ý nghĩa của những bài ca dao châm biếm trong XH ta
Ý nghĩa của những bài ca dao châm biếm trong XH ta
1. đều mang tính chất mua vui, phê phán cái xấu khiến người đọc bị lôi cuốn theo, hình ảnh thực tế khong hoang tưởng, viển vông
2. những câu than thân , châm biến vẫn còn sử dụng trong xã hội đặc biệt là các cụ già trong dòng họ gia đình, vì họ là người đã trải qua nhiều thứ và vẫn theo lời nói ngày xưa.
Những câu hát châm biếm trong bài ca dao châm biếm có gì giống với truyện cười dân gian?
+ Phê phán những thói hư tật xấu
+ Chê bôi những người không có suy nghĩ
+ Mê tín dị đoan
+ Mang lại những ý nghĩa sâu sắc cho bài đọc.
-Tập trung phê phán chế giễu các thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội,mê tín dị đoan
- về mặt hình thức : Dùng phương pháp nói ngược hay cường điệu phóng đại.
Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” trong bài ca dao số 3 “Những câu hát châm biếm” lí thú ở điểm nào? Bài ca dao này phê phán, châm biếm cái gì?
Bài ca dao số 3 có nội dung phê phán châm biếm vừa kín đáo lại rất sâu sắc. Có được điều đó là nhờ vào việc chọn lựa các nhân vật để miêu tả, “đóng vai” rất lí thú ở các điếm sau:
- Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.
- Từng con vật với những đặc điểm riêng đầy sinh động. Nó tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội.
- Dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người.
Qua đây, bài ca dao muốn tố cáo, phê phán và châm biếm những hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.
Bài ca dao số 1 “Những câu hát châm biếm” giới thiệu về “chú tôi” như thế nào? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?
Chân dung của chú tôi:
- Là người nát rượu nghiện ngập ("hay tửu hay tăm")
- Là người thích hưởng thụ ăn chơi ("hay chè đặc, hay ngủ trưa")
- Là người lười biếng lao động ("ước ngày mưa, ước đêm thừa")
Bài ca dao là lời chế giễu những hạng người lười biếng, thích ăn chơi rượu chè. Hạng người này ở thời đại nào cũng có, cần phải lên án và phê phán.
Ý nào không chính xác khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của người lao động qua những bài ca dao châm biếm, hài hước?
A. Sự thông minh, dí dỏm.
B. Tinh thần đấu tranh.
C. Những tâm tư thầm kín.
D. Tinh thần lạc quan.
Đây là văn bản "Những câu hát châm biếm" trong chương trình Ngữ Văn lớp 7 tập một nhé
Câu 1 : Bốn bài ca dao châm biếm có những đặc điểm chung nào về hình thức nghệ thuật ?
( VBT Ngữ Văn 7 tập một trang 44 )
Câu 2 : Những câu hát châm biếm nói trên có điểm gì giống truyện cười dân gian ?
+ Đối tượng châm biếm :
+ Nội dung châm biếm :
+ Hình thức gây cười :
Dựa vào những gợi ý các bn hãy trả lời giúp mk nhé !
Bài 1 :
Các biện pháp nghệ thuật cùng được sử dụng trong bốn bài:
+ Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.
+ Sử dụng phép liệt kê.
+ Sử dụng phép ẩn dụ, tượng trưng, nói ví von.
+ Lối nói tương phản.
+ Giọng điệu châm biếm, giễu nhại.
Bài 2 :
– Đối tượng châm biếm:
+ Những loại người có thói hư tật xấu trong xã hội.
+ Những thói hư tật xấu, hủ tục trong xã hội.
– Nội dung châm biếm:
+Những thói xấu trong xã hội: lười biếng, sĩ diện hão, mê tín dị đoan, giấu dốt,…
+ Những mặt trái, mặt khuất của xã hội: sự bất công, những hủ tục, luật lệ làng xã rườm rà,…
-hình thức gây cười :
+ Lối nói phóng đại, ẩn dụ, tượng trưng.
+ Phép tương phản, đối lập.
những nội dung than thân,châm biếm trong các bài ca dao có còn trong xã hội ta ngày nay không? Hãy tìm những dẫn chứng cụ thể trong cuộc sống quanh em
Những nội dung than thân, châm biếm trong các bài ca dao đã và đang sử dụng trong xã hội ta ngày nay. Ví dụ:
* Than thân: Gánh cực mà đỗ lên non, Cong lưng mà chạy,cực còn theo sau.
*Châm biếm: Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà Chú chuột đi chợ đàng xa Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.
Bài ca dao số 2 “Những câu hát châm biếm” nhại lại lời của ai nói với ai? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội?
- Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.
- Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhưng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết.