giải thích thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng ''
Đọc truyện "Ếch ngồi đáy giếng"
1) Câu truyện liên quan đến thành ngữ nào? Hãy giải thích câu thành ngữ dân gian đó?
thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng" - phê phán kẻ tự cao, tự đại trong cuộc sống
Đọc truyện "Ếch ngồi đáy giếng"
1) Câu truyện liên quan đến thành ngữ nào? Hãy giải thích câu thành ngữ dân gian đó?
Liên quan đến thành ngữ: "Ếch ngồi đáy giếng". Nghĩa: không coi ai ra gì, thường ra vẻ huênh hoang, ta đây, tự cao, tự đại, luôn cho là mình giỏi hơn người khác.
Từ văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, em hãy tìm một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
Một số ví dụ ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng” như:
- Một bạn học sinh xinh đẹp, học giỏi ở lớp nhưng luôn nghĩ mình là người giỏi nhất, tất cả mọi người đều phải ngưỡng mộ và để ý nhưng khi đi thi kết quả thấp hơn các bạn lớp khác.
- Một người luôn huênh hoang là mình biết nhiều, hiểu rộng, nhưng khi gặp việc khó thì ấp úng, tìm cách trốn tránh.
Thành ngữ là gì? Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: Sơn hào hải vị, Thầy bói xem voi, Da mồi tóc sương, Tứ cố vô thân; Ếch ngồi đáy giếng; Đem con bỏ chợ; Chuột sa chĩnh gạo; Cưỡi ngựa xem hoa |
Tham khảo!
Thành ngữ là những câu nói không nhằm mục đích để hiểu theo nghĩa thông thường, đồng thời ý nghĩa của một thành ngữ thường là câu mang nghệ thuật ẩn dụ trong toàn bộ câu. Hiện có hàng ngàn các thành ngữ khác nhau và chúng thường xuyên được tạo ra ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.
-Sơn hào hải vị: chỉ những món ăn quý hiếm trên rừng, dưới biển
-Thầy bói xem voi: Chỉ thấy bộ phận, không thấy toàn thể, nhận thức, suy luận một cách phiến diện
-Da mồi tóc sương:Chỉ người già, tóc đã bạc, da đã nổi đồi mồi
-Tứ cố vô thân: chỉ những người không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa
-Ếch ngồi đáy giếng: Hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp
-Đem con bỏ chợ:Chỉ việc dìu dắt, giúp đỡ một người, rồi nửa chừng bỏ mặc. Cũng nói Mang con bỏ chợ.
-Chuột sa chĩnh gạo:(Nghĩa đen) Con chuột rơi vào hũ đựng gạo, là món ăn khoái khẩu của nó. (Nghĩa bóng) Ngưởi ta bỗng nhiên được đưa vào trường hợp hay môi trường có lợi cho mình.
-Cưỡi ngựa xem hoa:Cuộc gặp tốt đẹp, hai gia đình quyết định tiến đến hôn nhân. Đêm động phòng, chàng trai và cô gái mới biết được khuyết tật của nhau thì đã muộn. Từ đó, người ta dùng thành ngữ “cưỡi ngựa xem hoa” để chỉ những việc làm có tính chủ quan, qua loa mà không suy xét kĩ.
Lập dàn bài : suy nghĩ về câu thành ngữ " Ếch ngồi đáy giếng"
Một số ý chính.
- Giải thích:
+ Nghĩa đen: hành động chú ếch ngồi dưới đáy giếng coi trời bằng vung.
+ Nghĩa trắng:
-> Chỉ đến những người có kiến thức nông cạn.
-> Phê phán sự thiếu hiểu biết của những con người chỉ với học thức ít ỏi, sự hiểu biết nhỏ bé mà phán xét và kiêu căng tự mãn.
- Bàn luận về câu thành ngữ:
+ Lời nhắc nhủ, khuyên răng ta cần tìm tòi nên đi nhiều để có tâm hồn rộng mở và có sự hiểu biết nhiều.
+ Mở rộng:
-> Hậu quả chỉ biết ngồi đáy giếng: tầm nhìn hạn hẹp, tiếng nói không có giá trị, mọi người xung quanh không yêu mến tôn trọng, bản thân có tương lai không tốt đẹp.
-> Lợi ích khi biết ra khỏi giếng: có suy nghĩ sâu sắc hơn, tâm hồn rộng mở hơn, bản thân hiểu biết nhiều hơn, có tiếng nói địa vị, tương lai dễ đi đến đích thành công.
- Phân tích rõ hơn:
+ Những kẻ chỉ biết khoe khoang mà không xem lại bản thân mình thì chỉ là "ếch ngồi đáy giếng". -> mãi chẳng hiểu được rốt cuộc bầu trời rộng lớn, bao la như thế nào; sự vật và thiên nhiên ngoài kia ra sao.
+ Cả những ngày thành đạt nhất, họ vẫn luôn có sự kém cỏi của mình thế nên theo em, ai ai cũng cần rèn luyện hoặc có cho mình sự khiêm tốn nhất định.
+ Trên đời này chẳng ai hoàn hảo cả, ai cũng có sai sót nhưng thói hư tật xấu ví như hay khoe khoang thì nên bỏ ngay.
- Bài học từ câu thành ngữ:
+ nên đi nhiều thì mới có hiểu biết nhiều, cứ chỉ thu mình ở một nơi sẽ để bản thân ngu đần dẫn đến hậu quả nặng nề.
+ không nên tự cao, tự đại, nên biết năng lực thực sự của bản thân.
+ giữ cho mình sự khiêm tốn.
- Dẫn chứng thực tế:
+ Những đứa trẻ đi nhiều nơi có sự hiểu biết về cuộc sống nhiều hơn những đứa trẻ chỉ ở nhà.
+ HCM đi sang nước ngoài học hỏi, tìm tòi cái hay để tìm ra con đường cứu nước.
+ .....
- Liên hệ bản thân em.
- Khẳng định lại suy nghĩ của mình:
+ Suy cho cùng, con người ta sẽ trở nên thiếu hiểu biết khi không tự thoát ra phạm vi nơi mình ở.
+ Khép lại, chúng ta cần hiểu được giá trị của chính mình, rèn luyện nhân cách của bản thân sao cho mình ngày càng hoàn thiện tốt đẹp hơn
tìm hai ba câu tục ngữ thành ngữ đồng nghĩa với câu " ếch ngồi đáy giếng "
- Khôn nhà dại chợ
- ở nhà nhất mẹ nhì con
- Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta
thùng rỗng kêu to
k nhaa
viết một đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng
Nêu các hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng”.
Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
- Một số học sinh có lực học khá giỏi thường tự mãn khi đi thi đấu với các bạn trường khác lại thất bại.
- Một số người thường khiêm tốn và tự nhận sự hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”
viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu có sủ dụng thành ngữ " ếch ngồi đáy giếng
tham khảo:
“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.
Người ta thường nói: chúng ta cần phải khiêm tốn.
Thực vật, bởi những kẻ chỉ biết khoe khoang mà không xem lại bản thân mình thì chỉ là "ếch ngồi đáy giếng". Mãi chẳng hiểu được rốt cuộc bầu trời rộng lớn, bao la như thế nào; sự vật và thiên nhiên ngoài kia ra sao. Cả những ngày thành đạt nhất, họ vẫn luôn có sự kém cỏi của mình thế nên theo em, ai ai cũng cần rèn luyện hoặc có cho mình sự khiêm tốn nhất định. Trên đời này chẳng ai hoàn hảo cả, ai cũng có sai sót nhưng thói hư tật xấu ví như hay khoe khoang thì nên bỏ ngay.
Khép lại, chúng ta cần hiểu được giá trị của chính mình, rèn luyện nhân cách của bản thân sao cho mình ngày càng hoàn thiện tốt đẹp hơn.
Giải thích thành ngữ Ếch ngôi đáy giếng và thành ngữ Thầy bói xem voi.
Cảm ơn các bạn.
Thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng có nghĩa: Không coi ai ra gì, tính tình tự cao tự đại, luôn luôn cho rằng mình giỏi hơn tất cả và luôn khinh thường người khác, tầm nhìn hạn hẹp mà luôn tỏ ra thông thái và biết tất cả mọi thứ.
Thành ngữ Thầy bói xem voi có nghĩa: Khi muốn tìm hiểu một sự vật hay một sự việc nào đó thì phải xem xét tất cả các mặt của nó, đừng vội vàng khi chỉ mới xem đoạn đầu mà vội đưa ra kết luận không chính xác.
Nhớ k cho mik nha (^_^)
Thành ngữ Ếcsh ngồi đáy giếng phê phán những kẻ có tầm hiểu biết cạn hẹp nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo, qua đó khuyên nhủ mọi người phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Thành ngữ Thầy bói xem voi ngụ ý phê phán những người nhìn nhận và đánh giá sự vật không xem xét kĩ mà đã vội kết luận. Qua đó, chuyện khuyên nhủ mọi người muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện bằng các giác quan thích hợp,biết tiếp thu có chọn lọc và tiếp thu ý kiến của những người xung quanh.