là: không để có sự thay đổi đột ngột trong triều chính và từ đó đất nước vẫn ổn định, dân chúng vẫn yên ổn làm ăn.

-Tiểu sử về Lý Công Uẩn: còn gọi là Lý Thái Tổ (1010 – 1028) Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh), thông minh và có chí khí khác người ngay từ nhỏ, sau này trở thành vua dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La đổi tên thành Thăng Long.

-Trần Thủ Độ: (1194 - 1264)là một nhà chính trị Đại Việt, sống vào thời cuối triều Lý đầu triều Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lật đổ nhà Lý, lập nên nhà Trần, thu phục các thế lực người Man làm phản loạn và trong cuộc chiến kháng quân Nguyên lần thứ nhất.

-Hồ Qúy Ly:là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi vị Hoàng đế từ năm 1400 đến năm 1401, sau đó giữ ngôi Thái thượng hoàng từ năm 1401 đến năm 1407.

-Trần Cảnh: còn gọi là Trần Thái Tông ( 1218-1277), là vị hoàng đế đầu tiên của hoàng triều Trần nước Đại Việt. Ông ở ngôi từ năm 1225 tới năm 1258, sau đó làm Thái thượng hoàng cho đến khi qua đời.

Bình luận (1)
Nguyệt Hải Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Huyền
29 tháng 11 2016 lúc 18:21

Việt Nam _một đất nước trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.Qua biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm để được một đất nước Việt Nam đang dần dần đổi mới và phồn thịnh như ngày hôm nay quả là một điều không đơn giản.Để có được thành quả đó phải đánh đổi biết bao nhiêu công sức, máu xương của dân tộc. Đã có biết bao lần cải cách và sửa chữa đổi mới. Thành công cũng nhiều, nhưng thất bại cũng không ít. Nhưng dẫu sao cuộc cải cách đi trước lúc nào cũng là tiền đề và cũng là bài học kinh nghiệm quý giá cho lần cải cách sau tiến bộ hơn.Cuộc cải cách mà gây nhiều tranh cải trong dư luận xã hội cũng như trên diễn đàn nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay phải nói đến cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vào cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV. Phải nói rằng đây là công cuộc cải cách toàn diện đầu tiên của nước ta trên nhiều lĩnh vực và bằng nhiều phương thức khác nhau.

Trên thực tế đã có nhiều nhiều sách báo và công trình nghiên cứu đề cập đến những cải cách của Hồ quý Ly, thế nhưng mỗi bài viết đều thể hiện cách tiếp cận khác nhau và đa phần tài liệu chỉ mang tính chất đại cương,chưa được cụ thể và rõ ràng.Chính vì thế, nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài này, với mong muốn nghiên cứu tổng hợp, phân tích, đánh giá trên cơ sở những tài liệu đã có nhằm làm rõ những ưu điểm và hạn chế của cuộc cải cách mà Hồ Quý Ly đã thực hiện ở nước ta.Đồng thời góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về con người Hồ Quý Ly, là người “có công hay có tội?”, hay “vừa có công vừa có tội”?. Từ đó giúp chúng ta có thể hiểu và đánh giá, nhận định một cách đúng đắn, sâu sắc hơn và khoa học hơn về con người cũng như cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; tên thật là Trần Cảnh, 16 tháng 6, 1218 – 1 tháng 4, 1277), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm.

Sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, Trần Cảnh cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ đại vương Trần Thủ Độ. Bằng sự sắp xếp của mình, cuối cùng Trần Thủ Độ đưa được Trần Cảnh lên Hoàng vị thông qua việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện đó xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm.

Năm 1237, Trần Thủ Độ ép Trần Cảnh phế Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vì không sinh được người kế vị, lập chị của Hoàng hậu là Thuận Thiên công chúa lên thay. Công chúa vốn là vợ của anh trưởng Thái Tông là Hoài vương Trần Liễu, khi ấy đang có thai với Trần Liễu 3 tháng. Việc này khiến Trần Liễu làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, đổi làm An Sinh vương(安生王) và tập ấm ở vùng đất mà bây giờ là tỉnh Quảng Ninh.

Khoảng năm 1257 - 1258, đội quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai lãnh đạo vào cướp Đại Việt, với ý định mở đường cho Đế quốc Mông Cổ ở vùng phía Nam. Thái Tông hoàng đế cùng Thái sư Trần Thủ Độ đã chỉ huy quân đội Đại Việt, cùng hiệp sức với các thân vương, đánh tan tác quân đội Mông Cổ tại trận Đông Bộ Đầu. Công lao sáng ngời sử sách, Thái Tông hoàng đế được đánh giá là vị Minh quân của nhà Trần.

