Những câu hỏi liên quan
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Dương
27 tháng 10 2016 lúc 21:14

Bạn có thể vào đây để xem luôn nhé

hai kịch chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11 - YouTube

Bình luận (0)
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Phương Thảo
26 tháng 10 2016 lúc 19:26

Nhân vật:

Thầy Trí, thầy giáo trẻ, rất thương trò, là giáo viên chủ nhiệm

Mẹ Lê: người mẹ thương con nhưng không hiểu con

Lê: học sinh giỏi, nhà giàu, sống trong một gia đình áp đặt, nặng nề.

Lan: Bạn thân của Lê

Minh: nam sinh quậy, hay nói xấu thầy cô, ghen tỵ với học sinh giỏi.

Hùng: lớp trưởng

Kim: lớp phó



Cảnh 1:

Nhà của Lê. Mẹ Lê đang xem điểm kiểm tra môn Sử của Lê.

Mẹ Lê: Sao hả Lê? Con học Sử kiểu gì mà chỉ có 9 điểm vậy?

Lê: Mẹ ơi, con chỉ sai ở chỗ câu hỏi giành cho học sinh giỏi thôi mà. Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm...

Mẹ Lê: (sừng sộ) Mày là học sinh giỏi mà không trả lời nổi câu hỏi giành cho học sinh giỏi hả? Con tao là phải đạt điểm mười tất cả các môn, tất cả các môn, nghe chưa?-rút cây roi ra, đánh Lê- Lười biếng! Học không lo học, đi lo chuyện bao đồng.Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, nếu kỳ này con đạt điểm mười cả mười bốn môn thì mẹ sẽ mua cho con cái laptop hàng hiệu. Trời ơi là trời! Vậy mà mày bôi tro trát trấu vào mặt tao vậy hả? Lần này mày mà không được loại giỏi thì ****** sẽ không được bình bầu danh hiệu “Đảm việc nước, giỏi việc nhà”, vậy thì còn gì thể diện nữa, hả?

Lê (vừa lấy tay đỡ đòn, vừa năn nỉ): Mẹ ơi, đây là lần đầu tiên con bị điểm chín môn Sử. Mẹ tha cho con lần này đi. Ngày mai con phải kiểm tra 1 tiết môn Hóa rồi, mẹ cứ đánh hoài sao con học bài?

Mẹ Lê: A, con này bữa nay dám trả treo với tao nữa. Thôi được rồi, tao cho mày đi học. Nhớ, học sao để được điểm 10 nữa đó, nếu không thì đừng trách tao.

Cảnh 2:

Ngoài cửa lớp, học sinh lấy sách vở ra ôn bài, chuẩn bị kiểm tra.

Minh (ngông nghênh vào lớp): Tụi bây học cái gì đó?

Lan: Hóa.

Minh:Ui, mặc kệ cái môn Hóa khùng khùng đó đi. Học hoài mà tao có hiểu gì đâu!

Hùng: Sao ông đi học trễ vậy?

Minh: Ngủ quên.Mà sao bữa nay tụi bây siêng dữ? Kiểm tra một tiết hả? - tiến đến chỗ Lê, giọng ngọt xớt- Tao khỏi lo, được ngồi cạnh học sinh giỏi mà! Phải không Lê?

Lê (rùng mình): Ngồi vô chỗ đi. Bạn làm tôi phát mệt.

Minh: A, cái con này láo hả? Ủa, tay mày bị gì mà đỏ dữ vậy? Bữa qua bị ba mẹ đánh đòn nữa rồi phải không?

Lê tức giận, nhưng cố kềm nén. Bỗng một học sinh phóng như bay vào lớp, la làng: “Thầy tới!” Mọi người nhanh chóng trở nên trật tự. Thầy vào, Hùng hô đứng lên chào thầy. Lớp bắt đầu làm kiểm tra.

Thời gian trôi qua, hết giờ.. Các học sinh lần lượt nộp bài. Sau khi thầy đi, Lê gục đầu xuống bàn.

Lan (lo lắng): Sao vậy Lê? Bộ bà mệt lắm hả?

Lê (gắt gỏng): Tôi không sao hết, để tôi yên.

Minh: Nó dĩ nhiên là làm được bài. Yên tâm đi, có làm sai thì thầy thế nào cũng sẽ nâng điểm cho nó. Thầy ưu ái nó lắm!

Lan (đứng phắt dậy, chỉ tay vào mặt Minh): Tôi cấm bạn xúc phạm thầy Trí. Bạn mà nói nữa, tôi sẽ mách thầy đó.

Minh: Bạn cũng thích thầy lắm hả?

Hùng (bất bình): Ừ, thì người ta học giỏi, người ta phải chăm chú nghe giảng chứ.-mỉa mai- Không như ai kia, giờ thực hành hóa, lấy nước đổ vô cục natri cho nó nổ banh cái cặp, còn chửi lại thầy nữa.

