Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
a. Ta thấy một vật có màu nào thì có
b. Màu sắc của các vật mà ta thường nói hàng ngày là
c. Tuy nhiên, màu sắc các vật mà ta thấy được phụ thuộc vào
d. Một vật màu đỏ, đặt dưới ánh sáng lục thì sẽ
1. Màu sắc ánh sáng chiếu vào vật đó
2. Có màu đen
3. Ánh sáng màu đỏ đi từ vật tới mắt ta
4. Màu sắc của chúng mà ta thấy được dưới ánh sáng trắng
Tại sao mắt ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ. Hãy giải thích vật đen là thế nào? Tại sao mắt ta lại nhìn thấy vật đen?
Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì có ánh sáng từ bông hoa truyền vào mắt ta
Vật đen là vật ko phản xạ được ánh sáng nhưng có thể hấp thụ ánh sáng
Ta nhìn thấy đc vật màu đen vì nó được đặt cạnh các vật sáng khác
TK:
Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì có ánh sáng từ bông hoa truyền vào mắt ta
Vật đen là vật ko phản xạ được ánh sáng nhưng có thể hấp thụ ánh sáng
Ta nhìn thấy đc vật màu đen vì nó được đặt cạnh các vật sáng khác
Ta nhìn thấy bông hoa màu đỏ vì có ánh sáng từ bông hoa truyền vào mắt ta.Vật đen là vật ko phản xạ được ánh sáng nhưng có thể hấp thụ ánh sáng.Ta nhìn thấy đc vật màu đen vì nó được đặt cạnh các vật sáng khác
Làm thế nào có thể phân loại được các vi sinh vật trong khi chúng ta không nhìn thấy chúng bằng mắt thường?
Do vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nên để phân loại được vi khuẩn, người ta thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu khác như quan sát tiêu bản vi khuẩn dưới kính hiển vi, phân lập và nuôi cấy, phân tích hóa sinh, phân tích di truyền,…
- Đối với phương pháp quan sát tiêu bản vi khuẩn dưới kính hiển vi: Có nhiều phương pháp làm tiêu bản từ đơn giản đến phức tạp như làm tiêu bản soi tươi, làm tiêu bản tạm thời, làm tiêu bản cố định kết hợp với nhuộm màu,… Mỗi phương pháp phù hợp với một mục đích và đối tượng quan sát riêng:
+ Soi tươi: dùng để quan sát trạng thái sống, khả năng di động của vi khuẩn.
+ Nhuộm đơn: dùng để kiểm tra sự hiện diện và đánh giá sơ bộ về hình ảnh, tính chất bắt màu, cách sắp xếp của vi khuẩn cũng như hình thái tế bào.
+ Nhuộm Gram: dùng để phân biệt vi khuẩn Gr+ và Gr-.
- Đối với phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật: Trên môi trường đặc, mỗi tế bào vi khuẩn phát triển tạo thành một khuẩn lạc. Có thể căn cứ vào kích thước, hình dạng của khuẩn lạc để phân loại các vi khuẩn.
- Để định loại được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng giữa các vi sinh vật, các nhà khoa học thường dùng phương pháp phân tích hóa sinh hay sinh học phân tử (phân tích DNA, RNA).
Giải thích tại sao nhìn thấy được các đồ vật quan sát được chúng có màu? Nếu đóng kín của lớp học, tắt hết đèn chiếu sáng thì có nhìn thấy các đồ vật có màu như trước không ? Vì sao?
—Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu gì? Trong đêm tối ta thấy nó có màu gì? Tại sao?
—Đặt một quả bóng bàn trên sàn, lần lượt chiếu vào quả bóng: ánh sáng Mặt Trời , ánh sáng đỏ , ánh sáng xanh thì quan sát thấy màu của quả bóng bàn thế nào? Nếu quả bóng sơn màu đỏ, lần lượt chiếu sáng như cũ thì màu quả bóng quan sát đc có thay đổi không , thay đổi thế nào?
Nguyên nhân chính làm cho ta thấy các vật có màu sắc khác nhau?
Ban ngày lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng trong chùm sáng của mặt trời. Trong đêm tối, chúng có màu đen vì không có ánh sáng mặt trời chiếu đến và chúng chẳng có gì để tán xạ
thường có màu xanh thông đêm tối ta thấy nó màu vàng vì nó không thể diễn ra sự quang hợp
thay đổi. thay đổi theo sự phối màu của quả bóng
nguyên nhân là do sự phối màu sắc ( trong quyển mĩ thuật)
+ Vật màu nào thì tán xạ tốt ............................. và tán xạ ...............các màu khác.
