Những câu hỏi liên quan
Bạch Hạ Băng
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 10 2016 lúc 18:42


1.Nhân vật cụ Bơ-men
Hãy giới thiệu đôi nét về cuộc đời của cụ Bơ-men.
a. Cuộc đời:
- Là hoạ sĩ nghèo.
- Thường ngồi làm mẫu vẽ để kiếm tiền.
Mơ ước lớn nhất của cụ Bơ-men là gì?
- Mơ ước vẽ được một kiệt tác.
b. Cụ vẽ chiếc lá:
Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong thời điểm nào?
- Thời điểm: Đêm đông, giá rét, tuyết rơi đầy mặt đất.
Tình cảm của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi như thế nào?
- Thương yêu Giôn-xi.
Khi chiếc lá hoàn thành thì điều gì đã xảy ra?
- Chiếc lá hoàn thành: Cụ bị xưng phổi rồi qua đời.
=> Kiệt tác:
Qua lời kể của Xiu thì chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác? Tại sao nói chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?
- Sinh động giống thật.
- Đem lại sự sống cho Giôn-xi.
Được vẽ bằng tình yêu thương và đức hi sinh cao cả của cụ Bơ-men.
-> Sản phẩm của nghệ thuật chân chính, nghệ thuật phục vụ con người.
Thảo luận nhóm
So sánh hình ảnh hai chiếc lá thường
xuân ở đầu và ở cuối đoạn trích?
2. Nhân vật Xiu
Hãy cho biết Xiu và Giôn-xi có quan hệ như thế nào với nhau?
- Xiu là đồng nghiệp với Giôn-xi
Khi Giôn-xi bệnh tình cảm của cô dành cho đứa em đồng nghiệp này như thế nào?
Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Xiu đã tận tình chăm sóc Giôn-xi?
Trong đoạn trích mấy lần Giôn-xi đòi kéo tấm mành lên để nhìn ra cửa sổ? Đó là những lần nào?
Vậy khi Giôn-xi nhờ Xiu kéo tấm mành lên cô có biết cụ Bơ-men vẽ chiếc lá thường xuân chưa? Tìm những chi tiết chứng minh điều đó?
Qua quá trình phân tích trên, em hãy cho biết Xiu là người như thế nào?
- Cô có tấm lòng thương người luôn lo lắng, chăm sóc, động viên Giôn-xi tận tình chu đáo.
3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
Tại sao Giôn-xi lại thẫn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên
Vậy chiếc lá thường xuân có liên quan đến điều gì mà khiến Giôn-xi phải thẫn thờ đến như thế?
Khi tấm mành được Xiu kéo lên lần 1 thì tâm trạng, thái độ của Giôn-xi như thế nào? Cô đã nghĩ gì?
- Tâm trạng lo lắng.
Theo em tình trạng sức khoẻ, trạng thái tinh thần của Giôn-xi lúc này như thế nào?
- Tình trạng sức khoẻ yếu ớt, tinh thần tuyệt vọng
Một ngày trôi qua đến sáng hôm sao
khi trời vừa hửng sáng Giôn-xi lại
nhờ Xiu kéo tấm mành lên lần 2
Điều kì diệu gì xuất hiện trước mặt cô?
Thái độ của Giôn-xi như thế nào?
Cô ngạc nhiên vì lá thường xuân vẫn bám trên tường
Trong sự ngạc nhiên đó Giôn-xi có những cử chỉ, hành động rất lạ. Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ điều này?
Những chi tiết trên chứng tỏ tâm trạng của Giôn-xi như thế nào?
- Niềm hy vọng đến, Giôn-xi hồi sinh.
Nguyên nhân sâu sa nào quyết định sự hồi sinh của Giôn-xi?
Đảo ngược tình huống hai lần :
Giôn - xi chờ chiếc lá trong tuyệt vọng  thoát khỏi nguy hiểm  trở lại sống yêu đời.
Cụ Bơmen đang khoẻ mạnh  chết
-> Hai lần đảo ngược này đều lên quan đến bệnh xưng phổi và chiếc lá cuối cùng

Bình luận (0)
La Lay
Xem chi tiết
Pé Chou Cute Dễ Huông:33
7 tháng 9 2022 lúc 18:22

Bạn ơi bạn làm được chưa chỉ mình với mình cũng đang cần

Bình luận (0)
Hye Jin
Xem chi tiết
Linh Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:28

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi ***** Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán ***** trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Bình luận (0)
Thảo Phương
13 tháng 11 2016 lúc 20:32

Con chó vốn là loài vật trung thành với chủ, những cũng thường bị coi thường, xem rẻ. Thế nhưng lão Hạc lại rất quý con Vàng. Lão gọi nó là " cậu Vàng", cho nó ăn trong bát ***** của nhà giàu. Lão bắt rận, tắm rửa, ăn gì lão cũng gắp cho nó. Lão âu yếm trò chuyện, khi dấu dí, khi sừng sộ nạt nộ, nhưng rõ ràng là lão coi nó như một đứa cháu. Con Vàng không chỉ là con là cháu mà còn là người bạn để lão vợi bớt nỗi buồn, cô đơn trống trải. Hơn thế, con Vàng còn là kỉ vật của anh con trai. Lão nuôi con Vàng với nguồn hi vọng mai kia con trở về làm cỗ cưới vợ. Chính vì thế mà khi phải bán con Vàng, lão đã đau đớn, kể chuyện cho ông giáo nghe, lão không kìm đc, bật "khóc hu hu" như con nít.Cả đời lão sống bằng đôi bàn tay lao động của mình. Khi còn khoẻ, lão làm thuê cuốc mướn. Khi ốm đau, kông làm thuê đc nữa thì lão kiếm con trai con ốc, củ khoai củ ráy. Khi không còn tự kiếm sống đc nữa thì lão tự kết liễu đời mình bằng bả chó chứ không đi ăn trộm, ăn cắp như Binh Tư. Lão dã chọn cái chết trong còn hơn sống đục. Quen sống lượng thiện, lão khổ đau dằn vặt khi nghĩ rằng mình đánh lừa con chó:"thì ra tôi gìa bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó". Ánh mắt con Vàng xoáy sâu vào lão nỗi oán trách giận hờn khiến lão thấy ân hận, xót xa. Xử sự không phải với ***** lão dằn vặt, day dứt đến vậy thì hẳn lão không thể làm điều ác với ai bao giờ. Lão sống hiền lành, chân chất, nhân hậu quá, đáng trân trọng biết bao.

Bình luận (0)
Huyền Phương Vũ
Xem chi tiết
Ngọc Viền
26 tháng 8 2016 lúc 20:18

Chi tiết miêu tả tâm trạng 2 anh em khi phải chia tay nhau

- Thủy : run bần bật , kinh hoàng , tuyệt vọng , buồn thăm thẳm , mi sưng mọng lên vì khóc nhiều .

- Thành : cắn chặt môi , nươc mắt tuôn ra như suối

-> cuộc chia tay của hai anh em Thủy Thành là cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động

mih bít có nhiu đó à bn thông cảm ^_^"

Bình luận (0)
đạt lê
Xem chi tiết
đạt lê
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 10 2021 lúc 7:17

Em tham khảo nhé:

Enrico mắc lỗi vô lễ với mẹ. 

Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:

“… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.

 “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.

“bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.

“Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.

“…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.“Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”

==> Bố của En – ri – cô đã cảm thấy rất buồn bã, tức giận và ông tỏ ra nghiêm khắc với con. 
Lí do để người bố có thái độ như vậy vì:

 “Bố để ý sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” và điều đó:

“Giống như một nhát dao đâm vào tim bố”

 Là một sự xấu hộ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa.

==> Điều này cho thấy ông là một người bố rất yêu con, xem con cái là niềm hy vọng tha thiết nhất của cuộc đời.

 Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ:

“Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con”.

“Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”.

“Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

==> Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Một người yêu thương con và có thể làm tất cả vì con. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 1 2017 lúc 10:55

- Nhân vật Giôn-xi yếu đuối, tuyệt vọng:

   + Đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là kết thúc cuộc sống của mình

   + Giôn-xi thờ ơ,bỏ mặc bản thân mặc dù Xiu hết lòng thương yêu, chăm sóc.

- Phản ứng trước hai lần kéo mành:

   + Lần 1: Giôn-xi sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng, Xiu lo lắng.

   + Lần 2: Cả Giôn-xi và Xiu đều sững sờ, ngạc nhiên vì chiếc lá vẫn còn trên cây.

- Nguyên nhân sự hồi sinh của Giôn-xi:

   + Do cô thấy hình ảnh chiếc lá thường xuân giàu sức sống sau đêm mưa bão

   + Giôn-xi không muốn phụ tấm lòng của Xiu, cụ Bơ-men

- Kết thúc truyện nhà văn không để Giôn-xi lên tiếng hay có trạng thái tâm lý nào khác:

   + Kết mở để mọi người tự hình dung ra phản ứng của Giôn-xi

   + Dư vị của tình người, của niềm tin, của sự hi sinh… vẫn còn mãi.

Bình luận (0)
Tho Pham
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 8 2016 lúc 8:01

1)

Đọc truyện, điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ "Sao anh ác thế!" đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện.

Trong cuộc chia tay của Thuỷ với cả lớp, chi tiết Thuỷ cho biết mình sẽ không được đi học nữa (vì nhà bà ngoại ở xa trường quá) và rồi đây, Thuỷ sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ là chi tiết khiến cô giáo (và cả các bạn nữa) bàng hoàng nhất. Cha mẹ Thành và Thuỷ chia tay, với họ đó đã là một nỗi đau đớn lớn. Nhưng ở tuổi của Thuỷ mà không được đến trường, lại phải bước vào đời sớm thế, rõ ràng chi tiết ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy xót xa hơn.Trong khi đó, có lẽ chi tiết cảm động nhất trong màn chia tay này là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng (hoặc cũng có thể nêu ra chi tiết: sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin Thuỷ không còn được đến trường nữa).
Bình luận (1)
Thảo Phương
28 tháng 8 2016 lúc 8:05

2)Thành nhường hét dò chơi cho e(an ủi e)

3)Trẻ e có quyenf dc di học và giao dục nhân cách

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Như Ý
30 tháng 8 2017 lúc 18:44

bạn có thể ngắn gọn hơn ko

Bình luận (1)
Trần Đức Huy
Xem chi tiết