ban tuong trinh hoa hoc bai thuc hanh so 3 ?
Bai 1 : cam nhan cua em ve 2 cau tho cuoi trong bai " Ngam trang "
Bai 2 : Y nghia tu tuong tu tuong cua bai " Di duong " goi cho em nho toi bai tho nao trong chuong trinh ngu van lop 8 ? So sanh su giong nhau cua 2 bai tho ?
Bai 3 : Tu bai tho " Di duong " hay viet 1 bai van ngan trinh bay suy nghi cua em ve con duong hoc tap phia truoc cua ban than ?
Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.
* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.
* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.
- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.
- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.
- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.
* Cấu trúc câu lí giải:
- Không: rượu, hoa, không gian.
- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.
=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.
+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.
+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.
=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.
- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
1 . nhung bai hoc song va hanh dong cua em sau khi hoc xong bai Con ho co nghia
2 . viet van ban ngan trinh bay nhung bai hoc ma em nhan duoc qua cac van ban truyen trung dai trong chuong trinh ngu van 6 , tap mot
LAM ON TRA LOI NHANH LEN GIÙM ,CHI CON 30 PHUT NUA THOI DAY NGAY 18 thang 1 nam 2017!!!!!....!!!..???
ai giúp với:<
https://hoc24.vn/cau-hoi/hien-nay-co-nhieu-ban-hoc-sinh-luoi-hoc-bai-mai-choi-game-em-hay-viet-mot-doan-van-thuyet-phuc-cac-ban-tu-bo-nhung-thoi-quen-xau-de-cham-chi-hoc-tap-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-nhung-hien-tuong.5565066875114
Tham khảo:
“ Học, học nữa, học mãi”, đó là lời nhắc nhở muôn đời đối với thế hệ trẻ chúng ta. Việc học không chỉ được thực hiện khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường mà còn theo ta trên suốt hành trình của cuộc đời. Vậy mà ngay từ khi còn trẻ nhiều bạn đã bỏ bê, lơ là học tập, các bạn đâu biết rằng nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Học là quá trình tìm tòi sáng tạo, lĩnh hội tri thức của loài người để hiểu biết về thế giới xung quanh, để bản thân không bị lạc hậu trong xã hội hiện đại. Có thể nói rằng người không học là người không có tương lai. Bởi dù bạn làm bất kì công việc gì bạn cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Một bác sĩ không thể khám chữa bệnh cho bệnh nhân nếu không có kiến thức về bệnh lý. Một giáo viên không thể giảng dạy cho học sinh nếu không có kiến thức về chuyên môn... Học không chỉ để hoàn thiện bản thân mình mà học còn để giúp người, để cống hiến cho xã hội. Con người sống là phải có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp. Nếu không học, không có kiến thức về đời sống thì con người đó luôn là kẻ thụt lùi, ăn bám xã hội, không giúp ích được gì cho đời.
Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời con người. Khi còn trẻ ta tiếp thu tri thức nhanh hơn vì ta chưa phải vướng bận gì nhiều về công việc hay gia đình. Những kiến thức ta thu nhặt được ở phổ thông là gốc rễ, là cơ sở và trở thành hành trang giúp ta gặt hái được thành công trong tương lai. Nếu không có một nền tảng vững chắc thì tương lai của chúng ta sẽ không vững bền.
Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng việc học. Thời trung đại, Nho học được được giảng dạy nhằm hướng con người ta đến những điều hay lẽ phải. Người được làm quan, được người đời nể phục nhất định phải là một người có học thức. Phụ nữ thời xưa vì không được học nên phải chịu số phận con sâu cái kiến, không được hưởng một niềm hạnh phúc trọn vẹn.
Đến những năm tháng khó khăn trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, Bác Hồ cũng đã nhắc nhở dân ta phải diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chỉ khi có tri thức ta mới được giác ngộ và được nhận thức đúng đắn về cách mạng, về hòa bình độc lập.
Vậy mà ngày nay nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi truyền thống hiếu học quý báu ấy của dân tộc. Cuộc sống hiện đại có vô vàn những điều thú vị mới mẻ nhưng cũng có vô vàn những cám dỗ. Vì được hưởng một cuộc sống đủ đầy nên sinh ra thói thực dụng, lười biếng, ỷ lại. Các bạn chưa xác định được mục đích học tập là gì nên không đề cao việc học. Nhiều bạn còn sa đà vào trò chơi điện tử, sâu thêm nữa là tệ nạn xã hội. Đó là những việc làm vô bổ, hủy hoại tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.
Vì thế thế hệ trẻ chúng ta phải có bổn phận trách nhiệm với việc học hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Say mê, tìm tòi học hỏi là những phẩm chất cần có của mỗi học sinh. Nhưng học không phải là ngồi lì một chỗ dán mắt vào sách để học thuộc những lý thuyết những công thức khô khan mà việc học của chúng ta nên đi đôi với thực hành, trải nghiệm. Điều này làm cho việc học tập vừa thú vị vừa hiệu quả hơn.
Tri thức là cánh cửa đưa chúng ta tới thành công. Tương lai của bạn được sắp xếp thế nào, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của bạn! Là học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của tổ quốc, bạn cần biết trách nhiệm học tập của mình để giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.
ke ten 6 bai hat va tac gia tuong ung o chuong trinh hoc lop 6
Quốc ca(Văn Cao), Tiếng chuông & ngọn cờ(Phạm Tuyên), Vui bước trên đường xa(Hoàng Lân), Làng tôi(Văn Cao), Hành khúc tới trường( Phan Trần Bảng & Lê Minh Châu), Lên đàng( Huỳnh Văn Tiểng & Lưu Hữu Phước),....
bai kiem tra 1 tiet tin hoc 6 hk2 bai thuc hanh so may vay?
ai giup minh, minh cho muon de thi vat ly 1 tiet hk2 lop 6 nhe
Minh co 3 de thi thuc hanh ne . minh hoc ko gioi mon nay lam ban nao bt giup minh voi:
1, Viet chuong trinh nhap 2 so la chieu dai va chieu rong cua hinh chu nhat.tinh chu vi va dien tich .sau do in ra man hinh chu vi va dien tich cua hinh chu nhat do
2,Viet chuong trinh nhap ban kinh cua duong tron sau do tinh dien tich cua duong tron do. in kq cua dien tich h tron do ra man hinh
3, Viet cong thuc nhap lai 2 so a va b . sau do tinh tong,hieu,tich,thuong cua 2 so do . In kq ra man hinh
1. Khai báo 2 biến: a và b (trong đó: a là chiều dài, b là chiều rộng)
Cho người dùng nhập giá trị vào 2 biến trên
Công thức chu vi:(a+b)*2
Công thức diện tích: a*b
Điều kiện bổ sung:
+ Nếu a <= 0 hoặc b <=0 hoặc cả a,b <=0 => Báo lỗi (Chiều dài không bao giờ âm)!
+ Nếu a=b => Báo lỗi (Hình chữ nhật thì chiều dài không thể bằng chiều rộng)
de 3
program bt;
uses CRT;
var m,n:integer;
T:real;
BEGIN clrscr;
write('m,n ='); readln(m,n);
writeln('Tong la:',m+n);
writeln('Hieu la:',m-n);
writeln('Tich la:',m*n);
T:=m/n;
writeln('Thuong la:',T);
readln
END.
de 2
a. Hướng dẫn:
- Nhập hai cạnh vào hai biến a, b.
- Chu vi hình chữ nhật bằng 2*(a+b); Diện tích hình chữ nhật bằng a*b.
b. Mã chương trình:
Program Chu_nhat;
uses crt;
Var a, b, S, CV: real;
Begin
Write('Nhap chieu dai:'); readln(a);
Write('Nhap chieu rong:'); readln(b);
S := a*b;
CV := (a+b)*2;
Writeln('Dien tich hinh chu nhat la:',S);
Writeln('Chu vi hinh chu nhat la:',CV:10:2);
readln
end.
trong ki thi vao trung hoc pho thong ,tong so diem 3 mon Toan , Van ,Anh(diem Toan,Van,Anh he so 2 )cua 4 ban Hoa , Binh, Hanh,Phuc nhu sau:ban Hoa dat 36 diem,diem Binh =14/43 tong so diem 3 ban con lai,diem Hanh =15/41 tong so diem 3 ban con lai.Diem phuc =2/5 tong so diem 3 ban con lai. Tinh diem cua moi ban
Suy nghĩ của em về hien tuong vut rac bua bai trong khuon vien truong o mot so ban hoc sinh hien nay
Trường học là một trong những môi trường lành mạnh nhất và luôn đẩy mạnh hoạt động để nâng cao ý thức của học sinh. Tuy nhiên trong khoảng thời gian gần đây thì hiện tượng xả rác trong trường học đang càng trở nên phổ biến và làm mất mỹ quan học đường. Đây là hiện tượng đáng báo động và cần khắc phục ngay.
Hiện tượng vứt rác ở những nơi công cộng không còn là một vấn đề lạ hay hiếm hoi mà diễn ra thường xuyên. Tất cả là do ý thức của mỗi người. Họ vẫn chưa rèn luyện cho bản thân ý thức bảo vệ môi trường. Chính vì thế khi chúng ta đi ngoài đường sẽ không thiếu những vỏ kẹo, túi nilon, vỏ hoa quả… được vứt bừa bãi khắp mọi nơi. Ngay ở trường học cũng vậy. Mặc dù các em học sinh luôn được tuyên truyền tác hại của việc xả rác bừa bãi nhưng vẫn còn rất nhiều em thiếu ý thức. Có những bạn ăn kẹo hoặc ăn sáng xong vô tư vứt rác xuống ngay chân mình mà chẳng hề quan tâm nó có phải thùng rác hay không. Hay có bạn thì nghĩ rằng chỉ cần trong lớp mình sạch là được nên vô tư quẳng rác ra ngoài cửa sổ, ra hành lang. Rất nhiều trường học thì khu đằng sau trường, sân trường, hành lang đầy những rác. Mặc dù đầu tuần nào cũng có lớp trực tuần nhưng cũng không làm sao cho hết rác được.
Tác hại của việc xả rác bừa bãi của học sinh đã khiến cho một môi trường trong sạch, lành mạnh nay trở nên thiếu lành mạnh, mất đi mỹ quan của trường học. Từ những lớp học, hành lang vốn sạch sẽ nay tràn lan rác thải gây ô nhiễm môi trường. Học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi môi trường không bị ô nhiễm cả về không khí, tiếng ồn hay đất. Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi chúng ta ngồi học nhưng lớp học thì đầy giấy, rác thải, ngăn bàn toàn là vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo… Như vậy chúng ta có cảm thấy khó chịu không? Đặc biệt khi cô giáo bước vào một lớp được vệ sinh sạch sẽ thì cũng sẽ có tinh thần để giảng dạy hơn là vào một lớp rác bừa bãi.
Dường như từ thói quen ở nhà cũng như việc bắt gặp người lớn xả rác bừa bãi khiến các bạn học sinh không ý thức được tính nghiêm trọng trong việc xả rác và coi đó là hành động bình thường. Cũng từ đó hình thành thói quen xả rác giống như kiểu tiện tay. Có một thực trạng đó là mặc dù mỗi lớp học và sân trường đều có thùng rác nhưng vì thói quen tiện tay nên thùng rác thì ít rác mà rác lại có ở khắp mọi nơi khác. Việc rả xác này trở thành một nét văn hóa của học sinh, nếu không được khắc phục và vẫn tiếp diễn thì đó là nét văn hóa xấu, thiếu văn minh, lịch sự.
Để khắc phục tình trạng này thì nhà trường cũng đã đưa ra các quy định để nghiêm cấm các hành vi vứt rác bừa bãi, đồng thời còn tuyên truyền tác hại của xả rác thải để học sinh ý thức được hành động của mình. Vì nó đã trở thành thói quen nên mỗi ngày đến lớp thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở để cho các bạn có thể ý thức được hành vi xả rác bừa bãi của mình. Vừa kết hợp nhắc nhở đồng thời cũng phải kết hợp với xử phạt, kỷ luật nếu như vi phạm hay tái phạm. Bởi vì căn nguyên của hiện tượng này là ở ý thức của học sinh nên cũng cần giải quyết bằng biện pháp đánh vào ý thức, nề nếp của chính những học sinh. Đồng thời là một học sinh đã và đang ngồi trên ghế nhà trường thì mỗi chúng ta cũng cần phải biết tự giác học tập và rèn luyện, thực hiện đúng nội quy của trường lớp. Trường học không phải chỉ là nơi học kiến thức mà còn là nơi rèn luyện đạo đức, hình thành nên nhân cách của mỗi người.
Cuối cùng ta có thể khẳng định rằng hiện tượng xả rác trong trường học của học sinh là vấn đề đáng được quan tâm và cần sự phối hợp của gia đình, nhà trường và bản thân chính các em học sinh để có thể tạo nên môi trường xanh, sạch đẹp.
viet bai van ngan (khoang 20 cau)trinh bay cam nhan cua em ve hinh tuong nguoi nong dan trong xa hoi cu sau khi hoc xong hai van ban tuc nuoc vo bo va lao hac .phan tich cac lien ket giua cac doan trong bai van em vua tao lap
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.
Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».
Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.
Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.
Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».
Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.