Minh: Lớp trưởng muốn gây sự lắm hả. Chơi luôn, có ngon thì xông vô.

Kim: Thôi, cho tui can. Mấy bạn làm ơn lấy sách vở ra học tiếp tiết hai giùm tui.

Lê chợt vùng chạy ra ngoài, xô luôn mấy bạn trai đứng ở cửa lớp.

Cảnh 3:

Phòng thực hành hóa. Thầy Trí đang chấm bài. Lê thập thò ngoài cửa.

Thầy: Gì vậy cô bé?

Lê: Bài kiểm tra em làm tệ lắm phải không thầy?

Thầy: Năm điểm! Sao em học sút dữ vậy Lê?

Lê : Thầy cho em làm lại đi.

Thầy: Không được. Đây là bài kiểm tra 1 tiết đó, em hiểu không?

Lê: Thầy cho em làm lại đi. Mẹ em mà biết chuyện này, mẹ sẽ buồn lắm.

Thầy: Thôi đi cô. Đừng có lấy sự hiếu thảo ra mà năn nỉ thầy.

Lê (giận dữ): Sao thầy ác quá vậy?

Thầy (kinh ngạc): Ai cho em nói chuyện với tôi bằng cái giọng hỗn hào như vậy hả Lê? Chuyện gì vậy? Em có biết là sẽ khó xử cho thầy lắm không nếu thầy cho em làm lại?

Lê: Em xin lỗi. Nhưng em sai chỗ nào mà thầy chỉ cho có năm điểm?

Thầy Trí thở dài, rút ra bài làm của Lê.

Thầy: Lại đây...-tận tình chỉ bảo- Coi nè, chỗ này em phải ghi như vậy..., như vầy...

Lê (nhõng nhẽo): Thôi được rồi thầy, em biết em đáng đánh đòn rồi. Nhưng thầy phải cho em làm lại.

Thầy: Không được, thầy đã chỉ hết lỗi sai cho em rồi. Bây giờ em để yên cho thây chấm bài.

Lê: Thầy ơi, cho em làm lại đi mà!

Thầy: Thầy hết kiên nhẫn rồi đó Lê. Sao em quan trọng hóa vấn đề dữ vậy? Em còn kiểm tra học kỳ, rồi cả học kỳ hai nữa, tha hồ mà kéo điểm. Con điểm năm này cũng chỉ là một phần rất nhỏ trên con đường học tập của em thôi, như nguyên tử của một nguyên tố vậy.

Lê: Thầy không hiểu gì hết. Điểm của thầy sẽ biến nhà em thành địa ngục đó thầy có biết không?

Thầy(sửng sốt): Gì vậy Lê? Nói cho thầy biết, đừng ngại! Mọi ngày em ngoan ngoãn, hiền lành lắm mà, sao bữa nay cứng đầu quá vậy?

Lê(cắn môi, kềm nén cảm xúc): Gia đình em chỉ có một mình em. Ba mẹ phải đi làm rất cực khổ để nuôi em ăn học. Bởi vậy, ba mẹ coi trọng việc học của em ghê lắm. Chỉ cần chín điểm rưỡi thôi, em cũng bị ăn đòn. Đối với cha mẹ, em là học sinh xuất sắc, lúc nào cũng phải đạt điểm mười. Em phải đi học thêm khắp nơi, đến tối còn phải học bài tới mười hai giờ khuya. Có khi bài ở truờng thi ít mà bài học thêm thì nhiều... Em thật sự không sợ bị thầy cô khiển trách khi bị điểm kém, mà em sợ cây roi của cha mẹ. Bởi em hiểu, mỗi lời của thầy cô đều chan chứa tình thương, còn đòn roi của gia đình thì còn chứa thêm cả một khối sĩ diện nặng nề nữa. Đối với nhiều bạn, điểm chín là cả niềm vui, nhưng đối với em, nó là sự sợ hãi. Thầy có hiểu, trước ngày thầy cho làm kiểm tra, em đã bị đánh một trận nhừ tử vì tội chỉ đạt điểm 9 môn Sử. Bây giờ thầy cho em điểm năm thì có khác nào thầy giết em hả thầy?

Thầy: Em phải học nhiều vậy hả Lê? Đâu nhất thiết phải thế. Chỉ cần làm đủ những bài tập thầy cô giao, học bài cho kỹ là ổn rồi.

Lê: Sao thầy không nói chuyện đó với ba mẹ em? Nói với em thì có giải quyết được gì. Bằng mọi giá thầy phải cho em làm lại bài kiểm tra.

