Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 9 2019 lúc 12:22

Từ bao đời, con trâu vốn hiền lành, chăm chỉ luôn là người bạn đồng của người nông dân Việt Nam. Với sự lực lưỡng của mình, trâu giúp người nông dân cày ruộng chuẩn bị cho những vụ mùa mới. Trên đồng ruộng, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chú trâu khỏe mạnh, kéo những đường cày thẳng tắp có phần nặng nhọc. Lực kéo trung bình của một con trâu loại A có thể đạt tới 3- 4 sào một ngày. Vụ mùa tới kì thu hoạch những chú trâu lại chăm chỉ đưa những xe thóc đầy. Chẳng những thế người nông dân Việt Nam mới nói rằng: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đủ để ta thấy tầm quan trọng đến nhường nào của trâu đối với đời sống nông dân.

Nguyễn Tất Đạt
Xem chi tiết
Sontung mtp
2 tháng 9 2018 lúc 10:00

Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân VN: con trâu – là đv nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú- loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo. 
Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người VN . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko thể thíu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non , xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú . Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách , thổi sáo ..Những đứa trẻ đó lớn dần lên , mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu: 


Trâu ơi ta bảo trâu này 
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta, 
Cái cày nối nghiệp nông gia, 
Ta đây trâu đấy ai mà quản công. 


Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu . Lễ hội chọi trâu ở HP là nổi tiếng nhất .Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. 
Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ: 


"Dù ai buôn đâu, bán đâu 
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về 
Dù ai bận rộn trăm bề 
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu" 

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu: 


Ruộng sâu, trâu nái 


Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định. 
Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người VN cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh “Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo”. Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. ĐNA tổ chức tại VN. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu VN người dân VN. 
Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương: 


“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ 
Ai bảo chăn trâu là khổ 
Tôi mơ màng như chim hót trên cao.” 
Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê VN nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở lầngng quê VN-con vật linh thiêng trong sâu thẩm tâm hồn người dân VN. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân V nhất là những người xa xứ

Y-S Love SSBĐ
2 tháng 9 2018 lúc 11:38

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

Hk tốt

♥➴Hận đời FA➴♥
Xem chi tiết
Thanh Ngân
22 tháng 4 2019 lúc 12:13

- toi ghét anh ... đồ du côn

- cảm ơn anh đã khiến em yêu bác kinh mùa đông này

-hoàng tử lạnh lùng và cô nàng lanh chanh

-thục nữ pk xã hội đen

- bạn gái của thiếu gia

- bé ngốc ! làm vợ anh được không ?

-chị hai học đường

- cạp đôi băng tuyết

-công chúa hoa tường vi

-tứ đại thiên dương

- trường học phù thủy

-học viện của các thiên thần

- hoàng tử và công chúa của thế giới ngầm

-bn thân 17 năm , giờ yêu dược chưa

- bộ tam siêu quậy

-hotgirls siêu quyaajy

-khi những tiểu thư là hotboy

-học viện hoàng gia

bn đọc hết rồi bảo mk nha , mk vẫn còn 1 số truyện nữa

Mọt sách không đeo kính
23 tháng 4 2019 lúc 21:06

Em về cùng ngày nắng

AyatoSakami
3 tháng 5 2019 lúc 21:44

Con gái duy nhất của hoàng đế

Thanh Ninh Chi Hạ

Thiếu soái vợ ngài lại bỏ trốn

Phượng hoàng ngàn năm

Thanh xuân bị lãng quên

Thông phi linh

Cô vợ hợp đồng bỏ trốn

Cô vợ ấm áp của hạ thiếu

Còn rất nhiều chuyện khác nx , đọc xong thì ib cho mik mik gửi truyện khác cho😁 😁

toàn đào
Xem chi tiết
Elly Rosé
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 11 2019 lúc 14:38

Giới thiệu làng (xóm, bản, ấp, sóc, phố) của em.

- Nơi em ở là phường 9, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

minhanh
Xem chi tiết
Cô Mỹ Linh
22 tháng 12 2022 lúc 13:19

* Giới thiệu nhân vật ông Hai:

- Là người làng Chợ Dầu, rất yêu làng và tự hào về ngôi làng của mình.

- Chiến tranh nổ ra, ông cùng gia đình phải tạm xa làng đi tản cư.

* Giới thiệu nhân vật anh thanh niên:

- 27 tuổi.

- Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn, cao 2600 mét.

- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

- Anh là người yêu công việc, có tinh thần trách nhiệm cao; là người lạc quan, yêu đời; biết cách sắp xếp cuộc sống; luôn khiêm tốn; nhiệt tình, hiếu khách.

nam doan
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 3 2023 lúc 21:36

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB:

Giới thiệu về làng nghề em muốn giới thiệu:

+ Làng nghề đó ở đâu? (Quận, huyện, xã nào...?)

+ Làng nghề đó có từ bao giờ?

+ Ai là ông tổ của làng nghề đó?

+ Làng nghề đó có nghề gì?

+ Em đã đến thăm làng nghề đó bao giờ chưa?

+ Giá trị nghệ thuật của làng nghề đó là gì?

+ Giá trị kinh tế?

+ Ý nghĩa của làng nghề?

Bày tỏ tình cảm của em với làng nghề đó?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

︵✰Ah
21 tháng 3 2023 lúc 21:33
Làng gốm Bát Tràng

Làng gồm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống có niên đại lâu đời nhất tại Hà Nội – hơn 500 năm tuổi. Đây cũng là làng nghề cổ mà không chỉ quen thuộc với người gốc Hà thành, mà còn nổi tiếng với người dân cả nước, đặc biệt là các tỉnh Bắc – Bắc Trung Bộ.

Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết