Những câu hỏi liên quan
Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 11 2016 lúc 19:26

1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

Từ láy:

là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa

Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu

– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…

-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được

Đại từ:

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

 

Bình luận (0)
Linh Phương
19 tháng 11 2016 lúc 19:35

2)

Hán Việt:

Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.

Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )

 

Bình luận (3)
Đạt Nguyễn
22 tháng 11 2016 lúc 20:11

GG

Bình luận (0)
Dung Phương
Xem chi tiết
minh phượng
11 tháng 11 2018 lúc 18:28

Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi  được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng  cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm  ổi, những buổi  ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho  tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.

 

Mai sau, dù có đi đâu xa tôi vẫn luôn nhớ về mảnh đất này như nhớ tới người mẹ hiền luôn ôm ấp tôi vào lòng vậy. Mỗi người chúng ta dù già hay trẻ dù giàu sang hay nghèo đói tì vẫn có tình cảm đặc biệt với quê hương mình vì:

” Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

Từ đồng nghĩa: lọt lòng, chào đời.

Từ trái nghĩa: Già – trẻ, giàu sang – nghèo đói.

Bình luận (0)
minh phượng
11 tháng 11 2018 lúc 18:27

Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng,tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc cảu chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn  trên cánh đồng.

Bình luận (0)
minh phượng
11 tháng 11 2018 lúc 18:28

Quê hương" Mỗi khi nhắc đến hai tiếng thân thương ấy lòng tôi lại dâng trào biết bao niềm yêu mến và tự hào. Quê hương tôi đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi nấng tôi thành người, nơi đã chứng kiến những ngay tôi chập chững bước đi, bi bô biết nói. Những ngày nắng nóng chói chang mẹ là người đã mang làn gió mát đến cho tôi ngủ. Những đêm giá rét cha đã ủ ấm tôi và đưa tôi vào giấc ngủ thần tiên. Quê hương dã cho tôi những người bạn cắt cỏ, chăn trâu, thả diều, bắt cá đã cùng nhau chuyện trò, đẻ chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Làm sao có thể quên những người hàng xóm tốt những người thầy dễ mến bụng từ già đến trẻ từ giàu đến ngèo ai ai cũng một lòng thương yêu nhau thắm thiết. Quê hương đã naamg cánh cho tôi dấng bước tương lai và noi gương thế hệ cha ông trong quá khứ.  Chao ôi! Tôi sẽ chẵng bao giờ quên đâu, chẳng bao giờ. Quê hương ơi!!!!

Bình luận (0)
lê phan mai vy
Xem chi tiết
Linh Phương
4 tháng 12 2016 lúc 19:16

Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.

Bạn tự tìm hộ mk với nhé!

Bình luận (2)
Thảo Phương
4 tháng 12 2016 lúc 19:58

Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì em mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho em cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho em vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng em trên con đường học vấn.Thời cắp sách tới trường của mỗi chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng ta, uốn nắn chúng ta từng chút một trên con đường học tập. Ngày ngày đến lớp đều được nghe những lời nói ngọt ngào và ấm áp của thầy cô. Ôi! Những lời nói thân thương chứa đựng biết bao tình cảm như những dòng sữa rót vào lòng chúng em. Từ khi chúng em còn bi bô tập nói thì đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng em biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Ngày ngày trôi qua, chúng em dần dần bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức và thầy cô luôn dõi theo chúng em. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy. Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!

Bình luận (1)
Phạm Thảo
4 tháng 12 2016 lúc 20:53

mai kt zui tui chưa soạn bà cho tui mượn 1 bài nha

 

Bình luận (0)
Quỳnh An
Xem chi tiết
Nguyễn Mỹ Dàng
28 tháng 11 2016 lúc 7:38

Đề 1:

"Quê hương"- hai tiếng ngọt ngào vang lên từ sâu thẳm con tim mỗi khi nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người. Quê hương- nơi để lại bao kỉ niệm buồn, vui để thương, để nhớ... Việt Nam- quê hương tôi đó, nơi non cao, nơi biển thấp, nơi nước chảy bên đục, bên trong. Bên bờ sông chỗ lỡ, chỗ lồi. Nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, nơi tôi tắm mát với dòng sữa ngọt ngào của mẹ và cũng là nơi tôi nghe những câu hát ru ầu ơ những buổi trưa hè...

Bình luận (0)
Linh Phương
28 tháng 11 2016 lúc 16:59

Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Với những cơn gió se se lạnh.Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia Trái Đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại. Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Bấy giờ, hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn. Bấy giờ, hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Và bấy giờ, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió…

Bình luận (0)
Thảo Phương
28 tháng 11 2016 lúc 19:36

Đề 2:

Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, cũng là mùa đẹp nhất trong năm vì mang đến cho con người không khí ấm áp, vui tươi nhất.Mùa xuân thường gắn liền với Tết, thường bắt đầu vào tháng 1 và kết thucs vào tháng 3. Đây là khoảng thời gian thời tiết êm dịu, ấm áp, vẫn còn se se lạnh nhưng có ánh nắng mặt trời. Mọi người vẫn luôn mong chờ mùa xuân đến, vì được đón Tết cổ truyền, được quây quần bên nhau ấm áp.Cảnh vật mùa xuân luôn tràn đầy sức sống. Những cánh hoa đào của miền bắc và hoa mai của miền nam đua nhau khoe sắc, chở bao nhiêu dư vị và màu sắc của mùa xuân. Những cành cây cao vút bắt đầu nhú những mầm non xanh nõn, mượt mà như những nét chấm phá nhẹ nhàng giữa bầu trời cao trong xanh.Buổi sáng mùa xuân thật trong lành, ấm áp, gió chỉ thổi thật khẽ và những chú chim én đang từng đàn bay từ phương Nam trở về báo hiệu mùa xuân đã đến. Bầu trời dường như thoáng đãng, từng đám mây xanh trắng nối đuôi nhau trôi đi thật chậm rãi.Trong những khu vườn, những khóm rau mới trồng của mẹ xanh mướt, còn đọng lại một vài hạt sương nhỏ bé tí. Chờ khi ánh nắng mặt trời lên thì sẽ tan ra.Lũ trẻ con trong xóm vui cười hớn hở khi mùa xuân về, lại sắp thêm một tuổi, lại được nhận những phong thư lì xì.Mùa xuân thật đẹp, mùa xuân là mùa mà vạn vật thay áo mới.

Dề 1:Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.

Bình luận (0)
Hoa Le
Xem chi tiết
Hoa Le
Xem chi tiết
Hoa Le
19 tháng 12 2016 lúc 19:10

viết đoạn văn nha

 

 

 

 

 

Bình luận (0)
Linh Phương
20 tháng 12 2016 lúc 18:57

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.

Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 12 2016 lúc 20:14
Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
Bình luận (0)
TRẦN THỊ THU YÊN
Xem chi tiết
Suong Nguyen
23 tháng 11 2018 lúc 19:38

qua đèo ngang nhớ lấy đà

Bình luận (0)
minh phượng
23 tháng 11 2018 lúc 19:38

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ. 

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Bình luận (0)
Trangg
23 tháng 11 2018 lúc 19:39

Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều tà lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Cảm nghĩ của em về bài thơ “Qua đèo Ngang”

Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ:

Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đến người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Bình luận (0)
Nguyễn Khả Vân
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
11 tháng 11 2019 lúc 13:47

Mẹ là người vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Mẹ mang nặng đẻ đau, cưu mang, chăm sóc em từ khi em còn bé. Mẹ không những là người mẹ mà còn là một người bạn tri kỉ chia sẻ với em mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Mỗi khi gặp chuyện buồn, mẹ chính là người an ủi, vỗ về, động viên em để em có thêm nghị lực bước đi trên con đường chông gai của cuộc sống. Hình ảnh mẹ tần tảo sớm hôm, cha vất vả mưu sinh sẽ luôn luôn ghi dấu ấn trong tâm trí em. Em nguyện hứa sẽ học thật giỏi để không phụ ơn dưỡng dục của đấng sinh thành.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hùng Nguyễn
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 19:44

Tham khảo:

Từ Hán - Việt: trù phú

Từ láy: ấm áp, hiền hòa....

Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp đơn sơ mà ấm áp. Nào là dòng sông hiền hòa, thơ mộng giữa đôi bờ ngo khoai; nào là cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay trù phú, ấm no;... Nhưng, gần gũi với em hơn cả là những đêm rằm tháng 8 ở làng quê. Tiết thu dìu dịumát mẻ, dễ chịu chứ không oi bức như những ngày hè nóng nực hay ngày đông gía buốt. Bầu trời mùa thu trong vắt, cao vời vợi. Trời thu điểm xuyết những vì sao lấp lánh như tấm thảm nhung khổng lồ. Nhưng đẹp nhất vẫn là đêm trăng Trung thu. Vầng trăng vàng thẳm từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Trăng tròn vành vạnh soi rõ con đường làng em. Trăng rằm tháng 8 tròn đầy, viên mãn chứ k dấu Á trong những đêm trăng khi mờ khi tỏ. Trăng trên trời giữa một biển sao đẹp lấp lánh như một bức tranh giàu màu sắc. Dòng sông Hồng về đêm lấp loáng như một dòng trăng. Trăng lung linh, huyền ảo với sự tích chú Cuội ngồi gốc cây đa gợi lên trong em bao nhiêu là ước mơ, hy vọng,...Trẻ em chúng em ùa đi rước đèn với chúng bạn. Đứa nào cũng nô nức, phấn khởi, vui vẻ với chiếc đèn ông sao hay đèn lồng của mình trong những bản nhạc vui nhộn. Ánh trăng trung thu tràn ngập trên khắp con đường rước đèn của chúng em. Vẻ đẹp thiên nhiên hòa với vẻ đẹp ánh sáng điện, thật không có gì đẹp hơn thế! Và em cũng yêu quê hương mình hơn từ những đêm trăng đẹp và đầy ý nghĩa như thế!

Bình luận (0)