Những câu hỏi liên quan
Đỗ Minh Hùng
Xem chi tiết
La Lay
Xem chi tiết
Pé Chou Cute Dễ Huông:33
7 tháng 9 2022 lúc 18:22

Bạn ơi bạn làm được chưa chỉ mình với mình cũng đang cần

Bình luận (0)
Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 7 2019 lúc 8:23

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta

- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.

Bình luận (0)
le thi minh hong
Xem chi tiết
Phạm Thị Kim Trang
Xem chi tiết
nthv_.
30 tháng 9 2021 lúc 10:54

 Tham khảo:

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng: 1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây giờ mới ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. Có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hay lưỡng ý của Trương Sinh. Chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện, nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 2 2017 lúc 8:56

- Hai mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng

b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo

   + Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

   + Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực

Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn

   + Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm

   + Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

⇒ Quan lại tắc trách, tham lam

c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

   + Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà

   + Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị

   + Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ

→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại

d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

   + Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại

   + Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ

   + Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài

Bình luận (0)
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
15 tháng 9 2016 lúc 16:07

+ Nhân vật chính của truyện là Sơn Tinh, Thủy Tinh cả hai nhân vật đều được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng.
Nhân vật Sơn Tinh:
- Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi.
- Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Nhân vật Thủy Tinh:
- Gọi gió, gió đến.
- Hô mưa, mưa về.
- Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.
Ý nghĩa tượng trưng
- Sơn TinhTài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến.
=> Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.
- Thủy Tinh:Tài năng của Thủy Tinh thể hiện sự tàn phá, hủy diệt, mang lại hiểm họa cho cuộc sống. Thủy Tinh là một hung thần đáng sợ.
=> Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe dọa cuộc sống con người.

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
15 tháng 9 2016 lúc 16:21

- Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Trong bài có sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo: Sơn Tinh là chúa vùng non cao có thể làm các dãy núi, đất cao thêm còn Thủy Tinh thì điều khiển được nước.

- Sơn Tinh: tượng trưng cho sự mong muốn chế ngự thiên tai của ông cha ta và thể hiện cho những điều tốt đẹp.

- Thủy Tinh: tượng trưng cho những cái xấu, sư tàn phá phá hủy thiên nhiên bằng cách dâng nước lên cao.

Bình luận (0)
Kim Chi
7 tháng 10 2017 lúc 20:37

-​Các nhân vật cinh là Sơn Tinh , Thủy Tinh

-Các chi tiết tưởng tượng kì ảo là:

ST: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi ; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

​TT:Họ mua , mua về ; gọi gió , giờ đến.

​ST dùng phép lạ bốc từng quả đồi , đổi từng dãy núi , dựng thành lũy đất để ngăn chặn dòng nước lũ.

Nước sông dâng lên bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu.

Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh giữa một biển nước

​Voi chín ngà , gà chín cựa , ngựa chín hồng mao.

-​Ý nghĩa của nhân vật ST , TT là:

Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh của mưa gió , lũ lụt hàng năm xảy ra tại khu vực sông Hồng , gây phá hoại mùa màng.

​Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng năm đáp đề , chế ngự thiên tai , lũ lụt, đồng thời nói lên ước mơ muốn chiến thắng thiên tài của người Việt có để bảo vệ mùa màng.

Mình nghĩ là vậy nha

Bình luận (0)
Đinh Khánh Linh
Xem chi tiết
Phương Thảo
28 tháng 11 2016 lúc 10:44

e) _ Theo tác giả, cốm là thứ quà thanh nhã và tinh khiết chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa nên thưởng thức cốm cũng cần có một văn hóa riêng. Ăn cốm không thể ăn vội bởi cốm không phải là thứ quà của người ăn vội, cốmphải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Theo tác giả, ăn như vậy thì chúng ta mới thưởng thức được cái hương vị thơm ngon độc đáo của cốm.

_ Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

g) Thông điệp : hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức… sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

h) Phương thức biểu đạt : biểu cảm

Ngôn ngữ : kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn.

Ngòi bút tinh tế nhạy cảm,giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá tri biểu cảm cao.
Lập luận chặt chẽ sắc sảo.

 


 

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
28 tháng 11 2016 lúc 13:59

e) đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

- bằng thái độ nhân như, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào?

“Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả ngẫm nghĩ” để thưởng thức những vị ngon của cốm.

+ Ngon miệng: chất ngọt cốm – cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

+ Ngon mũi: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen.

+ Ngon mắt: màu xanh của cốm, màu xanh của lá se. - Sự trân trọng của tác giả.

+ Thể hiện qua lời khuyên, lời nhắn nhủ đối ới mọi người: hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ, chắt chiu, vuốt ve món quà của cốm.

+ Qua sự tôn vinh đánh giá về cốm: Cốm là lộc của trời Cốm là sự khéo léo của con người. Cốm là sự có sức tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa.

= > Điều đó thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm văn hóa ẩm thực. Đó còn là niềm tự hào của tác giả đối với quê hương xứ sở và đối với mản đất, con người Hà Nội.
- Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn\

Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.

g) Theo em , văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

Hãy nhẹ nhàng nâng đỡ , chút chiu , vuốt ve món quà cốm , món quà mà trời đất ban tặng .

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?( phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)

- Phương thức biểu đạt : biểu cảm

- Giọng điệu : nhẹ nhàng và sâu lắng

- Hình ảnh : bình dị

- Ngôn ngữ ; tinh tế , sắc sảo

 

 

 

 

Bình luận (0)
Linh Phương
28 tháng 11 2016 lúc 16:39

e) Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

==> Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.

Bình luận (1)