Thái Tông hoàng đế ngoài thông tuệ chính sự, cũng là một người sùng Phật giáo, thơ văn, với những tác phẩm về thiền như Thiền tông chỉ nam ca, Chú giải Kinh Kim cương Tam muội, Lục thì sám hối khoa nghi. Tất cả đều được ghi lại trong sách Khóa hư lục, một tác phẩm Phật học quan trọng do Trần Cảnh viết vào thời gian ông làm Thái thượng hoàng. Thơ của ông không nhiều, chỉ gói gọn trong Trần Thái Tông thi tập, lời thơ được đánh giá thanh nhã, dùng từ trau chuốt, nhưng nay đã thất lạc.

Bình luận (0)
pham thien tam
Xem chi tiết
lehaiyen
19 tháng 2 2017 lúc 16:20

nông nghiệp ; kêu gọi nhân dân phiêu tan về quê làm ruộng

Đặt ra 1 số chức quan chuyên lo về nong nghiệp

cấm giết trâu bò, quan tâm pháp triển ,nền sản xuất dược khôi phục

Đời sống nhân dân dc cải thiện

THỦ CÔNG; pháp triển thủ cong ở các làng xã ,kinh đô thăng long là nơi tap chung nganh thủ cong các công xưởng nhà nc quản lý ,dc quan tam

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
22 tháng 12 2016 lúc 18:38

3/ Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.

 

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.


Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Em có nhận xét và đánh giá gì về nội dung cải cách đó

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

2/ Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý,, Trần?

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

- Chùa Một Cột

- Chuông Quy Điền

- Tháp Báo Thiên

- Tháp Phổ Minh

Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

- Chùa Một Cột

- Văn Miếu Quốc Tử Giám

1/ Nêu những thành tựu về kinh tế-văn hóa thời Lý, Trần

Xin Lỗi câu này mk k bik lm - sr bn nhìu nha

 

