Những câu hỏi liên quan
Thanh Thừa Nguyễn
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
20 tháng 12 2021 lúc 11:53

Sáng hôm ấy là thứ hai, mọi thứ đều thay đổi rất nhiều, tâm trạng của tôi cũng như vậy, tôi vui tươi lắm. Bởi tôi vui tươi nên những thứ gì mà đập vào mắt tôi cũng sinh động, nhộn nhịp lắm, mọi thứ sao nay đẹp đến lạ thường.

Bước vô lớp thì mọi thứ dường như khác với tôi nghĩ, bao nhiêu ánh mắt nhìn tôi với cảm giác ghê rợn. Tôi vào chỗ ngồi, Phương vội ghé sát vào tai tôi khé nói:

- Trời ơi, cậu mà lại đi làm chuyện đó ư ???

- Ủa ? Chuyện gì vậy? - Tôi ngạc nhiên, hốt hoảng.

Phương tiếp lời:

- Hôm qua ông có giữ dùm cặp của Trân, hôm nay bạn ấy mất cái túi tiền quỹ của lớp bỏ trong cái cặp đó (Trân là thủ quỹ của lớp) nên bây giờ ai cũng nghi ngờ cậu đấy, nhưng tôi chơi với cậu lâu nay tôi nghĩ ông không làm như vậy.

Tôi sẵn lúc ấy định đến bên Trân cố giải thích nhưng bạn ấy cứ một mực lảng tránh tôi. Cả lớp ai ai thấy tôi cũng mặc cảm im lặng. Tôi gục xuống bàn, mình không có làm như vậy mà, mình không có làm như vậy mà, sao các bạn không tin mình. Tôi chạy xuống phòng vệ sinh rửa mặt và thốt lên:

- Trời ơi ! Sao các bạn không tin mình ?

 

Chạy liền lên lớp các bạn nói rằng túi tiền ấy Trân đã kiếm ra rồi, tôi đã được minh oan, các bạn đã xin lỗi tôi. Tôi vui lắm, cuối cùng mọi chuyện cũng được sáng tỏ. Bây giờ, ai ai nhìn tôi cũng cười tít mắt, vui vẻ. Tôi vui trong lòng mà không nói ra, vui vì mình không còn đấu tranh nội tâm như trước nữa, mọi nỗi lo sợ, lo các bạn sẽ xa lánh đã bay đi. Tôi thầm nhủ rằng:

Cảm ơn các bạn đã hiểu cho tôi.

3. Đoạn văn có sử dụng yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm siêu ngắn

Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự.

Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:

- Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

- Ừ, không có gì đâu.

- Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện. Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.

Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăng tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

Bình luận (0)
Trọng 9a
Xem chi tiết
Trần Thị Mai
Xem chi tiết
Phương Thu
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
28 tháng 12 2020 lúc 7:20

cậu tham khảo bài văn này nha:

Chiến tranh luôn là nỗi đau đau trong lòng của mỗi con người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.

 Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên tôi vô cùng háo hức. Tôi ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt. Chân dung bác là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiêu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác. Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp tôi nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ hơn tôi có thể thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Tôi chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Tôi còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng tôi.  Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến tôi xúc động khôn nguôi. Tôi rất đỗi may mắn khi được là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và tôi còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Bác kể về xuất thân của bác và đồng đội đều là người lính nông dân nghèo khó. Đồng đội cùng chung nhau lí tưởng, đồng đội cùng sống trong hoàn cảnh gian khó và đồng hành vượt lên khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét, với áo rách, quần vá...Các bác đã động viên nhau vượt qua khó khăn và trở thành tri kỉ, là người bạn thân thiết gắn bó với trăng, với không khí chiến trường khắc nghiệt. Tôi chỉ biết điều ấy qua trang thơ, nay qua lời kể của bác tôi càng thêm bồi hồi, xúc động khôn nguôi.  Bác nhìn tôi với ánh mắt ánh lên niềm tin tưởng, hi vọng cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Giọng bác dịu hiền yêu thương: ''Các cháu hãy cố gắng nối tiếp truyền thống cha anh. Bác và cả dân tộc đều trông chờ vào thanh niên sức dài vai rộng''. Người lính đồng chí năm xưa nay vẫn ở đây như một chứng nhân lịch sử để nhắc nhở tất cả chúng tôi bằng tình yêu thương lớn lao.  Cuộc trò chuyện với bác kết thúc giúp tôi hiểu ra nhiều điều. Chiến tranh khắc nghiệt gian khổ nhưng cũng làm sáng rõ và nổi bật vẻ đẹp của anh lính bộ đội cụ Hồ dẫu mấy chục năm qua thì vẻ đẹp ,khí thế ấy sống mãi. 
Bình luận (1)
Cherry
28 tháng 12 2020 lúc 18:23