Thầy (nắm vai Lê): Bình tĩnh nghe thầy nói nè. Em đã thử tâm sự với ba mẹ lần nào chưa. Em có bao giờ nói với họ rằng mình mệt mỏi như thế nào, chán nản như thế nào chưa? Đã nói lần nào chưa?

Lê (như chợt tỉnh giấc): Không, em không dám. Hầu như từ xưa tới giờ chưa ai lắng nghe em nói... như thầy.

Thầy (cười):Vậy là ổn rồi. Đừng lo, nếu cố gắng, em sẽ kéo điểm lên được thôi. Còn ba mẹ em... để thầy nói chuyện với họ.

Lê: Thôi mà thầy, em lo lắm...

Thầy: Không cần phải lo gì hết. Đôi khi, chỉ cần một chất xúc tác thôi thì phản ứng sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Thầy sẽ là chất xúc tác cho em. Còn em, em phải mau chóng thoát khỏi áp lực học hành. Không có con đường nào là trải đầy hoa hồng, không ai đi học mà chỉ toàn có điểm mười. Tuổi thơ của em rất đẹp, hãy cứ tận hưởng nó, rồi em cũng sẽ có một tương lai tươi sáng.

Lê (xúc động): Giá mà mẹ nói với em những lời mà thầy vừa nói.

Thầy: Em phải giãi bày với gia đình mọi suy nghĩ của mình. Thầy tin, rồi ba mẹ cũng sẽ hiểu cho em. Còn nếu như mọi chuyện tồi tệ hơn thì cứ đến gặp thầy.

Lê (cúi mặt, nắm chặt tay thầy): Đây là lần đầu tiên em tìm được người thầy đồng cảm với mình, thầy ơi!

Cảnh 4:

Nhà Lê. Ba mẹ Lê đang ngồi làm việc bên đống tài liệu. Lê thấp thỏm bước vào nhà.

Lê: Chào ba mẹ, con mới đi học về.

Mẹ Lê: Ờ, bữa nay có thêm kết quả môn nào nữa con?

Lê: Dạ... môn Hóa

Ba Lê: Con gái ba lại được 10 điểm nữa phải không?

Lê (sợ sệt): Dạ không, là 5 điểm.

Ba Lê (nổi cơn thịnh nộ): Sao? Chỉ 5 điểm thôi? Tao nuôi mày ăn học để chỉ nhận được con số 5 thôi hả?

Mẹ Lê (buông tờ tài liệu xuống, nói mỉa): Con có hiếu quá mà. Bộ mày có bồ có bịch gì ở trường hay sao mà học xuống dữ vậy?

Ba Lê (nhìn đồng hồ): Thôi, cho nó xuống uống ly sữa đi, rồi còn đi học thêm tới chín giờ tối nữa. Để về nhà phạt nó cũng được

Mẹ Lê: Không, phải phạt nó. Để em đánh nó mấy cái rồi chở nó đi học luôn, khỏi uống sữa.

Nói rồi, bà cầm cây chổi lông gà, sấn tới Lê đánh túi bụi, mặc cho con gái van xin. Chợt, một đám học sinh chạy tới cùng thầy Trí chạy tới.

Thầy: Chị đừng đánh Lê. Trò ấy đã ngất xỉu ở lớp học nhiều lần lắm rồi.

HS 1: Lê là một học sinh giỏi, nhưng bạn ấy đã thực sự kiệt sức.

HS 2: Chúng con đi học cũng rất muốn được điểm cao. Bởi vậy, khi thất bại, bản thân chúng con đã đau buồn lắm rồi.

HS 3: Ít ai chịu tìm hiểu nguyên do của những con điểm xấu, mà chỉ trừng phạt thôi. Điều đó đôi khi khiến chúng con sợ học.

HS 4: Chúng con không cần laptop, di động, áo quần hàng hiệu, chỉ cần sự đồng cảm của những người như thầy. (quay về phía thầy Trí).

Lan: (móc trong cặp ra bài kiểm tra): Thầy ơi, điểm mười này là do sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của chúng em tạo nên, chúng em xin tặng thầy ngày Nhà giáo Việt Nam. Cảm ơn thầy đã dạy chúng em biết bao điều hay, điều lạ, và cũng cảm ơn thầy vì đã lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với chúng em những lúc chúng em thất bại.

Thầy trân trọng cầm món quà, còn ba mẹ Lê thì tiến đến phía con, ôm con.

Mẹ Lê: Mẹ đã biết rồi. Chiều nay con không cần phải đi học thêm nữa, mẹ sẽ cùng ngồi học bài với con.

