Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Huỳnh Hân
Xem chi tiết
Kurenai Aki
10 tháng 10 2016 lúc 19:07

Thạch Sanh,công chúa ngủ trong rừng,......

Bình luận (0)
Jina Hạnh
12 tháng 10 2016 lúc 19:32

 

Một số truyện cổ tích thần kì về nhân vật dũng sĩ cứu người bị hại : Thạch Sanh , công chúa ngủ trong rừng , ....

 

Kết thúc các truyện đó có điểm chung : Cái kết có hậu , chiến thắng giữa tốt - xấu , công bằng - bất công . 

  

Bình luận (0)
Trần Minh Hạnh 6/5
Xem chi tiết
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
Minh Anh
3 tháng 8 2021 lúc 17:54

Câu 4: Chữa  các lỗi dùng từ, đặt câu:

a. Thạch Sanh là truyện cổ tích nói về nhân vật dũng sĩ Thạch Sanh với nhiều chiến công lừng  lẫy nên truyện rất hấp dẫn đối với em.

b. Hồng Sơn dẫn bóng đột xuất vào khu vực mười sáu mét năm mươi ghi bàn nhưng rất tiếc anh đã liệt vị, bàn thắng không được ghi nhận.

c. Tôi nghe phong phanh anh ấy  đi nước ngoài.

d. Chị bàng hoàng nhận tin dữ.

e. Chuyện quốc tế, chuyện trong nước, ngoài nước ông ấy cứ nói vanh vách vì ông ấy thường xuyên lúc nào cũng theo dõi sát các chương trình thời sự trên ti-vi.

f. Họ kết hợp  với nhau để thực hiện tốt bản hợp đồng đã kí.

g. Những học sinh được trường khen thưởng cuối năm về thành tích xuất sắc trong học tập và lao động. Họ hứa với các thầy cô giáo sẽ gắng đạt thành tích cao hơn nữa.

h. Qua truyện Tây Du Kí cho thấy một thế giới huyền ảo .

Bình luận (0)
vu thi phuong thanh
Xem chi tiết

- Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn

Bình luận (0)
Nguyễn Hải nam
22 tháng 9 2018 lúc 11:13

Thánh gióng , ba chàng dũng sĩ ...

~ hok tốt nha pn ~

Bình luận (0)
vu thi phuong thanh
22 tháng 9 2018 lúc 11:16

Đoạn nào ba chàng dũng cứu người vậy bạn Nguyễn hải nam

Bình luận (0)
Xyz
Xem chi tiết
kodo sinichi
19 tháng 3 2022 lúc 20:57

Câu 1. Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch).

Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ: được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông, với các chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu.

Câu 2. Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?

- Các sự kiện chính trong tác phẩm:

Sự ra đời kì lạ của Thạch SanhGặp gỡ và kết nghĩa anh em với Lí ThôngThạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công.Thạch Sanh đánh nhau với đại bàng cứu công chúa, nhưng bị Lí Thông hãm hại.Thạch Sanh cứu con vua thủy tề, được đền ơn nhưng lại bị hồn đại bàng, chằn tinh hãm hại.Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi bị câm, minh oan cho mình và Lí Thông bị trừng trị.Thạch Sanh lấy công chúa và đánh bại mười tám nước chư hầu.

- Sự kiện thích nhất: Thạch Sanh đi canh miếu, giết chết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công. Vì sự kiện này thể hiện sức mạnh phi thường của Thạch Sanh.

Câu 3. Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.

- Sự thật thà chất phác (thay mẹ con Lí Thông đi canh miếu, kể lại sự việc đã giết đại bàng cho Lý Thông)

- Tài năng và sự dũng cảm (giết chằn tinh, đại bàng)

- Tấm lòng nhân đạo khoan dung, yêu hòa bình (tha cho mẹ con Lí Thông, tha cho mười tám nước chư hầu)

Câu 4. Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?

- Thạch Sanh là thái tử của Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng nông dân nghèo.

- Người mẹ phải mang thai nhiều năm mới sinh được.

- Khi trưởng thành được thiên thần dạy cho nhiều võ nghệ và phép thần thông.

=> Cho thấy xuất thân phi thường của Thạch Sanh. Những nhân vật ra đời và lớn lên phi thường nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Họ chính là những người anh hùng đại diện cho nhân dân.

- Thạch Sanh đánh nhau với chằn tinh, giết đại bàng.

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù.

- Tiếng đàn và niêu cơm thần giúp đánh bại các nước chư hầu.

=> Góp phần khắc họa phẩm chất của Thạch Sanh: dũng cảm, gan dạ và thông minh.

Câu 5. Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh” cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?

Qua các chi tiết kết thúc truyện, nhân ta muốn thể hiện ước mơ về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.

Câu 6. Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?

Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?

(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)

Tiếng đàn đã nhân danh công lý, chính nghĩa để đòi lại công bằng cho Thạch Sanh. Tiếng đàn kể lại những chiến công của Thạch Sanh - bênh vực người có công, tố cáo kẻ cướp công, nói lên sự thật một cách mạnh mẽ, dứt khoát.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Linh
19 tháng 3 2022 lúc 21:04

Câu 1: Thạch Sạch thuộc kiểu nhân vật vật dũng sĩ. 

Câu 2:  Sự kiện chính trong Thạch Sanh:

+ Sự ra đời kì lạ, lai lịch của Thạch Sanh.

+ Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.

+ Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh, bị cướp công.

+ Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa và thái tử bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.

+ Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.

+ Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần khiến các nước chư hầu xin hòa.

- Em thích nhất sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh vì nó đem đến cảm giác huyền bí, siêu nhiên đối với em. Em cảm nhận ngay từ đầu Thạch Sanh không phải là người bình thường mà là một vị anh hùng dân tộc.

Câu 3: Theo em, Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng, dễ tin lời người khác, sẵn sàng cứu giúp mà không màng hoàn cảnh, sự đền ơn. 

- Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy:

+ Thạch Sanh tin lời Lý Thông đi trông canh miếu chằn tinh, đem đầu con yêu quái cho Lý Thông.

+ Thạch Sanh tha không giết mẹ con Lý Thông.

Câu 4: Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:

+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.

+ Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.

+ Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.

+ Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.

+ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.

+ Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.

+ Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.

+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.

+ Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.

- Những chi tiết này có tác dụng trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh:

+ Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh

+ Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh.

+ Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa – ước mơ, khát vọng công bằng, sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Câu 5: Các chi tiết kết thúc truyện là cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng, những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng, sống sung sướng, hạnh phúc; còn những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.

Câu 6: Đoạn thơ trên đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa truyện Thạch Sanh: Đó là tiếng kêu than đòi công lí của nạn nhân oan uổng; tiếng đàn phô bày sự thật, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác; tiếng đàn bênh vực người hiền lành có công. Tiếng đàn càng tô đậm ước muốn một xã hội công bằng, nơi công lí được thực hiện, ở hiền gặp lành còn ác giả ác bảo.

Bình luận (1)
Đỗ Phương Linh
Xem chi tiết
Tập-chơi-flo
28 tháng 10 2018 lúc 7:55

Câu 1 :

Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian.Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau: Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan ,giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công,Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, giúp vạch mặt Lí thông, giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc.

Câu 2:

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu. Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.

Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

Bình luận (0)
I LOVE BTS
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Anh Thư
6 tháng 10 2017 lúc 19:57

ruyện cổ tích là loại truyện truyền miệng dân gian, có nguồn gốc xa xưa nhưng chủ yếu ra đời trong xã hội có áp bức, bóc lột. Đó là những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh những nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh và nhân vật bất hạnh… Tuỳ theo đặc điểm nội dung và nghệ thuật, truyện cổ tích có thể được chia thành các loại truyện chính: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích thế tục.

Trước hết, truyện cổ tích về loài vật thường có nội dung giải thích nguồn gốc của những đặc điểm riêng của từng con vật. Chẳng hạn tại sao con trâu có cái nốt ở cổ, tại sao con quạ có lông đen, con lươn cứ rúc trong bùn. Ngoài ra, một nhóm truyện khác tập trung kể về một con thú khôn ranh. Chẳng hạn các truyện về con thỏ khôn ranh thường dùng mẹo lừa để thắng cuộc hoặc để trốn thoát nanh vuôt của các con thú hung bạo và khoẻ hơn nó. Trí thông minh của thỏ là một loại vũ khí quan trọng của kẻ yếu trong cuộc cạnh tranh sinh tồn với các lực lượng hung bạo hơn.

Loại truyện cổ tích thứ hai là loại truyện cổ tích thần kì kể lại những sự kiện xảy ra trong đời sống gia đình và xá hội. Truyện cổ tích thần kì không chí có thể giới trần tục của con người mà còn có cả những thế giới có tính chất siêu nhiên như thượng giới, thuỷ cung, âm phủ, các hang động sâu thẳm, các khu rừng âm u, nơi ở của các con quái vật, yêu tinh, của những mụ phù thuỷ. Con người có thể xâm nhập vào thế giới siêu nhiên ấy; ngược lại những ông bụt, bà tiên, những yêu tinh, phù thuỷ lại cũng có thể xâm nhập vào thế giới trần tục của con người. Như vậy, trong truyện cổ tích thần kì, thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên, nhân vật trần tục và nhân vật siêu nhiên quan hệ qua lại với nhau, tạo thành một thế giới cổ tích huyền bí, thơ mộng và đôi khi thật diễm ảo.

truyen-co-tich-1

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội

Loại truyện cổ tích thần kì có những nhân vật tài giỏi, khả năng đặc biệt, đôi khi phi thường và mang tính chất siêu nhiên. Sư Không Lộ có một cây gậy sắt trăm người xúm lại cũng không khiêng nổi. Cẩu Khây (truyện của người Tày), gặp trâu bò sụp hố, sa lầy có thể kéo lên và vác qua cánh đồng lầy một cách dễ dàng. Nội dung phần lớn các truyện kể lại những cuộc phiêu lưu li kì của nhân vật. Chàng Ná (truyện của người Hơ Rê) đi tìm cứu công chúa bị quái vật bắt giam. Thạch Sanh diệt chằn tinh cứu công chúa, và con vua Thuỷ Tề… Kể lại những chiến công của các nhân vật tài giỏi trong các cuộc phiêu lưu li kì ấy, truyện cổ tích thần kì đã khơi dậy trong lòng ta niềm vui thích trẻ thơ trước tinh thần dũng cảm diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống yên lành cho mọi người.

Loại truyện cổ tích thần kì có những nhân vật bất hạnh nêu ra những số phận bất hạnh, đôi khi bỉ thảm của những con người thấp cổ bé miệng. Đó là những kẻ mồ côi, bơ vơ không nơi nương tựa, bị hất ra lề đường kiểu Thạch Sanh mình trần khố có một manh nơi gốc cây đa. Đó là những người con riêng hiền lành bị dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ ngược đãi, hành hạ đến chết đi sống lại nhiều lần mà vẫn chưa hết khổ kiểu cô Tấm. Đó là những người em út bị người anh tham lam chiếm đoạt gia tài do cha mẹ để lại như người em trong truyện Cây khế. Có khi đó là ngưởi nghèo khổ suốt đời làm thân trâu ngựa, bị bọn nhà giàu bóc lột kiểu anh trai cày trong truyện Chàng gù, ghẻ lở đầy người như truyện Chàng ghẻ, có thân hình dị dạng như truyện Sọ Dừa, hoặc người đội lốt vật trong các chuyện Lấy chồng dê, Lấy vợ cóc, … Các nhân vật có hình dạng xấu xí như vậy thường xuất thân từ nhưng gia đình nghèo hèn, bị mọi người khinh rẻ, hắt hủi. Các nhân vật bất hạnh trên đây thường được miêu tả là những con người hiền lành, thật thà, tốt bụng, có tài năng. Bị hắt hủi, ngược đãi, họ thường chỉ cam lòng chịu đựng, gợi lòng thương cảm xót xa của ta.

Loại truyện cổ tích thứ ba là truyện cổ tích thế tục: chỉ kể về những con người và sự việc xảy ra trong thế giới trần tục với hai nhân vật chính là nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.

Truyện về nhân vật thông minh thường ca ngợi sự nhanh trí, cách xử lí tài tình của các nhân vật này trong những tình huống phức tạp. Chẳng hạn phải trả lời một câu hỏi khó: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Làm việc khó (xỏ được một sợi chỉ mảnh qua một vỏ ốc vặn dài, rỗng hai đầu); xử một vụ án khó (hai người đàn bà vu cho nhau ăn cắp vải của nhau mà không có chứng cớ). Đặc biệt nhân vật thông minh hay dùng đến mẹo lừa: Truyện Thằng Cuội, truyện Trạng Quỳnh. Loại truyện này nhằm ca ngợi trí thông minh của người bình dân.

Nhân vật ngốc nghếch cũng tạo nên một nhóm truyện riêng. Có loại nhân vật ngốc thực sự. Những hành vi ngốc nghếch này chủ yếu là do thực hiện lời khuyên của người khác một cách máy móc, không hề nhận thức được hoàn cảnh thực tế, nên tất yếu đưa đến thất bại: truyện Làm theo vợ dặn. Đôi khi do ngẫu nhiên mà những hành vi của nhân vật ngốc lại hợp với hoàn cảnh, do đó lại có hiệu quả: truyện Trạng Lợn. Những truyện Ngốc gặp may, Nói khoác gặp thời như vậy gợi lên những suy nghĩ về cách đánh giá thực tài của con người.

Bên cạnh nhân vật ngốc thực sự còn có nhân vật giả ngốc, ví dụ như nhân vật trong truyện Làm cho công chúa nói. Nhân vật giả ngốc còn xuất hiện trong nhiều truyện cười dân gian: Đầy tớ lù khù. Đây cũng là một dạng của nhân vật thông minh trong truyện dân gian. Như vậy, truyện cổ tích về nhân vật ngốc nghếch là những bài học vui, đã kích nhẹ nhàng về sự thất bại của những người chỉ biết suy nghĩ và hành động một cách máy móc, cứng nhắc trong khi cuộc sống thì vô cùng phong phú đa dạng.

Về nội dung, truyện cổ tích nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Tuy phần nhiều truyện cổ tích thần kì và thế tục cũng như trong một số truyện cổ tích và loài vật, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác rất quyết liệt, nhưng cuối cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng. Cô Tấm mò cua bắt tép cuối cùng trở thành hoàng hậu. Anh Thạch Sanh kiếm củi, kết thúc là một vị hoàng đế. Chàng Sọ Dừa dị dạng cuối cùng trở thành phò mã. Còn những kẻ tham lam, nham hiểm, tàn ác nhất thời có thể hưởng vinh hoa phú quý nhưng rốt cuộc sẽ bị trừng phạt. Những tiên, bụt có xuất hiện không phải để thuyết minh cho lí tưởng tôn giáo mà chính là để phù trợ cho cái thiện thắng cái ác. Lòng tin ở hiển gặp lành là một niềm tin chất phác nhưng tốt đẹp biết bao, nuôi dưỡng trong tâm hồn ta những cảm xúc trong sáng, những ý nghĩ tốt lành đối với con người và cuộc đời. Hơn nữa, truyện cổ tích còn là tiếng nói ca ngợi tình yêu tha thiết và thuỷ chung của con người. Hòn Vọng Phu, Tháp Bà Rầu là những đài kỉ niệm tinh thần về những người phụ nữ sắt son, trung hậu. Cuộc hôn nhân Tiên Dung, Chử Đồng Tử phản ánh truyền thống nhân đạo và khổt vọng dân chủ của nhân dân ta.

Tóm lại, với các loại truyện và những nội dung đã trình bày, truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Đây là kho báu về trí tuệ tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân ta.

Tóm lại, với các loại truyện và những nội dung đã trình bày, truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Đây là kho báu về trí tuệ tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân ta.

Chúc bạn học tốtvui

Bình luận (0)
Adorable Angel
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
7 tháng 10 2016 lúc 14:05

* Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
7 tháng 10 2016 lúc 13:51

Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

Bình luận (2)
Lê Huy Bảo
11 tháng 10 2019 lúc 9:01

C4. Trong truyện Sơn tinh, Thuỷ Tinh em thích Nhân Vật là Sơn Tinh vì nhân vật này thể hiện sự ước mơ của nhân dân ta chống lại thiên tai,lũ lụt.

Bình luận (0)
cung nhan ma{22/11-21/11...
Xem chi tiết
cung nhan ma{22/11-21/11...
3 tháng 11 2016 lúc 13:50

chú ý :một đoạn văn là chỉ gồm hai câu.

Bình luận (4)
Phương Trâm
3 tháng 11 2016 lúc 15:45

Trong truyền thuyết "Thánh Gióng",Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân.Chàng được sinh ra rất kì lạ.Cha mẹ chàng lại là những nông dân nghèo.Chàng có 1 tấm lòng yêu nước sâu sắc.Chàng cũng rất dũng cảm.Chàng dám đứng lên chống lại cái ác,chống lại bọn giặc hung tàn để đem lại hòa bình cho đất nước thân yêu.Chàng chống lại bọn giặc bằng cả tinh thần yêu nước của mình,bằng cả sự căm thù bọn giặc của nhân dân.Sức mạnh của Gióng là 1 biểu tượng cho sự đoàn kết của toàn dân.Chàng rất đáng để chúng ta noi gương,khen ngợi.

Bình luận (2)
my yến
7 tháng 1 2018 lúc 12:57

Bài làm :

Thạch Sanh lập được rất nhiều chiến công nhưng em ấn tượng nhất về việc khi một mình chàng đối đầu với quân sĩ mười tám nước chư hầu . Trước kia , đến tuổi công chúa lấy chồng , các hoàng tử của các nước phương xa kéo đến cầu hôn công chúa thế nhưng chẳng có ai vừa ý nàng . Từ đó , đã có một căm thù rất lớn của các nước khác với nước ta . Chúng tức giận vô cùng vô cùng , xưa kia bị công chúa từ bỏ bây giờ lại đi lấy Thạch Sanh . Họ đem quân xâm lược nước ta , thế nước lâm nguy , người người hoảng hốt , nhà vua lo sợ . Nhưng Thạch Sanh vẫn giữ bình tĩnh , chàng còn tâu vua đừng động binh . Giặc đã đến vay quanh , Thạch Sanh không lo sợ , lấy đàn thần của vua Thuỷ Tề tặng cho mình đem ra gảy . Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân , không còn nghĩ được gì đến tới chuyện đánh nhau nữa . Thạch Sanh còn đãi giặc niêu cơm nhỏ , chàng đố ai ăn hết sẽ có thưởng . Nhưng chúng ăn hoài ăn mãi vẫn không ăn hết . Đám giặc chư hầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo quân về nước .

Qua câu chuyện trên , em thấy Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp , cao quý như : chất phác , vị tha , thật thà , dũng cảm , tài năng và yêu hoà bình . Em nghĩ Thạch Sanh là tấm gương sáng để chúng ta noi theo .

Bình luận (0)