cậu tham khảo bài văn này nha:

Chiến tranh luôn là nỗi đau đau trong lòng của mỗi con người. Nhưng có lẽ đau đớn và xót xa khôn nguôi hơn cả là những con người đã oằn mình trong cuộc chiến ấy vì bảo vệ biên cương. Hôm nay, nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam, trường tôi có mời một bác cựu chiến binh đã tham gia chiến trường chống Pháp năm xưa. Trò chuyện, tâm sự với bác sau buổi lễ kết thúc tôi mới có dịp được hiểu rõ và biết được bác chính là anh lính năm xưa được nhà thơ Chính Hữu khắc họa qua bài thơ Đồng chí.

 Biết rằng hôm nay sẽ có một cựu chiến binh đến thăm trường nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam nên tôi vô cùng háo hức. Tôi ấn tượng khi nhìn thấy bác bởi vẻ ngoài thật đặc biệt. Chân dung bác là chân dung người lính đứng tuổi vô cùng uy nghi trong bộ quân trang màu xanh cùng rất nhiều quân hàm. Đó có lẽ là niềm kiêu hãnh và tự hào khôn cùng ở bác. Dáng đi của bác có phần chậm chạp hơn bởi tuổi tác. Nhìn mái tóc bạc trắng, những vết chân chim nơi khóe mắt bác giúp tôi nhận ra dấu hiệu thời gian. Để ý kĩ hơn tôi có thể thấy cánh tay hoạt động không được linh hoạt mà có phần chậm hơn bình thường. Tôi chợt hiểu ra đó có lẽ là vết thương chiến tranh đã để lại. Bác vô cùng xúc động khi bài hát Quốc ca vang lên và khi nghe về truyền thống lịch sử của dân tộc. Tôi còn chú ý hơn cả đến ánh mắt, sự chú tâm nhìn xuống các bạn học sinh phía dưới dõi theo từng hoạt động của chúng tôi.  Cuộc gặp gỡ, nói chuyện với bác diễn ra dù chỉ ít phút nhưng khiến tôi xúc động khôn nguôi. Tôi rất đỗi may mắn khi được là người đại diện cho toàn khối để lắng nghe câu chuyện của bác khi buổi lễ kết thúc. Bác hiền hậu, ân cần qua từng cử chỉ, hành động. Và tôi còn thêm bất ngờ khi biết bác chính là người lính trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Bác kể về xuất thân của bác và đồng đội đều là người lính nông dân nghèo khó. Đồng đội cùng chung nhau lí tưởng, đồng đội cùng sống trong hoàn cảnh gian khó và đồng hành vượt lên khắc nghiệt với căn bệnh sốt rét, với áo rách, quần vá...Các bác đã động viên nhau vượt qua khó khăn và trở thành tri kỉ, là người bạn thân thiết gắn bó với trăng, với không khí chiến trường khắc nghiệt. Tôi chỉ biết điều ấy qua trang thơ, nay qua lời kể của bác tôi càng thêm bồi hồi, xúc động khôn nguôi.  Bác nhìn tôi với ánh mắt ánh lên niềm tin tưởng, hi vọng cũng như niềm tin vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Giọng bác dịu hiền yêu thương: ''Các cháu hãy cố gắng nối tiếp truyền thống cha anh. Bác và cả dân tộc đều trông chờ vào thanh niên sức dài vai rộng''. Người lính đồng chí năm xưa nay vẫn ở đây như một chứng nhân lịch sử để nhắc nhở tất cả chúng tôi bằng tình yêu thương lớn lao.  Cuộc trò chuyện với bác kết thúc giúp tôi hiểu ra nhiều điều. Chiến tranh khắc nghiệt gian khổ nhưng cũng làm sáng rõ và nổi bật vẻ đẹp của anh lính bộ đội cụ Hồ dẫu mấy chục năm qua thì vẻ đẹp ,khí thế ấy sống mãi.  
Bình luận (0)
Trần Giang
Xem chi tiết
Trần Thảo My 9/13 Nguyễn
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
16 tháng 11 2021 lúc 12:59