Bình luận (4)
Ngô Châu Bảo Oanh
26 tháng 10 2016 lúc 19:23

cái này thì mk chịu

Bình luận (0)
Kẹo dẻo
26 tháng 10 2016 lúc 20:04

Hay

Bình luận (2)
Amine cute
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
26 tháng 10 2016 lúc 19:22

BN diễn hay làm bài tập tek

Bình luận (2)
Kẹo dẻo
26 tháng 10 2016 lúc 19:29

Trường mk diễn rồi

Nhưng k fải vở kịch nói về thầy cô

Bình luận (1)
Kẹo dẻo
26 tháng 10 2016 lúc 19:55

Trường mk nói về tình yêu thương con người,chỉ nhớ phần đầu còn phần đuôi thì quên rồi

Bình luận (1)
Vũ Huyền Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Khắc Nam
10 tháng 8 2018 lúc 11:32

kho qua ban oi minh chi biet ta mua ha thoi

Bình luận (0)
Vũ Huyền Phương
10 tháng 8 2018 lúc 11:38

mình cũng thấy vậy nên mới hỏi

Bình luận (0)
Lion
10 tháng 8 2018 lúc 11:50

Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu, giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ lông màu nâu không hiểu nấp ở đâu mà toàn thân ướt sũng, chị đang xoè cánh rũ nước. Đàn gà con nhỏ bé  như những cuộn tơ  vàng đang lích chích chạy theo mẹ. Chú mèo khoang từ nãy đến giờ trốn dưới bếp mới chạy ra, chú vươn dài người, ngáp ngáp mấy cái rồi đủng đỉnh đi lại quanh nhà.

Bình luận (0)
Tuyết Ngân
Xem chi tiết
Nguyên Nguyễn Hồ Xuân
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Phương
Xem chi tiết
Đỗ Hải  Anh
28 tháng 1 2022 lúc 12:05

um đề bài j bí quá bn ko cho tui thở à ? 

còn đề bài như này mà ko cho tra thì cx chịu các cô 

chúc bn Tết zui ze :)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Phương
28 tháng 1 2022 lúc 12:06

bạn ơi , ko cần câu ghép cx  đc trả lời giúp mình ik pls

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Isabella Nguyễn
Xem chi tiết
Mavis Fairy Tail
8 tháng 11 2017 lúc 19:42

:> Cảm nghĩ ak..... thôi ko hay thì thông cảm cho năng khiếu ko đc thiên bẩm of mik nhá!

Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của tác giả Nguyễn Khuyến đã tạo tình huống rất khôn khéo, lời nói lại khôn hài, ngôn ngữ thì giản dị, tinh tế, mà ý nghĩa bài thơ thật sự rất hay và sâu sắc. Từ câu thơ mở đã cho ta thấy niềm vui phấn khởi khi có bạn cũ đến thăm của tác giả. Nhưng 6 câu tiếp lại diễn đạt hoàn cảnh rất trớ trêu và đáng cười : con cái đi vắng, chợ thì xa; ao sâu nc cả thành ra khó bắt cá; vườn rộng mà rào lại thưa nên ko bắt đc gà; cải chưa lên cây, cà mới nụ; bầu mới rụng rốn, mướp vừa ra hoa, trò truyện tiếp khách trầu chẳng có -> sản vật của nhà thì nhiều đấy nhưng cũng như ko (chưa thể sử dụng được.). Ấy vậy mà cây thê cuối lại diễn đạt ý chính cuối rất thấm. Tuy là ko có đồ vật, sản vật j để tiếp đãi, nhưng vì tình bạn sâu đẹp, thắm thiết cả tác giả và bạn của tác giả nên chỉ cần gặp nhau bắt lại truyện cũ là đã thấy quý rồi. Nội dung, ý chính mà tác giả muốn biểu đạt cho độc giả rất sâu sắc và nặng tình.

-> Ý nghĩa lớn nhất mà bài thơ muốn gửi gắm đến là: một tình bạn đẹp, cao quý là khi con chữ "tình bạn" ấy được cạm tới ngưỡng đỉnh thiên liêng nhất của tình bạn cao đep. Ấy là lúc mọi lễ thói, lễ nghi thông thường đều có thể bị gặt qu và ngay cả vật chất cũng ko hề quan trọng nữa.

Bình luận (0)
Trần Hùng Luyện
9 tháng 11 2017 lúc 20:58

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sữ dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn màu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quấn chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) nghe chất phác thật thà đôn hậu làm sao ấy. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thư liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình vậy.

Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nỗi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.

Bình luận (0)
Ngô Thúy Hà
18 tháng 11 2017 lúc 21:01

 Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

 Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đày, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Giường kia, treo những hững hờ

Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ  Khóc Dương Khuê.

Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:

Từ trước bảng vàng nhà sẵn có

Chẳng qua trong bác với ngoài tôi

(Gửi bác Châu Cầu)

                               Đến thăm bác, bác đang đau ốm                             ,

Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay

Bác bệnh tật, tôi yếu gầy

Giao du rồi biết sau này ra sao

(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)

Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung

Bình luận (0)
Trúc Ly
Xem chi tiết