+ Vật .......................... tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
+ Vật màu đen ....................... bất kì ánh sáng nào.
+ Khi nhìn thấy vật màu nào thì có....................... đi từ vật đến mắt ta.
+ Vật màu nào thì tán xạ tốt màu đó và tán xạ kém các màu khác.
+ Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
+ Vật màu đen không tán xạ bất kì ánh sáng nào.
+ Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta.
+ Vật màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó và tán xạ kém ánh sáng các màu khác. (Câu này sưu tầm à)
+ Vật màu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng màu.
+ Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kỳ ánh sáng nào.
+ Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng nào từ vật truyền vào mắt ta.
theo thứ tự chỗ chấm :
+ màu đó , màu khác
+ màu trắng
+ không có khả năng tán xạ
+ ánh sáng
Khi đặc các vật dưới ánh sáng mặt trời.
Nếu thấy vật màu trắng và màu đỏ và màu xanh lục thì có ánh sáng màu nào đến mắt ta? Vì sao?
Có thấy được vật màu đen không? Vì sao?
Nêu nhận xét về màu sắc của các viên bi gỗ màu đỏ , xanh lục ,đen và trắng Khi chiếu ánh sáng đỏ vào chúng?
Đặt các vật dưới ánh sáng mặt trời:
+ Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó đến mắt ta.
+ Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta.tick cho mk nha
- Đặt các vật dưới ánh sáng trắng :
+ Khi nhìn thấy vật màu trắng, , vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng , ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó đến mắt ta.
+ Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh phản xạ ánh sáng vào mắt ta.
- Nhận xét :
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh lục gần như đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ kém ánh sáng màu đỏ
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu đỏ.
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ
Vật màu đen sẽ ko hắt lại ánh sáng vì thế chúng ta ko nhìn thấy nó. Nó đc nhìn thấy vì nó nổi lên giữa các vật xung quanh. Có nghĩa là nó sẽ ko nhìn thấy khi đặt giữa tấm màn màu đen. Nhưng các vật khác cũng như vậy. Vd như màu vàng nếu đặt giữa các vật màu vàng cũng ko nhìn thấy đc. Suy ra màu vàng nổi lên nhờ các vật xung quanh. Màu vàng ko hắt lại đc ánh sáng hay sao? Giải đáp giúp mk với!!!
Câu 1:
a, Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào ?
b, Tại sao ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta thu được ánh sáng màu đỏ, còn ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh ta lại không thu được ánh sáng đỏ? ( thấy tối)
c, Tại sao ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta thu đc ánh sáng đỏ?
d, Để con người làm việc có hiệu quả và thích hợp nhất nên sử dụng ánh sáng nào? Ánh sáng đó phát ra từ đâu là tốt nhất? Việc sử dụng ánh sáng mặt trời trong sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gì?
Câu 2:
a, Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hàu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một số vật ta không nhìn thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Giải thích vì sao?
b, Một HS cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực thì tất cả mọi người đứng trên Trái Đất đều có thể quan sát được. Theo em như thế có đúng không? Vì sao?
Câu 3:
Màu sắc của vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Câu 4:
Cách phân tích ánh sáng trắng. Cách tạo ánh sáng màu. Cách trộn màu ánh sáng.
GIÚP MÌNH VỚI, MAI MÌNH KIỂM TRA RỒI!!!
câu 1 :
a . Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa này đóng vai trò như các tấm lọc màu.
b.Vì tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ,nên chùm sáng đỏ đi qua tấm lọc màu đỏ,còn tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng không phải là màu xanh,nên ánh sáng đỏ khó có thể qua được tấm lọc màu xanh và ta thấy tối
c. Vì trong chùm ánh sáng trắng có ánh sáng màu đỏ . Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua còn các màu khác thì bị hấp thụ
Khi quan sát các vật dưới ánh sáng mặt trời, màu sắc của vật mà ta nhìn thấy là do
A. vật chỉ hấp thụ những màu đó và phản xạ tới mắt ta.
B. cường độ sáng của những màu đó trong ánh sáng mặt trời mạnh hơn những màu khác.
C. trong ánh sáng mặt trời chỉ có những màu đó.
D. những thành phần đơn sắc mà vật đó không hấp thụ trong ánh sáng mặt trời bị phản xạ trở lại sau đó trộn lẫn với nhau trong võng mạc người quan sát.