Tham khảo:

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết."

Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.

Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

 

Không chỉ vậy, mẹ còn là người rất độ lượng, bao dung yêu thương con hết lòng. Nhớ ngày xưa, có lần tôi làm bài kiểm tra bị điểm thấp, nên đã giấu mẹ. Nhưng cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, mẹ đã phát hiện và la tôi. Lời trách mắng chan hòa cùng những giọt nước mắt chảy dài trên đôi gò má hao gầy của mẹ khiến tôi thấy chạnh lòng, mẹ quay lưng bỏ ra ngoài và tôi thấy đôi vai run lên từng hồi. Khi chỉ còn một mình trong phòng, tôi trách mình vì sao làm mẹ buồn để rồi mẹ phải khóc, nếu như tôi nói thật với mẹ thì có lẽ mẹ sẽ không buồn đến thế vì tôi biết rằng mẹ khóc vì tôi không thành thật nói ra sự thật chứ không phải vì tôi bị điểm thấp. Tôi thấy ân hận lắm, lúc đó tôi chỉ muốn chạy qua phòng mẹ hét lên ràng: “Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ!” nhưng tôi đã không đủ can đảm vì tôi sợ mẹ còn giận. Và điều kì diệu đã xảy ra, qua ngày hôm sau mẹ vẫn quan tâm, yêu thương tôi như mọi ngày. Tôi tự hỏi lòng rằng: “Phải chăng mẹ đã tha lỗi cho mình?”. Đúng vậy, mẹ đã thật sự tha lỗi cho tôi vì mẹ nghĩ rằng tôi còn nhỏ như đứa trẻ mới lên ba, rất cần sự yêu thương và lời dạy dỗ sâu sắc từ mẹ. Bây giờ tôi mới thấm thìa được tình mầu tử thiêng liêng đậm đà dưòng nào, không gì có thể chia cắt được, như lời ca khúc “...tình mẹ bao la như biển Thái Bình...” Tôi đã hứa với bản thân sẽ không bao giờ làm mẹ phải khóc, sẽ yêu thương mẹ nhiều hơn để không hối tiếc vì đã làm mẹ buồn, tôi sẽ ghi nhớ mãi lời thơ này như lời dạy bảo:

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”

Vâng, mẹ sẽ mãi là người quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, cho dù mọi thứ xung quanh tôi có thay đổi thì tình thương mà tôi dành cho mẹ vẫn vẹn toàn, không phai nhòa. Và tôi muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con cảm ơn mẹ vì mẹ đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn thành người. Con yêu mẹ nhiều lắm!”

Bình luận (0)
Nguyễn ngọc khang
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
1 tháng 1 2022 lúc 18:35

Tham khảo:

Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình.

Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học. Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.

Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.

Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

Bình luận (0)
Ái Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh hoa
Xem chi tiết