Bình luận (8)
Đặng Thị Cẩm Tú
22 tháng 12 2016 lúc 18:13

Nguyen Quang Trung

Bình Trần Thị

Nguyễn Thị Mai

Trần Ngọc Định

Nguyễn Trần Thành Đạt

Phan Thùy Linh

Silver bullet

Trần Việt Linh

Lê Nguyên Hạo

Ai học qua rồi chỉ em với ạ

e ngu sử lắm

Bình luận (0)
Vũ Thùy Linh
Xem chi tiết
Vũ Thùy Linh
11 tháng 7 2018 lúc 9:21

ai nhanh k nhưng k cho mình trước

Bình luận (0)
khanh cuong
11 tháng 7 2018 lúc 9:21

Trường Yên hay Hoa Lư là tên gọi để chỉ khu vực có kinh đô của hai triều đình: Đại Đinh (968-979) và Tiền Lê (980-1009) nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu di tích nằm cách Hà Nội gần 100km về phía Nam, tại đây còn có hai ngôi đền lớn thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành cùng nhiều kiến trúc, di vật văn hóa thuộc về hai triều đại đó. Trước đây, các triều đại phong kiến Việt Nam, hàng năm có tổ chức đại lễ tại hai ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Nhân dân trong vùng mở hội Xuân tại khu vực từ ngày 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch. Hội tổ chức nhiều trò vui như: thổi cơm thi, leo núi viếng cảnh, thi bơi chải... Nhưng truyền thống và hấp dẫn nhất là diễn lại tích "Cờ lau tập trận" và vì vậy hội Trường Yên trước đây được gọi là hội Cờ Lau. 
Truyền thuyết kể lại rằng, Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở làng Đại Hoàng, tên cũ là sách Đào Uúc. Từ nhỏ, cậu bé đã phải đi ở chăn trân cho ông chú ruột là Đinh Thúc Dự ở làng Uy Viễn - nay thuộc xã Gia Hưng, huyện Hoàng Long tức là sách Bông thuở xa xưa. Ngay trong những ngày chăn trâu này, Đinh Bộ Lĩnh tụ tập trẻ mục đồng bẻ bông lau làm cờ tập trận. Cậu bé nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của chúng bạn. Khi được bạn bè tôn làm "chủ tướng", cậu liền tổ chức một lễ khao quân mà vật hiến lễ chính là con trâu của ông Thúc Dự do Đinh Bộ Lĩnh chăn dắt hàng ngày. Cuộc lễ khá long trọng, độc đáo và cậu bé đã dựng nên được một "triều đình" ngay tại khu vực có hang Cát Đùn, mô phỏng theo triều đình của Ngô Quyền ở Cổ Loa, cũng áo mão và cờ xí toàn bằng... bông lau và cây cỏ hoa rừng.
Câu chuyện giết trâu bị lộ. Ông chú tức giận vác đao đuổi đánh Đinh Bộ Lĩnh, cậu bé đành phải tìm vào núi Trường Yên trốn tránh, nhưng bị dòng sông chắn ngang, không qua sông được, cậu bé bèn gọi anh Rồng, là người chèo đò ngay bến ấy. Anh chèo đò không ra, kịp lúc Thúc Dự đuổi đến, cậu bé hoảng sợ, nhưng đúng lúc sóng cuộn dâng, một con rồng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh sang sông. Thấy vậy, Thúc Dự kinh hoàng, cắm dao xuống, lạy như tế sao. Con sông ngày ấy sau được gọi là sông Hoàng Long.
Hội Cờ Lau Trường Yên hàng năm tổ chức theo sự tích cờ lau tập trận như nêu trên. Tham gia cuộc rước trong hội cờ lau gồm toàn những em trai từ 14 đến 16 tuổi, mạnh khỏe, trong đó chọn một em đóng làm Đinh Bộ Lĩnh. Tất cả ăn mặc như mục đồng: đầu chít khăn đỏ, ngang lưng thắt lụa xanh, chân quấn xà cạp nâu, tay cầm cờ lau. Thoạt đầu, tất cả tập trung tại Trường Yên, rước Đinh Bộ Lĩnh bằng kiệu tay qua sông Hoàng Long đến làng Uy Viễn. Hội tại làng Uy Viễn khá nhộn nhịp. Theo nhịp trống và điệu cờ, đoàn quân cờ lau múa quanh kiệu của Đinh Bộ Lĩnh, những động tác đội ngũ dân quân tập trận, khi tiến, khi lui, khi sang ngang, khi dừng lại...
Tương truyền: đây đều là những động tác mà Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy đạo quân cờ lau thuở ấy. Sau một buổi sáng ở làng Uy Viễn, cuộc rước đưa Đinh Bộ Lĩnh trở về Trường Yên. Tại đây trình diễn những trò chơi truyền thống của hội. Cuộc diễn cờ lau tập trận trong hội Trường Yên, mấy năm gần đây được cấu trúc lại khác hơn, chừng 100 em trai chia làm hai phe, Đinh Bộ Lĩnh mặc hoàng bào (áo vua), có 3 con trâu đan bằng tre, dán giấy màu, to bằng trâu thật... trình diễn lại với nhiều chi tiết trong truyền thuyết.
Một trong những đặc điểm tiến bộ của hội lễ là không có lễ bái và các hoạt động mê tín khác. Các trò vui văn hóa của hội có trò thổi cơm thi. Cơm được thổi bằng thân cây lau; người dự thi được cấp cho nồi gạo, nhưng phải tìm thấy cây lau tươi làm củi, không được dùng hoa lau khô để mồi lửa mà tiện thân lau thành từng khẩu như khẩu mía, nhai lấy bã thổi cơm.
Ngoài hai ngôi đền lịch sử thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành được giới thiệu kỹ lưỡng, du khách còn được hướng dẫn thăm nhiều di tích có giá trị như: chùa Nhất Trụ - ngôi chùa tạo dựng từ triều đại Đinh, nơi còn lưu giữ lại cột Kinh Phật khắc bằng chữ Phạn (chữ nhà Phật); dấu vết kinh thành Hoa Lư có bóng dáng của hai vòng thành, các cửa thành với những địa danh quen thuộc như: cầu Dền, cầu Muống, cầu Đông... như ở Thăng Long và khu lăng Đinh Tiên Hoàng, lăng Lê Đại Hành.

Bình luận (0)
anhthu bui nguyen
11 tháng 7 2018 lúc 9:28

bạn vào WIKIPEDIA và gõ tên các nv này ra sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết nhé. mk k bn trước nhé. nhớ k mk, ^_^

Bình luận (0)
Hướng Tới Tương Lai
Xem chi tiết
kỳ phan
Xem chi tiết
Thanh Nguyễn
9 tháng 1 2022 lúc 18:56

1 năm 1400

2 năm 1010

3 năm 1406-1407

4 năm 1258-1288

 

Bình luận (0)
Khổng Minh Hiếu
9 tháng 1 2022 lúc 18:56

1. năm 1400
2. năm 1010
3. năm 1406 -> 1407
4.năm 1258 - 1288

Bình luận (0)
vugiang
9 tháng 1 2022 lúc 18:59

1.1400

21010

3.1046-1047

4.1258-1288

like mik nha

chúc bạn thi tốt !

Bình luận (0)
phạm nguyễn phương linh
Xem chi tiết
Dương Mịch
8 tháng 12 2019 lúc 14:50

sgk á bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa